Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng?

Tiêm phòng trong những năm đầu đời là việc đặc biệt quan trọng để giúp trẻ nhỏ có một cơ thể khỏe mạnh. Tắm cho trẻ sơ sinh giúp da trẻ được sạch sẽ và kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, có lợi cho các cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy có nên tắm cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng?

Contents

Tiêm phòng vắc xin là gì?

Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể sinh ra kháng nguyên chống lại bệnh đó. Khi một lượng nhỏ virus có trong vắc-xin tiến vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một cuộc tấn công “kẻ xâm nhập” và kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể bảo vệ cơ thể. Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể người được tiêm, từ đó sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn được tiêm trong vắc-xin.

Tại sao cần tiêm phòng vắc xin cho trẻ sơ sinh?

Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ nhỏ như: bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, lao, quai bị, viêm não Nhật Bảnrubella, tả và thương hàn. 95% trẻ được tiêm chủng sẽ hình thành hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể trước những bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo..

Giảm thiểu các rủi ro vì bệnh tật như biến chứng, di chứng, tử vong so với nhóm không tiêm phòng.

Chi phí tiêm thấp hơn điều trị: Chi phí dành cho việc tiêm chủng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị khi mắc các bệnh truyền nhiễm, giúp tiết kiệm ngân sách và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Tạo điều kiện để trẻ lớn lên và phát triển toàn diện: Tránh được các bệnh truyền nhiễm trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật gây ảnh hưởng đến thể chất và trí não.

Tại sao cần tiêm phòng vắc xin cho trẻ sơ sinh?
Tiêm phòng vắc xin cho trẻ sơ sinh

Tại sao cần tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Trẻ sơ sinh khi vừa lọt lòng rất cần thường xuyên tắm vì trẻ vừa trải qua một thời gian dài sống trong môi trường nước ối. Hơn nữa, khi chào đời  da trẻ vẫn còn dây phân, nước tiểu, nước ối nên nếu được tắm rửa sẽ tẩy gột được vi khuẩn gây bệnh, các chất độc hại.

Tắm cho trẻ thường xuyên sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, cơ thể trẻ nhanh tuần hoàn, nuôi dưỡng da, bảo vệ các tế bào thượng bì không bị tổn hại, điều chỉnh công năng hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ.

Nếu bạn tắm cho bé sạch sẽ có thể loại trừ được mệt mỏi, quấy khóc, nâng cao được sức đề kháng của trẻ. Tắm bé là dịp kiểm tra toàn diện về da của trẻ xem có hiện tượng gì khác lạ không, vì rất nhiều bệnh truyền nhiễm đều được biểu hiện ra bằng các nốt mẩn mụn nổi trên da.

Tại sao cần tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày?
Tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tại sao không được tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng?

Như đã chia sẻ, tiêm phòng cho trẻ là điều kiện vô cùng quan trọng, bởi nó có thể hỗ trợ các bé phòng được các bệnh thông thường và các bệnh truyền nhiễm giúp bé yêu có sức khỏe tốt nhất.

Có rất nhiều bệnh tưởng đơn giản nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ nhỏ, nghiêm trọng nhất là di chứng lên não.

Tuy nhiên, có một điểm mẹ cần lưu ý là sau khi tiêm phòng cũng không nên tắm cho trẻ ngay, bởi:

– Sau khi tiêm phòng, vị trí da bị tiêm tạo thành 1 lỗ nhỏ, không đáng kể, nhưng rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy nên, các mẹ cần cẩn thận lau sạch vết thương không để tiếp xúc với môi trường ngoài để tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể bé. Đặc biệt, không được cho vết thương dính nước.

Hơn nữa, sau khi tiêm phòng trẻ thường bị sốt nhẹ. Nếu mẹ cố tắm cho bé thì có thể khiến cơn sốt nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ, sau khi tiêm phòng cho trẻ không nên tắm gội luôn mà nên để qua 1 – 2 ngày rồi tắm. Trong thời gian này, mẹ nên dùng khăn ấm lau sạch cơ thể cho trẻ là được. Song nếu sau 1 ngày bé khỏe lại bình thường, không sốt nước thì có thể cho bé tắm được.

Một số lưu ý sau khi trẻ đi tiêm phòng về

Để hạn chế tối đa nguy hiểm cho trẻ khi tiêm phòng, trước khi tiêm các mẹ cần chú ý:

Không để trẻ ăn quá no hoặc quá đói, bởi khi tiêm khiến trẻ dễ bị hạ đường huyết, ất nguy hiểm; nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh viêm nhiễm vết tiêm; Nên cho trẻ mặc quần áo đơn giản để dễ cởi; Nếu bé bị sốt, viêm phổi, viêm phế quản, suy dinh dưỡng… thì cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm.

Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng xong cho trẻ, ngoài việc không được tắm ngay, mẹ cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

– Khi tiêm xong không được về luôn, cần ở lại khoảng 20 phút để theo dõi sức khỏe và phản ứng của trẻ với thuốc.

– Hãy cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả tươi sau khi tiêm phòng. Hoặc mẹ có thể cho trẻ bú để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

– Sau khi tiêm phòng,  vị trí tiêm sẽ bị sưng, đau, ngứa, sốt nhẹ… mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng là được

– Lưu ý quan trọng sau khi cho trẻ tiêm phòng xong các mẹ nhất định phải biết đó là, nếu thấy bé có các biểu hiện như: Co giật, khó thở, bị ngã quỵ,… thì hãy gọi cấp cứu ngay.

Một số lưu ý sau khi trẻ đi tiêm phòng về
Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số mũi tiêm phòng đặc biệt quan trong đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi:

Tiêm phòng viêm gan siêu vi B; Tiêm phòng viêm gan A;  Virus Rota (RV); Tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản; Bạch hầu, ho gà, uốn ván, Bại liệt, Hib (Đây là những bệnh thường gặp và có thể đe dọa tính mạng trẻ nhỏ. Vì thế các mẹ nên tiêm phòng các mũi này đúng định kỳ); Vaccine phối hợp sởi, quai bị, rubella; Bệnh thương hàn; Bệnh cúm; Thủy đậu; Viêm não mô cầu AC

Xem thêm:

Mẹ sẽ hại chết con nếu tắm cho bé trong 8 trường hợp sau

Những nguyên tắc tắm an toàn cho trẻ sơ sinh ba mẹ phải thuộc nằm lòng

Tổng hợp các vấn đề đảm bảo an toàn khi tắm cho bé sơ sinh

Review dịch vụ tắm bé Tp Hồ Chí Minh

Review dịch vụ tắm bé Hà Nội

Chọn người tắm cho trẻ sơ sinh

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*