Thai nhi 17 tuần tuổi

Thai-nhi-17-tuan-tuoi-Bluecare
Thai-nhi-17-tuan-tuoi-Bluecare

Theo dõi quá trình lớn lên của thai nhi là niềm hạnh phúc của các ba mẹ. Điều này giúp mẹ nắm bắt được sự phát triển của em bé trong bụng. Từ đó sớm có những chuẩn bị về sự thay đổi tâm sinh lý cũng như chế độ dinh dưỡng cho từng thời điểm mang thai. Trong đó, tuần thứ 17 là cột mốc quan trọng, đánh dấu mẹ đã vượt qua một nửa chặng đường trong chu kỳ mang thai. Vậy mẹ bầu đã biết thai nhi 17 tuần tuổi sẽ phát triển như thế nào hay chưa? Cùng Bluecare tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Contents

1. Thai nhi 17 tuần tuổi là bao nhiêu tháng?

Đầu tiên, Bluecare xin chúc mừng mẹ đã trải qua 4 tháng thai kỳ – giai đoạn vô cùng nhạy cảm với cả mẹ và bé. Chắc hẳn, mẹ cảm thấy rất vui mừng đan xen cả những lo lắng, phấn khích và cả kiệt sức,… Và cũng không ít mẹ phải mệt mỏi với ốm nghén, ngực sưng đau, táo bón,… 

Thai nhi 17 tuần tuổi có kích thước như một củ cải tròn

Tuy nhiên, bước sang tuần thứ 17 này hay ở tháng thứ 5 trong hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ sẽ có một niềm vui nho nhỏ. Đó là mẹ đã cảm nhận được đứa con bé bỏng của mình đang “quậy phá” trong bụng. Đồng thời, lúc này cơ thể mẹ và thai nhi đã có nhiều thay đổi đáng kể rồi đấy.

2. Mẹ có những thay đổi gì khi thai nhi 17 tuần tuổi?

Sẽ có rất nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần khi mẹ bước sang giai đoạn tuần thứ 17 đấy.

2. 1. Những thay đổi về thể chất khi thai nhi 17 tuần tuổi 

Tăng kích thước ngực 

Mẹ có thể nhận thấy ngực của mình có sự thay đổi đáng kể từ khi mang thai tuần 17. Nguyên nhân là do hormone trong cơ thể hoạt động mạnh hơn để chuẩn bị cho ngực mẹ sản xuất sữa: máu sẽ chảy vào ngực nhiều hơn và các tuyến sữa phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị cho bé bú sữa mẹ. 

Vì vậy sẽ làm tăng kích thước ngực của mẹ và khiến tĩnh mạch nổi rõ đến mức có thể nhìn thấy được. Mẹ nhớ lưu ý lựa chọn áo ngực có kích cỡ phù hợp trong mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi nhé.

Thèm ăn và cảm giác ăn ngon miệng 

Ở tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi sẽ lớn nhanh hơn. Vì vậy nhu cầu dưỡng chất cho mẹ và bé sẽ cao hơn giai đoạn trước đó. Lúc này, mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác đói và thèm ăn. Hãy cố gắng lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe.

Các vết rạn da xuất hiện

Khi thai nhi 17 tuần tuổi, trên bụng mẹ có thể bắt đầu xuất hiện các vết rạn da do tăng cân và bụng bầu to ra. Nhưng nếu mẹ tăng cân không quá nhanh, các vết rạn sẽ không quá trầm trọng. Mẹ có thể bôi kem chống rạn da ngay từ tháng thứ 4 để đảm bảo thẩm mỹ cho cơ thể.

Cảm giác đau nhức đầu

Mẹ sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức đầu vô cùng mệt mỏi. Nguyên nhân có thể là do nội tiết tố, tâm lý mang thai căng thẳng hay các lý do khác. Để hạn chế khó chịu, mẹ hãy cố gắng thư giãn, đi bộ, tập yoga,.. Và nếu cần phải dùng đến thuốc, mẹ hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Chóng mặt và có thể ngất xỉu

Thiếu máu, thiếu sắt và mất nước khi thai nhi 17 tuần sẽ khiến mẹ dễ chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu. Do đó, mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Đồng thời bổ sung viên uống sắt và bù đủ nước bằng cách uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Đau mỏi lưng

Em bé trong bụng ngày càng lớn dần lên và nằm nhiều về phía khung xướng chậu sẽ khiến lưng của mẹ thường xuyên đau mỏi. Tình trạng này hoàn toàn bình thường và xảy ra ở hầu hết các mẹ khi mang thai. Mẹ nên  ngồi và nằm ở tư thế thoải mái, thường xuyên tập các động tác như yoga sẽ giúp mẹ giảm bớt tình trạng này.

Thở mệt nhọc hơn

Thai 17 tuần phát triển mạnh mẽ khiến hệ tuần hoàn phải tăng cường hoạt động. Để cung cấp đủ máu cho cơ thể mẹ và đi vào cuống rốn nuôi dưỡng bé. Do đó, mẹ sẽ thấy mệt mỏi và hít thở mệt nhọc hơn trước.

Ngoài ra, huyết áp của mẹ cũng sẽ giảm. Mẹ hãy tránh thay đổi tư thế đột ngột để không bị hoa mắt, chóng mặt do tụt huyết áp.

Đi tiểu thường xuyên

Tử cung lớn dần lên khi mang thai đến tuần 17. Nó chèn ép lên bàng quang khiến mẹ buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Đặc biệt là về ban đêm nên mẹ hãy chuẩn bị sẵn tinh thần tỉnh giấc giữa đêm.

Thân nhiệt tăng lên 

Nhiệt độ cơ thể tăng lên ở tuần 17 sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng nực và bị đổ mồ hôi nhiều. Điều này khiến mẹ không muốn mặc các loại quần áo dày. Tuy nhiên, mẹ không nên tắm nước lạnh mà hãy thường xuyên tắm với nước ấm. Đồng thời tránh mặc các loại vải làm từ sợi tổng hợp.

Ợ nóng khó chịu 

Tuần này, mẹ có thể mắc chứng ợ nóng thai kỳ. Lượng hoóc môn tăng cao trong thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hoá, nghĩa là thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit được tiết ra nhiều hơn. Cảm giác nóng rát sau ngực xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn, khiến cho axit ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Điều này sẽ khiến mẹ có cảm giác muốn nôn mửa. Mẹ cần tăng cường các loại thức ăn có dạng lỏng, loại bỏ ra khỏi bữa ăn những thực phẩm dễ gây ợ nóng như thức ăn cay, các món nướng, chocolate, cà phê, rượu, bia và đồ uống có gas. 

Ngoài ra, mẹ nên kê gối cao hơn bình thường một chút khi ngủ. Nếu các triệu chứng ợ nóng quá khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thì mẹ hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc kháng axit.

2.2. Thay đổi của mẹ về mặt tinh thần

Không chỉ thay đổi nhiều về mặt thể chất mà tinh thần của mẹ khi thai nhi 17 tuần tuổi cũng có nhiều khác biệt. Đầu tiên là cảm giác háo hức mong chờ những cử động đáng yêu của bé. Ở giai đoạn này, khi bụng bầu bắt đầu lộ rõ, mẹ sẽ thường có thói quen đặt tay lên bụng và chờ đợi những chuyển động nhẹ nhàng của bé để chắc chắn rằng em bé của mẹ vẫn đang phát triển khỏe mạnh.

Khi thai nhi 17 tuần tâm trạng mẹ có nhiều thay đổi hơn

Bên canh đó, mẹ cũng sẽ có xu hướng tập trung mọi sự quan tâm vào thai nhi. Điều này giúp mẹ phải luôn luôn ưu tiên cân nhắc những việc nên và không nên làm trong quá trình mang thai.

Tình trạng suy nhược cơ thể cũng thường xảy ra trong thời kỳ này. Đặc biệt là đối với các thai phụ vốn có tiền sử mắc bệnh suy nhược thần kinh. Nhiều mẹ có thói quen im lặng chịu đựng một mình. Tuy nhiên, lời khuyên cho mẹ là đừng tự gặm nhấm nỗi lo mà hãy chia sẻ băn khoăn với bác sĩ và nhờ người thân giúp đỡ mỗi khi cần.

3. Mang thai 17 tuần em bé trong bụng phát triển như thế nào?

  • Khi mang thai tuần 17, em bé của mẹ giờ đây dài khoảng hơn 13 – 14.5 cm và nặng khoảng 110 -140 gram.
  • Thai nhi trong buồng ối vận động nhiều hơn, bắt đầu lăn, xoay, lật. Thường mẹ sẽ cảm thấy rõ ràng hơn vào tuần thứ 20. Dù cảm thấy có sự chuyển động bên trong bụng, nhưng mẹ yên tâm vì nó rất nhẹ nhàng, và mẹ không cảm thấy đau. 
  • Trái tim thai nhi không còn đập tự do nữa, mà đập dưới nhịp điều khiển của não bộ (140 – 150 chu kỳ/phút), và có thể bơm khoảng 100 pint máu mỗi ngày (~ 47 – 48 lít máu mỗi ngày).
  • Dây rốn của bé không chỉ dài ra mà còn trở nên dày và khỏe hơn để chuẩn bị cho sự phát triển 23 tuần tiếp theo.
  • Ngoài ra, em bé cũng đang bắt đầu hình thành và tích tụ mỡ. Trên thực tế, chất béo cũng rất quan trọng với em bé. Nó góp phần giúp bé giữ nhiệt và trao đổi chất trong cơ thể.
  • Lông mày và tóc trên da đầu bé của bạn rậm hơn và dài ra. Móng tay, móng chân bé cũng đang hình thành trong tuần này.
  • Một lớp mỏng màu trắng mờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. 

Thai nhi tuần 17 phát triển thế nào?

  • Bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu mẹ có siêu âm trong tuần này sẽ được nhìn thấy thận của bé.
  • Các đường dẫn khí trong hệ thống hô hấp của bé đã hoàn thành việc phân nhánh. Phổi của bé sẽ sớm sẵn sàng để lấy oxy
  • Dấu vân tay của bé cũng đang dần hình thành. Trong một vài tuần tới ngón tay của bé sẽ xuất hiện các vòng xoáy vân tay rõ ràng.
  • Đặc biệt, thai nhi tuần thứ 17 bắt đầu có thói quen mút tay, đây là phản xạ tự nhiên của bé. Khi đi siêu âm, ba mẹ có thể có cơ hội nhìn thấy hình ảnh đáng yêu này.
  • Bé cũng sẽ tiếp tục có những cơn nấc. Mặc dù bạn không thể nghe thấy chúng, nhưng bạn có thể bắt đầu cảm nhận được điều đó. Đặc biệt nếu đây không phải là lần đầu mẹ mang thai.

4. Có cần đi khám khi thai nhi 17 tuần tuổi không?

Tuần thai này mẹ nên đi khám nếu có lịch hẹn của bác sĩ. Hay nếu cảm thấy lo lắng cũng hãy đi khám để biết em bé đang phát triển như thế nào, các chỉ số kích thước, cân nặng có ổn hay không và có điều gì bất thường không.

Với thai nhi 17 tuần, mẹ có thể thực hiện các sàng lọc trước sinh để phát hiện dị tật bẩm sinh như: Hội chứng Down, sứt môi, thừa NST 13, suy tim,…

Ngoài ra khi đi khám thai, mẹ hãy nhớ đặt câu hỏi cho bác sĩ để được giải đáp thắc mắc, lo lắng. Giúp mẹ không bị căng thẳng, stress khi mang thai.

4. Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 17 tuần tuổi phát triển tốt

1. Những việc mẹ nên làm khi mang thai tuần 17

  • Luôn luôn uống đủ nước (2 – 2,5 lít/ngày)
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng, ăn đúng bữa với khẩu phần vừa đủ
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan và tránh những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng.
  • Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền định.
  • Mẹ mang thai 17 tuần tuổi cần ngủ đủ giấc vào buổi trưa và buổi tối.

2. Những việc không nên làm khi thai nhi 17 tuần tuổi

  • Không nên ăn kiêng hay nhịn đói khiến thai nhi thiếu chất.
  • Tránh đến những nơi đông người hay nguy hiểm để hạn chế rủi ro và nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Không nên thức khuya, dùng thức uống có cồn và cafein.
  • Tránh hút hay ngửi mùi khói thuốc lá.
  • Không tập luyện quá sức.

3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi thai nhi 17 tuần tuổi

Mẹ mang thai 17 tuần cần bổ sung đầy đủ 5 nhóm dưỡng chất sau đây:

  • Nhóm thực phẩm giàu đạm: Thịt nạc, sữa, trứng gà, cá hồi, tôm, các loại đầu, ngô, khoai, vừng,… Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho mẹ và thai nhi phát triển tối đa.
  • Nhóm thực phẩm giàu sắt: Lòng đỏ trứng gà, thịt bò, thịt lợn, yến mạch, các loại hạt, viên uống sắt, cải bó xôi, bí đỏ,… Giúp phòng chống thiếu máu, dị tật, sảy thai, sinh non, miễn dịch kém,… 
  • Nhóm thực phẩm giàu canxi: Các loại sữa, ngũ cốc, rau xanh, cua biển, quả kiwi, tôm, cá hồi,… 17 tuần, mẹ cần bổ sung đủ canxi để xương và răng của bé chắc khỏe, phát triển chiều cao tối đa.
  • Nhóm thực phẩm giàu DHA: Cá hồi, cá ngừ, cá da trơn, các loại hạt (óc chó, hạt điều, hạnh nhân,…), sữa, đậu phộng, đậu phụ, tôm, thịt gà, bí ngô, ngũ cốc nguyên hạt,… Hỗ trợ phát triển thần kinh, thị giác, não bộ để bé sinh ra thông minh, nhanh nhẹn.
  • Nhóm thực phẩm giàu Vitamin: Bao gồm các loại trái cây như cam, việt quất, ổi, dưa hấu, bưởi, thanh long, dâu tây, dừa, cà rốt,…

Lưu ý: Mẹ nhớ chia nhỏ bữa ăn để không bị đói và ợ nóng.

4. Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?

Khi thấy có các dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời:

  • Đau bụng dưới bất thường, dữ dội
  • Ra máu âm đạo
  • Ra nhiều dịch bất thường
  • Thai không chuyển động
  • Ốm.sốt cao, co giật

Thai nhi 17 tuần là dấu mốc quan trọng nhiều ba mẹ quan tâm. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Bluecare có thể giúp mẹ biết được sự phát triển của con yêu trong bụng. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và tiếp tục theo dõi sự phát triển của con qua các bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*