Contents
Bà bầu tiêm phòng vô cùng cần thiết để tránh bị nhiễm bệnh, gây nguy hiểm cho thai nhi (sẩy thai, chết lưu, thai nhẹ cân, kém thông minh…)
Tiêm phòng khi mang thai là việc các mẹ nên theo dõi, kiểm tra sát sao trong quá trình mang thai hoặc ngay từ trước khi mang thai để đảm tiêm đủ số mũi cần thiết.
Có như vậy thì 9 tháng 10 ngày mới diễn ra suôn sẻ. Cả mẹ cả con sau khi vượt cạn đều mạnh khỏe, không bị nhiễm nhiều căn bệnh nghiêm trọng.
Chị đồng nghiệp công ty em mới sinh một bé khá bụ bẫm, hoàn toàn khỏe mạnh, tự dưng gần 1 tuần sau thì bất ngờ bị sốt 39 độ, cứng hàm, bỏ bú, chốc chốc lại lên cơn co giật nhẹ.
Chị ấy kể lại là lúc đó, toàn thân bé ưỡn cong ra sau, mặt nhăn nhúm, môi chúm lại, miệng không há to được nên khóc không thành tiếng.
Cả nhà ai cũng hoảng loạn vội vàng bế đi bệnh viện. Bác sĩ khám và làm xét nghiệm đủ thứ, lại còn giở rốn bé ra xem nữa (lúc này rốn đã rụng rồi các mẹ ạ) rồi kết luận bé bị nhiễm uốn ván sơ sinh.
Đây là một căn bệnh nặng, thường xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani.
Nguyên nhân thường do dụng cụ cắt rốn hoặc bàn tay người đỡ đẻ chưa được tiệt trùng kĩ nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn, gọi là uốn ván rốn.
Hỏi ra mới biết hồi mang bầu chị ấy có đi tiêm phòng uốn ván, mũi thứ nhất vào tháng thứ 5 nhưng đến lượt mũi thứ hai trúng đợt công ty nhiều việc quá nên chị lần lữa rồi quên béng đi mất, đến lúc nhớ ra thì cận ngày sinh mất rồi nên thôi.
Thành ra con chị đã bị nhiễm khuẩn uốn ván, may mà ở thể nhẹ chưa bị co giật liên tục nên các bác sĩ đã giữ lại bệnh viện điều trị, giờ tình hình đã khả quan hơn. Bác sĩ còn bảo nếu đưa đến bệnh viện muộn và bé bị thể nặng thì khó cứu nổi lắm.
Thế mới thấy việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo khi mang thai là vô cùng cần thiết. Dưới đây là lịch tiêm phòng mới nhất dành cho các mẹ đang có kế hoạch sinh con hoặc đang mang bầu có thể xem để biết mình cần tiêm mũi gì, thời gian nào, tiêm bao nhiêu lần là đủ:
1/ Vắc xin cúm
Mẹ bầu bị cúm khi mang thai 3 tháng đầu dễ bị sẩy thai, thai chết lưu, bé bị dị tật (sứt môi, hở hàm ếch, mắt đục thủy tinh thể, hội chứng down), ảnh hưởng thần kinh, khù khờ…
Mùa dịch cúm hoành hành thường trong khoảng từ tháng 10 – tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm mẹ bầu và mẹ sắp mang thai cần tiêm phòng vắc xin để tránh được căn bệnh khiến thai nhi bị ảnh hưởng nặng nề (thậm chí là quái thai).
Bà bầu sức đề kháng yếu hơn bình thường nên nguy cơ mắc bệnh và chịu hệ lụy nghiêm trọng từ cúm cao hơn so với người bình thường. Loại vắc xin này có thể tiêm an toàn ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ nên mẹ không phải lo đâu nha.
2/ Vắc xin T-dap (Bạch hầu, uốn ván, ho gà)
Đây là 3 căn bệnh nguy hiểm, nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Mẹ nhất định phải tiêm phòng để tránh mắc phải ảnh hưởng đến con.
Vắc xin này nên tiêm vào thời điểm mẹ bầu được 27-36 tuần.
Nếu mẹ nào đã tiêm vắc xin T-dap từ quý thai kỳ 1-2 thì không cần tiêm thêm.
3/ Vắc xin viêm gan A và B
Cả vắc xin viêm gan A và B đều có thể tiêm khi mang thai nếu mẹ có nguy cơ bị mắc bệnh. Đặc biệt, vắc xin viêm gan B cần được tiêm ngay từ trước khi mẹ mang bầu. Mũi thứ hai của vắc xin viêm gan B bà bầu tiêm phòng sau 1 tháng từ tháng thai kỳ đầu. Và mũi cuối sau 6 tháng từ tháng thai thứ nhất. Cho nên mẹ tiêm đủ để cả mẹ lẫn con đều không bị virus này tấn công.
4/ Vắc xin MMR (sởi, quai bị, rubella)
Vắc xin MMR rất quan trọng nhưng không được tiêm phòng khi mang thai mà nên tiêm trước khi thụ thai để miễn dịch. Đó là lý do vì sao các bác sĩ Sản khoa luôn khuyến khích mẹ nào đang có ý định mang thai, “thả” để đậu thai thì nên tiêm phòng ngay là vừa. Nếu mẹ bị mắc rubella trong lúc mang thai thì nên tiêm vắc xin MMR sau khi sinh.
5/ Vắc xin thủy đậu
Bị bệnh thủy đậu khi đang mang thai 3 tháng đầu có thể khiến thai nhi bị dị tật, sẩy thai, ảnh hưởng sức khỏe của con.
Vắc xin thủy đậu đã có từ cách đây 20 năm và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Tương tự vắc xin MMR, vắc xin phòng bệnh thủy đậu bà bầu tiêm phòng trước khi mang bầu, không được tiêm khi mẹ đã “có tin vui”. 80% người đã tiêm loại vắc xin này nhưng không nhớ vẫn có khả năng miễn dịch nên mẹ cần kiểm tra kĩ trước khi tiêm.
Lưu ý quan trọng khi mẹ tiêm phòng các loại vắc xin
-Đối với từng loại vắc xin, mẹ phải hỏi kĩ ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định tiêm.
-Khi tiêm phòng phải xác nhận rõ lại với y tá tiêm về tháng thai kỳ của mình, những mũi đã tiêm và tên loại vắc xin sắp tiêm để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
-Tiêm xong nhớ theo dõi tình hình sức khỏe của mình, nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường phải báo ngay cho bác sĩ. Cũng có nhiều mẹ cơ địa không hợp tiêm xong bị sưng đau, mờ mắt, nhức đầu… nên cần phải chú ý kĩ để chắc chắn thai nhi vẫn đang khỏe mạnh.
-Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là không được bỏ qua. Các mẹ mang đa thai, thai to, đã từng sinh mổ thì nên tiêm mũi cuối sớm để phòng trường hợp sinh sớm hơn dự tính.
Bà bầu tiêm phòng thôi chưa đủ, 3 tháng đầu còn phải làm các xét nghiệm, siêu âm sau:
-Test thử thai nhanh (thử hCG trong nước tiểu): đợi trễ kinh hơn 1 tuần và thử nước tiểu vào buổi sáng sớm vừa ngủ dậy. Test này tiện nhưng có thể cho kết quả âm tính giả. Nếu kết quả âm tính thì nên đợi 1 tuần sau thử lại, nếu lần 2 vẫn âm tính thì nên đến bệnh viện để thử hCG trong máu.
-Xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ: gồm xét nghiệm xác định nhóm máu, công thức máu. Ngoài ra mẹ còn cần xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm phát hiện các bệnh lây nhiễm (rubella, giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B) để giúp mẹ bầu phòng bệnh, đảm bảo sức khỏe suốt thai kỳ.
-Siêu âm ngả âm đạo: nên đợi trễ kinh 2 tuần thì siêu âm sẽ xác định thai trong hay ngoài tử cung, số lượng thai, tuổi thai để tính ngày dự sinh, phát hiện bất thường của tử cung và 2 buồng trứng (nếu có).
-Từ 11,5-13,5 tuần, bác sĩ siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm sinh hóa máu mẹ để tính nguy cơ thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể cao hay thấp. Từ đó quyết định có cần làm thêm xét nghiệm nước ối hay không.
Hy vọng lịch cụ thể để bà bầu tiêm phòng trên đây sẽ giúp các mẹ kiểm tra kĩ mũi nào đã tiêm và mũi nào chưa để không bị bỏ sót. Mẹ nào sắp sinh cũng có thể tham khảo Bảng chi phí sinh tại các bệnh viện Phụ sản uy tín trong nước để chọn được bệnh viện phù hợp nhất, “mẹ tròn con vuông”.
—>Với dải dịch vụ phong phú từ massage bầu, tắm bé, chăm sóc mẹ sau sinh full liệu trình 2 tiếng/buổi, thông tắc tia sữa, kích sữa, chăm sóc trẻ sơ sinh (vú em), Tất cả đều do những điều dưỡng viên Bluecare có trình độ chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề thực hiện, Mẹ không những yên tâm về chất lượng dịch vụ mà còn biết trước giá tiền, tự do lựa chọn thời gian phù hợp với gia đình, thanh toán linh hoạt v.v Bluecare là sự lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ trẻ trong thời đại mới.
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XINLink cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
3 Cơn Đau Báo Hiệu Mẹ Bầu Bị Thiếu Canxi Nặng, Cần Bổ Sung Ngay Kẻo Con Còi Xương, Kém Thông Minh
Thời Điểm Vàng Để Bầu Ăn Trứng Vịt Lộn Giúp Thai Nhi Dài Thêm 5cm, Dài Chân Chắc Xương, Đáng Yêu Muôn Phần
Tập thể dục 3 tháng đầu mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Tư thế Yoga giúp mẹ bầu thư giãn – thai nhi khỏe mạnh
Sự kì diệu của bài tập Kegel với mẹ bầu
Bà bầu quên tiêm phòng uốn ván có gây nguy hiểm cho thai nhi không?
Mách mẹ những cách massage cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà
Các loại thực phẩm đại kỵ với mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ
20 món bà bầu không nên ăn vì gây hại cho thai, mẹ gặp tai biến nguy hiểm
Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai mẹ bầu nên cẩn trọng
Mẹ bầu phải làm gì khi thai nhi không chuyển động nhiều như bình thường?
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment