Gardasil là vaccine ngừa ung thư cổ tử cung?

Ngày hôm kia vừa có tin rất vui là VN sẽ tăng số lượng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2021-2030 trong đó có “vaccine Rota, phế cầu, cúm mùa, và vaccine phòng ung thư (K) cổ tử cung” (https://vnexpress.net/tiem-mien-phi-vaccine-phong-cum…). Rất vui vì như vậy các vaccine này sẽ được tiêm miễn phí, tăng đáng kể tiếp cận của người dân. Chỉ tiếc là ngành Y và báo chí vẫn tiếp tục gọi là “vaccine phòng K cổ tử cung”, vậy có phải gardasil là vaccine ngừa ung thư cổ tử cung?

Gọi đúng tên em có quan trọng không?

Hiện nay có 3 loại vaccine phòng “K cổ tử cung”:

  • Cervarix của hãng GSK phòng 2 chủng Human Papillomavirus (HPV) 16 và 18 gây ung thư,
  • Gardasil của hãng Merck phòng 4 chủng HPV: 16, 18 gây ung thư và thêm 6, 11 gây bệnh sùi mào gà; và
  • Gardasil 9 (cũng của Merck, là vaccine thế hệ sau của Gardasil) phòng 9 chủng HPV: ngoài 16, 18, 6, 11 như Gardasil còn phòng thêm 5 chủng 31, 33, 45, 52, and 58 gây ung thư.
Vaccine Gardasil là vaccine phòng ngừa các bệnh ung thư do HPV

Các HPV chủng 16, 18, 31, 33, 45, 52, and 58 gây K cổ tử cung (CTC) ở nữ, K đường hậu môn sinh dục (HMSD) như K âm đạo, âm vật ở nữ, hậu môn ở cả nam và nữ, và các K vùng đầu mặt cổ (ĐMC) như K khoang miệng, vùng hầu họng, xoang mũi…ở cả nam và nữ.

Các vaccine này đều có hiệu lực rất cao (từ 88-100%) giảm nhiễm HPV và/hoặc giảm các tổn thương tiền ung thư. Ở Mỹ và châu Âu, cả Cervarix và Gardasil đều được cấp phép và chỉ định phòng K CTC (nữ), HMSD (nam và nữ). Với Gardasil 9, được Mỹ cấp phép từ 2014 với chỉ định phòng K CTC và HMSD, mở rộng ra lứa tuổi 27-45 (cả nam/nữ) vào năm 2018, và 2020 mở rộng cấp phép phòng cả K ĐMC (nam và nữ).

Do ưu việt của Gardasil 9 so với 2 loại kia, ở Mỹ từ 2016 chỉ duy nhất dùng vaccine này. Như vậy, phải gọi các vaccine này là vaccine HPV vì nó phòng nhiễm HPV, qua đó phòng một loạt các K khác nhau ở cả nam và nữ do HPV gây ra, chứ không phải chỉ có phòng K CTC ở nữ. Dùng tên “vaccine phòng K CTC” làm quần chúng hiểu lầm là vaccine chỉ dùng cho nữ, khi muốn mở rộng cho nam giới sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền của để thay đổi nhận thức.

Phòng ngừa ung thư do HPV ở nam giới

Phòng ung thư do HPV ở nam giới là rất quan trọng. Nhiều người, kể cả trong ngành Y nhầm rằng HPV chủ yếu gây K CTC ở nữ, và cho rằng K CTC phổ biến hơn các K khác do HPV gây ra. Trên thực tế, về dịch tễ học, K ĐMC đang tăng lên trong mấy chục năm qua trong khi K CTC giảm dần.

Đặc biệt, K ĐMC phổ biến hơn ở nam, tỉ lệ mắc gấp 2-4 lần so với nữ. K ĐMC lại càng phổ biến ở nam giới các nước Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có VN. Nguy hiểm hơn nữa, khác với K CTC có thể sàng lọc phát hiện sớm bằng soi cổ tử cung, và làm xét nghiệm Papsmear, không có biện pháp sàng lọc tương tự để phát hiện sớm K ĐMC.

Tỉ lệ sống sót sau 5 năm của K ĐMC chỉ 30-50%, thấp hơn so với K CTC. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 66000 ca mắc mới K ĐMC, 15000 người chết, so với 13000 ca mắc mới K CTC và 4000 người chết.

Rõ ràng tiêm phòng vaccine HPV cho nam giới là rất quan trọng. Tên “vaccine phòng K CTC” đã lạc hậu và không chuẩn về bản chất. Thay đổi phải bắt đầu từ ngành Y! Tiêm chủng mở rộng vaccine HPV phải cân nhắc kết hợp cho cả nam giới.

Xem thêm:

MẸ BẦU KHÔNG TIÊM VACCINE UỐN VÁN CÓ SAO KHÔNG?

TIÊM VACCINE CÚM KHI MANG THAI – TẠI SAO CẦN???

5 loại vắc- xin dịch vụ dù đắt đến mấy bố mẹ vẫn cần tiêm cho con

5 CHÚ Ý VỀ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ DƯỚI 1 THÁNG TUỔI MẸ SẮP SINH CẦN PHẢI BIẾT

Nên tiêm vaccine dịch vụ hay miễn phí: Lựa chọn nào an toàn cho bé

TRẺ EM KHÔNG TIÊM VẮC XIN ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG LỊCH SẼ SỚM MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng?

CÁCH HẠN CHẾ PHẢN ỨNG PHỤ SAU TIÊM VẮC XIN Ở TRẺ

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có nên tiêm vắc xin covid-19

Dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm vắc xin

Những điều cần theo dõi sau tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bé

100 phòng tiêm chủng uy tín và có sẵn vắc xin nhất trên cả nước

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*