Khi bé được 2 tháng tuổi, bé cần được tiêm vắc-xin 5 trong 1 để ngăn ngừa những bệnh thường gặp nhất, trong đó có bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà ở trẻ em. Đây là lúc nhiều mẹ băn khoăn lo lắng nhất bởi việc lựa chọn vắc xin cho con. Mẹ có thể lựa chọn tiêm mũi Quinvaxem theo tiêm chủng mở rộng (TCMR) hoặc tiêm vắc xin dịch vụ gồm Pentaxim (5 trong 1) hoặc Infarix (6 trong 1).
Nhiều mẹ muốn chọn tiêm dịch vụ cho con, vắc xin dịch vụ còn gọi là mũi tiêm “không đau” bởi thành phần vắc xin ho gà ở dạng vô bào, ít gây sốt cho trẻ nhưng lại lo lắng khi có thông tin rằng loại vắc xin dịch vụ áp ứng miễn dịch thấp hơn (chính vì chứa thành phần ho gà vô bào). Còn về vắc xin Quinvaxem trong TCMR, điều khiến các mẹ băn khoăn chính là tính an toàn bởi có nhiều trường hợp sốt, quấy khóc và phản ứng sau tiêm hơn hẳn, mặc dù loại này được cho là có đáp ứng miễn dịch tốt hơn (vì chứa thành phần ngừa ho gà toàn tế bào).
Những thông tin “đồn đại” như vậy có đúng hay không? Làm sao để giải toả những băn khoăn này cho mẹ? Hãy cùng Bé Yêu tìm hiểu nhé.
Không thể có vắc xin “kém an toàn” mà lại được lưu hành rộng rãi
Nhiều cha mẹ có suy nghĩ rằng vắc xin đắt tiền tốt hơn vắc xin miễn phí trong chương trình TCMR. Thực tế, vắc xin trong chương trình TCMR là do nhà nước phải trả tiền để mua và được các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Vắc xin trong chương trình TCMR hay vắc xin dịch vụ trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ. Vì vậy không thể nói là “vắc xin dịch vụ an toàn hơn vắc xin miễn phí”. Thực tế là trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi đã được sử dụng các vắc xin trong Chương trình TCMR hàng năm.
Còn việc bé đi tiêm vắc xin TCMR về bị đau, sốt nhiều hơn so với tiêm dịch vụ, thật ra điều này phụ thuộc rất nhiều vào từng bé. Những bé có hệ miễn dịch tốt, sau khi tiêm về cũng không sốt không quấy khóc, trong khi một số bé khác có những phản ứng suốt mấy ngày. Về vắc xin dịch vụ, gọi là vắc xin không đau nhưng thật sự mức độ đau của mũi tiêm vào bé là không hề giảm, chỉ là những phản ứng phụ có thể thấp hơn mà thôi.
Không thể có vắc xin “đáp ứng miễn dịch thấp” mà lại được lưu hành rộng rãi
Mặc dù những vắc xin dịch vụ có thành phần ho hà vô bào nhưng không thể kết luận là đáp ứng miễn dịch kém, bởi nếu không đạt một tiêu chuẩn đáp ứng miễn dịch nhất định, vắc xin không thể được cho phép sử dụng rộng rãi như vậy. Cả 2 loại vắc xin dịch vụ và TCMR đều có tác dụng bảo vệ bé khỏi bệnh tật và tăng cường sự miễn dịch cho trẻ. Không phải là loại này hiệu quả hơn hẳn so với loại kia như mọi người vẫn nghĩ.
Do vậy, việc lựa chọn vắc xin TCMR hay dịch vụ chỉ là lựa chọn của từng gia đình, không có phương án nào tốt hơn hẳn so với phương án kia.
Có thể chuyển đổi giữa 2 loại vắc xin được không?
Nếu bé đã tiêm mũi 1 văc xin Quinvaxem của chương trình tiêm chủng mở rộng, bé vẫn có thể tiêm mũi thứ 2, mũi 3 là Pentaxim bình thường. Tuy nhiên, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm là 1 tháng. Những bé đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi văc xin Pentaxim mà không có đủ văc xin tiêm mũi tiếp theo theo lịch của tiêm chủng thì cần phải đưa bé đi tiêm ngay văc xin Quinvaxem thay thế để tránh hiện tượng bé không được tiêm đầy đủ và đúng lịch thì sẽ rất dễ mắc bệnh khi có dịch xảy ra.
Việc chuyển từ văc xin Quinvaxem sang tiêm văc xin Pentaxim sẽ không anh hưởng gì đến miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, trong văc xin Quinvaxem có chứa 5 thành phần: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, còn văc xin Pentaxim không có viêm gan B nhưng có thêm kháng nguyên bại liệt. Do vậy khi chuyển từ Quinvaxem sang Pentaxim hay ngược lại, cần tiêm/uống bổ sung viêm gan B hoặc bại liệt.
Xem thêm:
Trẻ không tiêm vắc xin đầy đủ đúng lịch dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
CÁCH HẠN CHẾ PHẢN ỨNG PHỤ SAU TIÊM VẮC XIN Ở TRẺ
Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em
ĐÃ CÓ VẮC XIN PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT
UNG THƯ PHỔI ĐÃ CÓ VẮC XIN ĐƯỢC THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG
CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ CHO BÉ SAU TIÊM VẮC XIN
KHI NÀO CẦN TIÊM VẮC XIN MMR II PHÒNG SỞI- QUAI BỊ- RUBELLA?
TIÊM VACCINE CÚM KHI MANG THAI – TẠI SAO CẦN???
Những loại vắc xin mẹ phải tiêm trước khi mang thai
Mom cần tiêm những mũi gì và khám tổng quát ra sao khi có kế hoạch sinh em bé?
Nên tiêm vaccine dịch vụ hay miễn phí: Lựa chọn nào an toàn cho bé
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare