Cách long đờm cho trẻ

Các bệnh tai mũi họng là các bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt là ở những thời điểm giao mùa. Khi trẻ bị các bệnh tai mũi họng sinh ra đờm ở cổ họng gây bít tắc đường thở, đặc biệt khi đờm chảy xuống phế quản, phổi, nó bít tắc lại và không bật được ra gây nên tình trạng suy hô hấp. Vì vậy khi trẻ bị các bệnh hô hấp trên thì việc tìm cách long đờm cho trẻ là rất cần thiết, để tránh biến chứng tăng nặng gây viêm phế quản, viêm phổi hay viêm tai giữa.

Contents

Đờm là gì?

Đờm là chất dịch được tiết ra ở đường hô hấp của con người gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc tấn công đường hô hấp. Ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm đờm với nhiều màu sắc khác nhau tiết thông qua đường mũi và miệng.

Nguyên nhân sinh ra đờm trong cổ họng

Có một số tình trạng sức khỏe có thể kích hoạt sản xuất chất nhờn dư thừa nói chung (bao gồm đờm trong cổ họng) chẳng hạn như:

  • Trào ngược axit;
  • Dị ứng;
  • Hen suyễn;
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường;
  • Bệnh phổi, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính , viêm phổi , xơ nang và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính);

Sản xuất chất nhờn dư thừa cũng có thể là do lối sống và các yếu tố môi trường nhất định, chẳng hạn như:

  • Môi trường trong nhà khô ráo;
  • Tiêu thụ ít nước và các chất lỏng khác;
  • Tiêu thụ nhiều chất lỏng có thể dẫn đến mất chất lỏng, chẳng hạn như cà phê, trà và rượu;
  • Một số loại thuốc;
  • Hút thuốc;
Cách chữa đờm ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu trẻ có đờm trong họng

Phụ huynh có thể nhận biết triệu chứng này ở trẻ bằng cách quan sát các biểu hiện sau:

  • Khò khè là tiếng thở của trẻ có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, thở rít và chủ yếu thở bằng miệng
  • Tiếng ho khàn đục và có đờm xuất ra bên ngoài sau khi ho
  • Cha mẹ có thể tự nhận biết qua tiếng khò khè khi thở bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ
  • Trẻ khó thở thường biểu hiện bằng tình trạng quấy khóc, khó chịu, nhăn mặt khi thở, cơ thể xanh xao, lạnh, bỏ bú, chán ăn, dễ nôn trớ khi ăn hoặc bú…

Nguyên lý long đờm cho trẻ

Nguyên lý long đờm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là làm loãng đờm nhớt bằng các loại thuốc, khí dung, nước muối sinh lý hoặc bằng các biện pháp vật lý trị liệu. Các biện pháp này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản sau đó dùng các lực cơ học tống xuất đờm nhớt ra bên ngoài. Các lực cơ học này có thể là lực khạc nhổ, ho, nôn, lực hút của máy hút đờm nhớt, lực ép trong phương pháp vật lý trị liệu vỗ rung long đờm…

Cơ chế làm loãng đàm của thuốc long đờm chủ yếu có thể chia làm hai loại. Acetylcystein làm lỏng chất nhầy đặc của đàm nhờ nhóm sulfhydryl có trong cấu trúc gây hủy hoại liên kết disulfid (-S-S-) có trong đàm nhớt, đàm nhớt bị mất các liên kết sẽ lỏng ra giúp người bệnh dễ ho khạc hơn. Còn bromhexin hoạt hóa tổng hợp sialomucin là chất làm cho cấu trúc đàm nhớt thay đổi và lỏng hơn.

Cách long đờm cho trẻ

Cách long đờm cho trẻ theo y học hiện đại

Làm ẩm không khí

Việc hít thở không khí có độ ẩm phù hợp có thể sẽ làm loãng được đờm bám trên đường hô hấp. Nhưng lưu ý, hít thở không khí ẩm khác hẳn với hít hơi nước, cái mà bạn nên tránh. Vì vậy, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương để tạo môi trường không khí đủ ẩm, giúp làm tan đờm hiệu quả. Máy tạo độ ẩm luôn an toàn khi sử dụng liên tục, tuy nhiên, bạn nên thay nước mỗi ngày và vệ sinh máy thường xuyên theo hướng dẫn sử dụng.

Uống nhiều nước

Đừng để cơ thể thiếu nước, nhất là khi đang bị viêm hô hấp. Uống bù nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, có thể giúp cải thiện tình trạng đờm và ho do đờm. Nước giúp hòa loãng đờm để nó được vận chuyển dễ dàng hơn ra khỏi đường thở, làm giảm ứ đọng, giảm tắc nghẽn. Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể dưới nhiều dạng như nước lọc, nước ép trái cây, súp, canh, nước dùng trong bữa ăn thường ngày hoặc nước trà không chứa caffeine.

Rửa mũi

Súc rửa xoang mũi bằng bình rửa mũi có vòi chuyên dụng sẽ giúp tẩy rửa đường thở và làm loãng chất nhầy. Đổ đầy bình nước muối sinh lý đóng chai hoặc nước tinh khiết vào bình. Sau đó, nghiêng người qua bồn rửa mặt và nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi của bình vào lỗ mũi trên, sau đó từ từ đổ nước vào mũi. Nước sẽ đi vào lỗ mũi trên và thoát ra khỏi lỗ mũi dưới.

Tiếp tục với lỗ mũi bên kia. Thao tác cẩn thận không hít phải dung dịch muối hoặc nước. Không sử dụng nước máy vì có thể không vô trùng. Ngoài ra, rửa mũi cũng giúp làm loãng đờm cho bé từ 5 tuổi trở lên.

Dùng các loại thực phẩm có lợi cho đường hô hấp

Khi có nhiều đờm, bạn hãy thử dùng các loại thực phẩm hoặc đồ uống có chứa chanh, gừng và tỏi. Những nguyên liệu gia vị này đã được chứng minh có tác dụng điều trị cảm lạnh, làm long đờm và trị ho.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm và dược liệu khác cũng có thể làm tan đờm, thí dụ như rễ cam thảo, nhân sâm, các loại quả mọng, đông trùng hạ thảo… Mặc dù vậy, cần thận trọng vì những loại này có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng. Vì thế, trước khi dùng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được những lời khuyên bổ ích nhất.

Súc họng bằng nước muối

Việc súc họng bằng nước muối, tối thiểu hai lần mỗi ngày (sáng và tối) là cách tiêu đờm được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích. Không những thế, nước muối còn có khả năng kháng khuẩn và làm dịu cơn đau họng của bạn. Nên kết hợp súc họng với nhỏ mũi, bơm xịt, rửa mũi bằng nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý bởi dịch nhầy đặc ở mũi là căn nguyên chính gây vướng đờm ở họng.

Bạn có thể hòa 1/2 đến 3/4 thìa cà phê muối vào 1 ly nước để súc họng. Nước ấm sẽ giúp muối hòa tan nhanh hơn. Khi súc họng với nước muối, bạn hãy ngửa đầu về phía sau để nước muối tiếp xúc với niêm mạc họng. Khò nhẹ trong khoảng 30 giây để tăng hiệu quả làm tan đờm, sau đó, hãy nhổ nước ra ngoài.

Dùng tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp có tính nóng, ấm. Đặc tính này có khả năng loại bỏ đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp. Nó sẽ làm loãng đờm để bạn có thể khịt khạc và ho ra dễ dàng hơn. Tinh dầu khuynh diệp có thể làm dịu các cơn ho. Bạn có thể dùng máy xông để khuếch tán tinh dầu vào môi trường không khí trong phòng.

Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể được dùng để massage vùng cổ và ngực, trợ giúp cho hô hấp để bài xuất đờm. Để thực hiện, bạn hãy lấy một ít dầu khuynh diệp ra lòng bàn tay, xoa ra đều rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng cổ và ngực. Nên thận trọng khi dùng dầu khuynh diệp cho trẻ em, tốt nhất là chỉ nên dùng một lượng rất nhỏ, xoa ra tay cho đều rồi thoa lên ngực hoặc cổ của bé. Việc lạm dụng dầu khuynh diệp trên trẻ có thể khiến bé bị bỏng rát.

Dùng các loại thuốc không kê đơn

Thuốc “thông mũi” là một trong những loại thuốc không kê đơn có khả năng hỗ trợ bài xuất đờm đặc ở đường mũi họng. Loại thuốc này gây co mạch tại chỗ, nên có tác dụng giảm sung huyết và làm thông thoáng đường thở. Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi ở dạng nhỏ mũi, dạng xịt mũi hoặc dạng viên uống.

Khi dùng các loại thuốc này, bạn cần làm theo hướng dẫn sử dụng có kèm với thuốc để thực hiện đúng, an toàn và hiệu quả.

Làm tan đờm bằng các loại thuốc được kê toa

Nếu bạn đã áp dụng những cách tiêu đờm kể trên nhưng không đạt được kết quả như mong muốn, hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc. Nếu tình trạng đờm, nhớt trong đường hô hấp có liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc để điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường, khi có bội nhiễm, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh, kháng viêm, tiêu đờm.

Những loại thuốc tan đờm “phổ thông” dùng theo đường uống, có chức năng cắt đứt các liên kết trong chất nhầy, phân rã và bài xuất chúng. Trong khi đó, những loại thuốc làm tan đờm hơi “đặc chủng” dưới đây cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp đặc biệt, dùng có kiểm soát tại nhà:

Nước muối ưu trương

Nước muối ưu trương được dùng cho cả người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Khi sử dụng, bạn cần cho dung dịch này vào máy phun sương để khuếch tán hơi nước muối vào trong không khí phòng. Hơi nước với độ đậm muối cao có tác dụng mạnh trong việc làm loãng đờm, sát khuẩn, tạo thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, ở một vài người, nó có thể gây ra những phản xạ “không mong muốn” như ho, rát họng hoặc tức ngực.

Thuốc thủy phân DNA trong đờm (Dornase-alfa)

Đây là loại thuốc làm tan đờm thường được kê cho những người bị bệnh xơ nang đang “sở hữu” chất nhầy như “keo dính” trong phổi. Loại đờm này rất nhầy nhớt, keo đặc và bám dính khiến người bệnh khó có thể ho khạc để bài xuất chúng, dẫn đến khó thở, ngăn trở phế nang hấp thụ oxy, nguy cơ suy hô hấp. Chất Dornase-alfa (Pulmozyme), có tác dụng thủy phân DNA ở trong nhầy, làm loãng và giảm độ nhớt, giúp phổi “cưỡng chế” và buộc chúng phải di dời qua ho khạc. Thuốc này được đưa vào phổi nhờ một thiết bị thở đặc biệt. Bác sĩ có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự sử dụng được thiết bị này một cách có kiểm soát. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: đau họng, sốt, chóng mặt, sổ mũi.

Chất nhầy sinh lý là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp. Nó cũng giống như một “cái bẫy” để “bắt” các tác nhân “dám” tấn công hệ hô hấp khi chúng xâm nhập. Tuy nhiên, trong trạng thái bệnh lý hoặc do phản ứng tiết dịch quá mức và quá đặc, nhiều xác tế bào chết, xác bạch cầu và xác vi khuẩn, nó đã trở nên đặc và “dơ”, tồn đọng gây cản trở quá trình hít thở của bạn. Do đó, việc “nằm lòng” những cách tiêu đờm sẽ giúp bạn dễ “xoay xở” để có được đường thở thông thoáng và dễ chịu hơn.

Lưu ý:

Cac mom cần biết những phản ứng có hại của thuốc làm loãng đàm. Thuốc có thể làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày, vì vậy dễ gây hại làm loét dạ dày, thuốc loại này cần tránh dùng ở người bị viêm loét dạ dày-tá tràng. Thuốc cũng tránh dùng đối với người bi hen suyễn (lưu ý ho cũng có thể xảy ra khi lên cơn huyễn) vì thuốc có thể khởi phát cơn co thắt phế quản . Khi dùng thuốc long đờm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng không mong muốn do thuốc như: rối loạn tiêu hóa, tăng nhẹ men gan, chóng mặt, nhức đầu, phát ban ở da.

Xem thêm: Review top thuốc long đờm cho trẻ được đánh giá tốt nhất hiện nay

Cách long đờm cho trẻ theo y học cổ truyền

Nước ép củ cải trắng

Theo Đông y, củ cải trắng có tính mát, vị thanh, hạt củ cải có vị cay ngọt và tính bình thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh như viêm khí quản, bụng không tiêu. Ngoài ra, loại củ này còn có tác dụng chữa trị thổ huyết, chảy máu cam, hội chứng lý, khan tiếng, đái tháo đường,… Bên cạnh các công dụng này, củ cải trắng còn được sử dụng với mục đích tiêu đờm, giảm ho.

Cách trị ho có đờm bằng củ cải trắng, mật ong và gừng được thực hiện như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị 1kg củ cải trắng, 250ml gừng và 300ml mật ong. 
  • Củ cải rửa sạch dưới vòi nước, bỏ vỏ và thái hạt lựu rồi cho vào máy ép lấy nước
  • Gừng rửa sạch, bỏ vỏ và thái lát mỏng
  • Sau đó, cho gừng và nước ép củ cải trắng vào ấm, đun sôi nhỏ lửa
  • Sau khoảng 10 phút, tắt bếp, thêm mật ong vào và tiếp tục đun
  • Sau khi nước sôi trở lại, tắt bếp, chờ nguội và cho vào lọ thủy tinh, bảo quản dùng dần

Cách dùng: 

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 5ml. Nếu cảm thấy khó uống có thể pha hỗn hợp nước ép củ cải, mật ong và gừng với một chút nước ấm và uống.

Cách trị ho có đờm bằng củ cải trắng được xem là phương pháp điều trị an toàn, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ con. Và để bài thuốc dân gian này mang lại kết quả điều trị khả quan, bệnh nhân nên uống liên tục trong 3 ngày.

Chanh

Chanh ngoài công dụng cung cấp vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật, các hoạt chất trong chanh còn giúp giảm ho và làm loãng dịch nhầy. 

Người bệnh có thể thực hiện cách trị ho có đờm bằng chanh qua các bước đoan giản sau đây:

  • Chanh tươi rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và vắt lấy nước cốt
  • Lấy một muỗng cà phê nước cốt chanh pha với 100 ml nước ấm
  • Sau đó, thêm vào 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày

Bên cạnh cách trị ho có đờm này, người bệnh có thể thái chanh thành từng lát mỏng, trộn với ít muối và ngậm 2 – 3 lần mỗi ngày, giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm.

Lá húng chanh (tần dày lá)

Theo Y học cổ truyền, lá húng chanh có tính ấm, vị cay và mùi thơm có tác dụng tiêu đờm, phát tán phong hàn, sát khuẩn và có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm và trị ho.

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng vài lá húng chanh đem rửa sạch, thái nhỏ 
  • Sau đó, trộn chung với đường phèn và một ít mật ong đem hấp cách thủy

Với cách trị ho có đờm này, mỗi ngày người bệnh nên uống 2 lần. Uống liên tục vài ngày giúp thông cổ, trị đờm và giảm ho.

Gừng

Gừng là một trong những bài thuốc chữa ho có đờm tại nhà được nhiều bệnh nhân sử dụng. Ngoài tác dụng thông mũi và chống nhiễm trùng, với đặc tính ấm gừng giúp làm loãng đờm và giảm triệu chứng đau rát, gây kích thích ho ở vòm họng.

Cách làm sau đây:

  • Gừng tươi đem bóc vỏ và rửa sạch
  • Sau đó, thái thành từng lát mỏng và cho vào cốc nước ấm hãm trong vòng 5 phút
  • Pha thêm một ít mật ong và uống vài lần trong ngày

Áp dụng cách trị ho có đờm này vài ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm ngay sau đó.

Ngoài ra tắm cho bé bằng nước cốt gừng tươi cũng giúp long đờm cho bé hết sức hiệu quả nếu bạn chưa biết các chuẩn bị nước tắm gừng cho bé thì có thể tìm mua Cốt gừng tươi kết hợp muối hồng Himalaya và tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp tại đây.

Nước muối

Theo các chuyên gia, nước muối có tác dụng sát trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa rát ở cổ họng và hỗ trợ làm tiêu đờm, rất thích hợp đối với những bệnh nhân ho có đờm.

Với cách trị ho này, bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 chút muối tinh nguyên chất hòa tan với cốc nước ấm và dùng súc miệng vào mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, giúp làm dịu cổ họng và giảm ho có đờm.

Rau diếp cá

Với đặc tính thải độc và tiêu đờm, các cách trị ho có đờm bằng rau diếp cá đang được nhiều người bệnh lựa chọn bởi vừa an toàn, dễ thực hiện mà lại chi phí thấp.

Cách làm đơn giản như sau:

  • Sử dụng một nắm rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo
  • Sau đó, giã nát và trộn với một bát nước vo gạo
  • Tiếp đó, cho vào nôi và đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, tắt bếp
  • Lọc bỏ bã và lấy phần nước, chờ nguội và uống

Để làm loãng đờm và cải thiện ho, bệnh nhân chỉ cần uống 1 – 2 lần nước diếp cá với nước vo gạo. Kiên trì uống 2 – 3 ngày, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

Hạt tiêu đen

Nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và khả năng làm loãng dịch nhầy, hạt tiêu đen kết hợp với sữa tươi giúp chữa ho có đờm. Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng vài hạt tiêu đen cho vào cốc sữa nóng rồi khuấy đều. Uống nước này vào mỗi tối trước khi đi ngủ giúp giảm dần chứng ho, đồng thời làm sạch dịch đờm.

 Củ nghệ

Củ nghệ có tính sát trùng có thể trị đờm và tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ chất nhầy, cải thiện hệ thống miễn dịch. Cách sử dụng nghệ trong điều trị đờm là:

Kết hợp một cốc sữa nóng và một thìa cà phê bột nghệ, sau đó uống nó mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ. Trộn một chén nước và ½ muỗng cà phê bột nghệ và uống 2-3 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể trộn một cốc nước nóng, một chút muối và một muỗng canh bột nghệ. Súc miệng bằng nước nghệ này nhiều lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ớt bột (ớt cayenne)

Ớt tiêu cayenne sẽ giúp bạn làm long các chất nhầy trong cổ họng và mũi. Ớt cayenne rất nóng, vì vậy nó có thể làm giảm đau trong phổi, ngực và cảm giác ngứa rát ở cổ họng. Bạn có thể kết hợp một vài muỗng canh nước, dấm táo, mật ong, gừng và ớt bột. Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ đờm.

Mật ong

Mật ong có tính chống nấm, kháng khuẩn, và các đặc tính kháng vi-rút có thể giúp làm đờm, làm dịu ngứa rát cổ họng. Ngoài ra, mật ong có tính sát trùng rất tốt có thể chống lại nhiễm trùng và thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Nhưng sử dụng mật ong thế nào để trị đờm?

Trộn một muỗng canh mật ong, một ít nhúm bột hạt tiêu đen hay trắng và uống hai lần mỗi tuần. Ngoài ra, bạn có thể pha nước ấm và mật ong để uống mỗi ngày cũng cho kết quả rất tốt

Súp gà/canh gà/cháo gà

Súp, canh hay cháo là một món ăn ngon và một bài thuốc tan đờm người lớn phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt người bị ho có đờm. Đây là một trong những lời khuyên tốt nhất về cách long đờm vì nó có thể dưỡng ẩm đường hô hấp và giảm đờm. Công thức này có thể là cách chữa đờm ở cổ làm dịu sự ngứa rát cổ họng và giúp bạn thư giãn cũng như cảm thấy tươi mới.

Bất cứ khi nào bị đờm hoặc đau họng, bạn có thể ăn súp gà hay canh gà, cháo gà 2-3 lần mỗi ngày. Bạn có thể thêm tỏi, gừng hoặc một số gia vị để tăng thêm lợi ích. Bạn hoàn toàn có thể trộn thịt gà với các thành phần khác để có được món ăn lành mạnh cho bạn và gia đình bạn.

Chữa đờm trong cổ họng bằng cam và rượu

Đây là cách ít sử dụng nhất tuy nhiên nó lại rất hữu ích để loại trừ đờm trong cổ họng của bạn. Hãy xắt cam ra thành từng lát nhỏ và đem ngâm trong rượu vang qua đêm. Sau khi cam đã ngâm đủ, bạn nấu miếng cam cho mềm ra và sau đó ăn chúng. Cách này không chỉ giúp loại trừ đờm mà còn cung cấp cho cơ thể bạn hàm lượng vitamin C cần thiết.

Hoa hồng trắng trị ho có đờm hiệu quả

Hoa hồng trắng có công dụng trị ho đờm rất tốt. Bạn lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Mỗi lần uống vài thìa, ngày dùng 3-4 lần.

Dùng bắp cải giúp long đờm trong cổ họng

Trong bắp cải có chứa hợp chất sulfur – có tác dụng làm loãng đờm. Vì thế, bắp cải có thể giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn. Nếu như đờm quá đặc, bắp cải giúp làm lỏng đờm và dễ khạc ra đờm hơn.

Cách long đờm cho trẻ bằng vật lý trị liệu vỗ long đờm

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý, hoặc bằng tay của kỹ thuật viên, hoặc bằng dụng cụ, hoặc cả hai để giúp cải thiện hiệu quả của hô hấp, giúp phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp, và đào thải, bài trừ các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp. Vỗ rung long đờm dựa vào tính chất vật lý của chất khí để làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, theo nhịp thở của trẻ để làm long đờm nhớt, thông thoáng đường thở.

Cách long đờm cho trẻ

Phương pháp này được áp dụng trong một số bệnh lý về đường hô hấp như:

  • Viêm nghẹt mũi
  • Viêm tiểu phế quản

Phương pháp này giúp đường thở được thông thoáng khiến trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè và giảm nôn ói. Đồng thời, phương pháp này giúp giải phóng những đờm nhớt ứ đọng trong khí quản, phế quản, khiến sẽ dễ chịu hơn và bú mẹ, ăn sẽ tốt hơn.

  • Viêm xẹp thùy phổi:
  • Các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp
  • Các bệnh mãn tính gây ứ đọng đờm nhớt như bại não, bệnh thần kinh – cơ, một số bệnh hô hấp mãn tính,…
  • Xẹp phổi do ứ đọng đàm nhớt Sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật lồng ngực.
Cách long đờm cho trẻ

Ngăn ngừa tích tụ đờm

Nằm gối cao

Kê cao đầu để chất nhầy không đọng lại trong cổ họng, chảy tự nhiên từ xoang xuống phía sau cổ họng.

Tránh thực phẩm gây kích ứng đường tiêu hóa

Ngừng ăn thực phẩm khiến cơ thể dễ mắc chứng trào ngược axit. Bởi tình trạng trào ngược axit có thể khiến chất nhầy đọng lại trong cổ họng. Do đó, nếu thường bị ợ chua hoặc nóng rát trong cổ họng, hãy theo dõi các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng và sau đó tránh ăn những thực phẩm này.

Nguyên nhân phổ biến của trào ngược axit bao gồm tỏi, hành tây, thức ăn cay, caffein, đồ uống có ga, thực phẩm họ cam quýt, hành tây, rượu, bạc hà, các sản phẩm cà chua, sô cô la và thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Tránh hút thuốc

Hút thuốc có thể làm khô dây thanh quản và niêm mạc đường hô hấp, khiến cơ thể tạo ra nhiều đờm và chất nhờn hơn để khôi phục độ ẩm đã mất. Điều này có thể làm cho tình trạng ứ đờm trong cổ họng càng trở nên tồi tệ hơn.

Vì vậy, tốt nhất là nên ngừng hút thuốc. Ngoài ra, yêu cầu những người khác không hút thuốc xung quanh mình hoặc tránh xa khi họ làm điều đó. Đây cũng là một điều kiện cha mẹ cần lưu tâm khi cần làm loãng đờm cho bé.

Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng, khói và hóa chất độc hại

Khói sơn, chất tẩy rửa và các hóa chất khác có thể gây kích ứng đường hô hấp. Các tác nhân này có thể kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều chất nhờn hơn.

Vì vậy, phải hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc hóa chất. Nếu phải tiếp xúc với chúng, hãy đeo khẩu trang và di chuyển đến khu vực thông gió càng sớm càng tốt.

Tóm lại, cách tan đờm trong cổ họng là bạn nên thay đổi từ lối sống cho đến chế độ ăn uống hằng ngày để hệ thống miễn dịch được hỗ trợ tốt nhất nhằm chống lại nhiễm trùng một cách tốt nhất. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị đặc hiệu khác.

Xem thêm:

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*