Thai nhi 18 tuần tuổi

thai-nhi-18-tuan-tuoi-Bluecare
thai-nhi-18-tuan-tuoi-Bluecare

Bước sang tuần thứ 18 của thai kỳ, mẹ bầu dần cảm nhận được một hiện tượng đặc biệt. Đó chính là thai máy cùng một vài cử động của thai nhi. Song song với đó, cả cơ thể của mẹ và em bé trong bụng cũng có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Vậy thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ có thể gặp phải vấn đề sức khỏe gì ở tuần thai thứ 18 này? Ở bài viết này Bluecare sẽ giải đáp cho mẹ nhé!

Contents

1. Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi

Vào tuần thai thứ 18, cân nặng, kích thước của thai nhi thay đổi rõ rệt và đánh dấu mốc phát triển giác quan mạnh mẽ nhất. 

Xem hình ảnh thai nhi 18 tuần

hinh-anh-sieu-am-thai-nhi-18-tuan-Bluecare

Xem video thai nhi 18 tuần

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Kích thước và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi 18 tuần

Thai nhi 18 tuần vẫn còn nhỏ bé, có kích thước chỉ bằng quả ớt chuông. Thực tế, mỗi thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau. Vì vậy mà chỉ số kích thước và cân nặng cũng sẽ khác nhau. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), thai nhi 18 tuần tuổi nặng khoảng 0,18kg và dài khoảng 14,22cm từ đầu đến mông. Song song với đó, cơ thể mẹ sẽ tăng hơn 4kg so với trước khi có thai.

Thai nhi 18 tuần tuổi có kích thước chỉ bằng trái ớt chuông 

Ngoài cân nặng và chiều dài, một số chỉ số quan trọng không kém của thai nhi 18 tuần mẹ nên biết như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 37 – 43mm, trung bình là 39mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 23 – 28mm, trung bình là 25mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 116 – 136mm, trung bình là 133mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 138 – 157mm, trung bình là 151mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 192 – 255g, trung bình là 223g.

Các chỉ số này sẽ thay đổi từng ngày. Do đó, nếu kết quả siêu âm thai có sự chênh lệch nhỏ thì ba mẹ đừng lo lắng nhé. Như vậy, dù nhỏ so với thế giới bên ngoài nhưng thai nhi 18 tuần tuổi đã đủ lớn để mẹ cảm nhận rõ ràng hơn sự vận động của bé bên trong bụng.

Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Sự phát triển của hệ xương

Khi mang thai tuần thứ 18, hệ xương của bé đã bắt đầu cứng lại. Đây còn được gọi là quá trình hóa thạch. Xương chân, xương đòn và xương bên trong tai là một trong những xương xuất hiện đầu tiên. 

Giờ đây, bé đã có thể cảm nhận và lắng nghe được nhịp tim và tiếng nhu động ruột của mẹ. Thậm chí, bé có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn nữa đấy mẹ! Vì vậy mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con để tạo sự gắn kết và khi sinh ra bé có thể nhận ra giọng nói mẹ. 

Sự phát triển của hệ thần kinh

Hệ thần kinh của thai nhi 18 tuần đang phát triển khá nhanh chóng. Cùng với đó, sự kết nối giữa dây thần kinh và các cơ cũng đang diễn ra. Điều này giúp cho bé tăng cường khả năng vận động nhiều hơn. 

Các dây thần kinh của bé cũng bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ myelin. Giúp truyền tải thông điệp từ não bộ tới cơ thể của bé và ngược lại. 

Ngoài ra, não của thai nhi 18 tuần tuổi tiếp tục phát triển nhanh hơn. Phục vụ cho các giác quan xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác.

Những thay đổi bộ phận sinh dục ở bé

Ban đầu, cơ cấu bộ phận sinh dục bên ngoài và bên trong, dù là bé trai hay bé gái sẽ là giống nhau. Sau một thời gian, các cơ quan sẽ dần phát triển phân chia thành những hình dạng khác nhau. Các thay đổi dưới đây có thể được quan sát thông qua sự trưởng thành của bào thai:

  • Tuyến sinh dục –  sẽ thay đổi thành buồng trứng ở bé gái hoặc tinh hoàn ở bé trai.
  • Củ sinh dục (mầm của cơ quan sinh dục) – chuyển thành âm vật ở bé gái và dương vật ở bé trai.
  • Các nếp gấp sinh dục – thay đổi thành môi âm hộ ở bé gái và bìu chứa tinh hoàn cứng ở bé trai.

Như vậy, khi thai 18 tuần tuổi, ba mẹ đã có thể siêu âm dự đoán được giới tính của con.

Thai nhi 18 tuần biết đạp chưa?

Ở tuần thứ 18, đa số các bé ở đều đã máy đấy mẹ ạ. Nhiều phản xạ của bé bắt đầu phát triển như nuốt và mút. Thai nhi 18 tuần cũng đã chuyển động nhiều hơn. Con đang bận rộn với bộ môn mới đó là gập chân và gập tay. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động này trong các tuần kế tiếp.

Hình ảnh thai nhi 18 tuần tuổi

Như vậy, nếu lúc trước, bé còn quá nhỏ để mẹ có nghe được cử động của con. Thì khi mang bầu 18 tuần, mẹ đã có thể cảm nhận được hiện tượng thai máy. Tuy nhiên, cú đạp của bé sẽ chưa đủ mạnh mà bé di chuyển khá là nhẹ nhàng. Mẹ sẽ thấy cảm giác rung rinh trong bụng rất thú vị.

2. Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 18 tuần

Cùng với sự phát triển và lớn lên của thai nhi, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi ở tuần thứ 18 này.

2.1. Thay đổi về thể chất

Đau tức vùng bụng dưới

Những cơn đau tức vùng bụng dưới sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông. Nhất là khi mẹ thay đổi tư thế hoặc khi vận động nhiều. Nguyên nhân có thể do dây chằng nâng đỡ tử cung để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Lúc này dây chằng sẽ bị kéo giãn cùng với trọng lượng tăng lên của em bé. 

Hiện tượng này không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu cơn đau kéo dài liên tục hoặc thấy tiết máu âm đạo, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Sắc tố da của mẹ thay đổi

Đây là hiện tượng khó tránh khỏi khi mang thai. Và đến thời điểm này, mẹ có thể nhận thấy lòng bàn tay trở nên đỏ hơn. Nhũ hoa, vết tàn nhang, vết sẹo, nách, bên trong đùi và âm hộ có thể trở nên thâm hơn. Một đường sọc nâu kéo dài từ rốn đến xương mu hay còn gọi là đường Linea nigra đã xuất hiện chia đôi bụng mẹ. 

Mẹ đừng quá lo lắng vì là do lượng estrogen tăng lên làm gia tăng sắc tố da tạm thời. Để tránh tình trạng này, mỗi khi ra ngoài, mẹ cần tránh ánh nắng mặt trời để hạn chế sự thay đổi sắc tố da. 

Lưng đau và nhức mỏi hơn

Hiện tượng đau lưng có thể đã xuất hiện từ tháng 4 trở đi. Tuy nhiên, sang đến tuần 18, mức độ và tần suất đau mỏi lưng sẽ ngày một nhiều hơn. Bởi thai nhi ngày một lớn hơn sẽ chèn ép không gian tử cung trong bụng mẹ và gây áp lực lên cột sống. Mẹ hãy tắm bằng nước ấm và đi thể dục nhẹ nhàng để tăng cường thể lực và thư giãn làm giảm cơn đau nhé.

Đầy bụng – ợ nóng

Sự gia tăng sự bài tiết Progesterone ở tuần thứ 18 có thể gây cản trở khả năng tiêu hóa thức ăn và dẫn đến hiện tượng đầy hơi. Do đó, mẹ bầu khó tránh khỏi tình trạng ợ nóng khó chịu. Để giảm bớt triệu chứng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế đồ ăn cay nóng. Nếu quá khó chịu, mẹ hãy làm gì đó thư giãn bởi việc căng thẳng có thể khiến mẹ nuốt vào nhiều không khí hơn và càng làm đầy bụng hơn.

Phù nề tay chân

Phần lớn mẹ bầu bị phù nề chân khi bước vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên cũng không ít mẹ đã có triệu chứng này ngay từ tuần thứ 18. Nguyên nhân là vì cơ thể mẹ khi mang thai cần tích trữ một lượng lớn chất lỏng và máu để nuôi dưỡng bào thai. Do đó, hầu hết tất cả mẹ bầu đều gặp phải tình trạng này. Mẹ nên tránh ngồi lâu một chỗ hay đứng một tư thế quá lâu để giảm sự khó chịu nhé.

Chuột rút

Đây là hiện tượng đã xuất hiện trước đó và kéo dài đến tuần thứ 18 này. Những cơn co chuột rút ở chân thường xuyên xảy ra. Nhất là khi khi đang ngủ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của mẹ. Để hạn chế cơn đau chuột rút, mẹ có thể tham khảo và tập luyện các động tác duỗi chân hằng ngày.

Rạn da

Nhiều mẹ ở những tuần thai trước chưa thấy xuất hiện vết rạn. Nhưng đến thời điểm này, thai nhi đã phát triển lớn hơn kéo theo các vết rạn sẽ xuất hiện khá mất thẩm mỹ trên cơ thể mẹ. Mẹ hãy tìm hiểu và thoa kem dưỡng da để hạn chế phần nào tình trạng này.

2.2. Cảm xúc của mẹ ở tuần thai 18

Sẽ có rất nhiều mẹ cảm thấy hoang mang lo lắng về quá trình sinh nở cũng như vai trò mới toanh sắp tới. Tuy nhiên mọi thứ sẽ ổn thôi mẹ. Hãy trao đổi với bác sĩ và người thân về những băn khoăn để để được tháo gỡ khúc mắc và lời khuyên hữu ích nhất. 

Mẹ có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn cảm xúc khi thai nhi 18 tuần

Nếu mẹ đi siêu âm thai trong tuần 18 này, chắc hẳn mẹ sẽ thấy ngạc nhiên đan xen sự xúc động và gắn kết với con hơn bao giờ hết. Vì đây là lần đầu tiên mẹ nhìn thấy diện mạo ban đầu của bé. Nhiều mẹ cũng sẽ thể thở phào nhẹ nhõm khi bác sĩ nói em bé của mẹ đang phát triển bình thường. 

Mẹ sẽ luôn chú ý và cẩn trọng hơn trong từng hành động. Với những tình huống nguy hiểm, bản năng làm mẹ sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết thông qua hành động đưa bàn tay ôm lấy bụng để bảo vệ con mình. 

3. Thai giáo tuần thứ 18

Thai giáo dinh dưỡng tuần này như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi thai nhi 18 tuần tuổi rất quan trọng. Khi bước sang tuần này, não bộ cũng như các bộ phận quan trọng của cơ thể con đang ở giai đoạn phát triển mạnh nhất. 

Do vậy, mẹ cần bổ sung nhiều hơn các thực phẩm giàu canxi và kẽm trong bữa ăn hằng ngày. Bao gồm sữa chua, sữa, tôm, cá mòi, cá hồi hay các loại hạt như hạt chia, hạnh nhân, đậu phộng,…

Khi cơn ốm nghén đã thuyên giảm. Mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng và xây dựng chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất như các loại rau củ, trái cây, thức ăn nhiều carbohydrate, protein, các thực phẩm từ sữa,… để đảm bảo dưỡng chất và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Ngoài ra các chất béo lành mạnh, đường, mật ong cũng là những thứ mẹ đừng quên bổ sung. Tuy nhiên chỉ với lượng vừa phải. Đặc biệt là các thức uống từ trái cây tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và omega 3. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ mang thai giúp phát triển não và mắt của em bé. 

Cùng với đó là đáp ứng đủ 1- 2 lít nước mỗi ngày để vòng tuần hoàn của mẹ hoạt động bình thường. Mẹ có thể uống thêm các viên uống bổ sung sắt, vitamin,… nhưng hãy theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Thai giáo vận động cho bà bầu mang thai tuần 18

Mẹ mang thai tuần 18 nên vận động thể dục nhẹ nhàng để tốt mẹ – khỏe con. Sau đây Bluecare xin gợi ý một vài bài tập đơn giản tại nhà cho mẹ:

Đạp xe trong nhà

Nếu có điều kiện, các mẹ nên trang bị một chiếc máy đạp xe trong nhà. Nó không chỉ đảm bảo tính an toàn, mà còn giúp mẹ giữ đươc nhịp tim ổn định. Đồng thời tăng khả năng lưu thông tuần hoàn máu và hạn chế đau khớp gối, chuột rút khi mang thai.

Bài tập yoga

Yoga là bộ môn thể thao rất phù hợp cho mẹ bầu. Không chỉ ở giai đoạn thai nhi 18 tuần tuổi, mà mẹ nên tập kéo dài trong suốt thai kỳ. Yoga cho mẹ bầu sẽ giúp hệ xương linh hoạt, cơ bắp dẻo dai, giảm đau lưng và giúp thư giãn tinh thần. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên tập những động tác dễ, tránh cố gắng những động tác quá khó vì có thể tác động xấu đến thai nhi trong bụng.

Thường xuyên đi bộ

Đây là bài tập đơn giản, tiết kiệm chi phí nhất mà lại có nhiều lợi ích tuyệt vời. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị một đôi giày thoải mái, vừa vặn và bắt đầu đi bộ xung quanh nhà. Duy trì thói quen này hằng ngày không chỉ giúp cơ thể luôn khỏe khoắn, mà còn giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.

4. Các câu hỏi thường gặp khi thai nhi 18 tuần tuổi

Mang thai tuần thứ 18 mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

  • Nếu mẹ mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai. Hãy thường xuyên mang tất vớ để hỗ trợ đôi chân và nâng đỡ phần bụng dưới. Cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn thả lỏng chân tay và tránh đứng quá lâu. 
  • Bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều ngũ cốc, rau củ, trái cây,… và uống nhiều nước để không bị táo bón và phòng tránh bệnh trĩ. 
  • Tham gia các lớp học tiền sản là việc làm cần thiết giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để đón em bé chào đời. Mẹ cũng nên đọc sách và tìm hiểu thông tin trên những trang web đáng tin cậy về những thay đổi trong thai kỳ, quá trình chuyển dạ và cách chăm sóc bé sau sinh. 
  • Tập các bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền,… Tránh làm việc nặng, nếu cần thiết hãy nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ và nếu thấy có dấu hiệu bất thường như rỉ máu, rỉ ối, đau bụng dữ dội, phù nề chân tay quá to,… Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Việc khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm là vô cùng cần thiết. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm phát triển mạnh của thai nhu, do đó mẹ bầu nên làm các việc sau:

  • Siêu âm 4D để tầm soát dị tật thai nhi toàn diện.
  • Tầm soát tiểu đường thai kỳ để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả 2 mẹ con.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý: việc này nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
  • Nắm được các dấu hiệu dọa sinh sớm (nhất là với những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị, giữ thai kịp thời.
  • Thực hiện xét nghiệm Double test và Triple test hoặc Xét nghiệm NIPT để phân tích vấn đề về dị tật bẩm sinh, các dị tật về thần kinh.

Chúng mình khuyên mẹ nên thực hiện Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh NIPT bởi NIPT là phương pháp xét nghiệm trước sinh mới nhất trên thế giới. Phân tích các ADN tự do của thai nhi tan trong máu mẹ bằng công nghệ giải trình tự Gen. Từ đó phát hiện các dị tật bẩm sinh do bất thường Nhiễm sắc thể ở thời điểm rất sớm với độ chính xác rất cao (trên 99%). Bởi vì chỉ lấy máu mẹ, KHÔNG CẦN CHỌC ỐI nhất là giai đoạn thai nhi đã 18 tuần tuổi nên tuyệt đối an toàn cho mẹ và em bé.

Mẹ có thể tham khảo dịch vụ Xét nghiệm Nipt – Lấy mẫu tại nhà trên website Bluecare nhé!

5. Lời kết

Mang thai là hành trình nuôi dưỡng mầm sống kỳ diệu và mạnh mẽ. Niềm mong ước lớn nhất của người mẹ không gì khác là con yêu chào đời khỏe mạnh, thông minh. Với những thông tin chia sẻ trên đây, Bluecare hy vọng các mẹ bầu đã nằm lòng được những thay đổi trên cơ thể mình cũng như sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi. Chúc mẹ thai kỳ thật khỏe mạnh và cùng khám phá những thay đổi ở các tuần thai tiếp theo nhé! 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*