Làm sao để trẻ không ốm vặt?

Một điều thú vị của tạo hoá đó là Mẹ sẽ truyền cho con kháng thể của mẹ (immunoglobulins – Ig) qua nhau thai từ tuần 13 thai kỳ, tăng dần 50% vào tuần 32 và đạt tối đa lúc 40 tuần. Nghiên cứu từ WHO cho thấy “60% trẻ không được bú mẹ trong giờ đầu tiên từ khi sinh”. Và điều này khiến những đứa trẻ rơi vào trạng thái dễ nhiễm trùng do không nhận được dinh dưỡng và đề kháng từ sữa non của mẹ, bên cạnh các nguy cơ hạ đường huyết…Kháng thể mẹ truyền cho con chủ yếu là IgG và sẽ giảm dần theo thời gian, thường sau 4-6 tháng sau sinh thì lượng kháng thể mẹ của mẹ trong người con sẽ KHÔNG CÒN NỮA, trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ lại CHƯA KỊP TRƯỞNG THÀNH (thường trẻ từ 36 tháng). Giai đoạn khi kháng thể mẹ hết đi và hệ miễn dịch con non nớt chưa thể chiến đấu chống lại các yếu tố gây bệnh thường từ 6-36 tháng tuổi và được giới Y khoa rất quan tâm và gọi là “KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH – IMMUNITY GAP” hay còn được ông bà ta gọi là “đốt 3 tuổi”. Bản thân mình rất quan tâm điều này vì để ý những đứa trẻ giai đoạn này rất hay dễ ốm vặt, đau bệnh, biếng ăn…gây ra các vòng xoáy bệnh lý khiến bố mẹ rất mệt mỏi. Các mẹ cùng tham khảo bài viết sau để tìm ra giải pháp làm sao để trẻ không ốm vặt? do khoảng trống miễn dịch nhé.

Contents

ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ

  • Trẻ sinh non trước 36 tuần
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV, AIDS…)
  • Trẻ bị các bệnh lý như ung thư, ghép tạng, sử dụng corticoids, cyclosporin A… thời gian dài
  • Những trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng…
Làm sao để trẻ không ốm vặt?

ĐIỀU CẦN LÀM

Tiêm chủng

Yếu tố quan trọng và hàng đầu mà bác muốn đề cập đó chính là “Tiêm Chủng”. Tất cả những đứa trẻ đều có giai đoạn khoảng trống miễn dịch nên cần được tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc dịch vụ. Và việc tiêm chủng giúp cơ thể con tạo kháng thể bằng việc “đánh trận giả” với xác vi sinh vật.

Làm sao để trẻ không ốm vặt?

Giữ vệ sinh thật tốt

Tiếp theo là giữ vệ sinh tốt. Vệ sinh tốt ở đây gồm cả vệ sinh cá nhân của bé và cả vệ sinh cá nhân của cha mẹ. Chúng ta thường để mặc những đứa trẻ chơi dưới sàn nhà, hoặc đi gặp nhiều người bên ngoài nhưng về chưa tắm rửa đã ôm hôn con, người lớn hay mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính nhưng không điều trị và mặc nhiên thoải mái ôm hôn những đứa nhỏ…

Vận động

Vận động thể chất ở trẻ con rất quan trọng. Việc vận động ngoài trời đối với trẻ từ 2 tuổi và việc được ra ngoài không gian ngoài trời với trẻ dưới 2 tuổi rất tốt cho trẻ. Đặc biệt, vận động thể lực ngoài trời 15-30 phút mỗi ngày giúp tăng cường đề kháng của trẻ, giảm tỷ lệ viêm mũi dị ứng….

Xem thêm: 4 bài tập vận động cho trẻ sơ sinh buổi sáng tăng cường sức đề kháng mùa dịch

Bổ sung thực hỗ trợ phẩm tăng cường đề kháng

Cuối cùng, bổ sung đầy đủ thực phẩm khoa học, đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Bộ 3 vitamin ADC đóng vai trò nòng cốt trong hệ miễn dịch. Như bác đã nói ở trên “Sữa non là dòng sữa quý giá bổ sung kháng thể cho con, giúp bảo vệ con trong giai đoạn non nớt đầu đời”, cho nên, nếu các mẹ quan tâm dòng sữa non để bổ sung kháng thể IgG cho bé thì nên chọn dòng nào uy tín, đạt các tiêu chuẩn của cả Việt Nam và quốc tế.

Bộ sung các vitamin giúp tăng cường đề kháng

Hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn rất non nớt nên sức đề kháng kém. Dễ thấy nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi và tác động của môi trường bên ngoài, trẻ rất dễ bị ho, cảm cúm, sốt… Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…

Do đó, hãy giúp bé tăng cường sức đề kháng bằng các loại Vitamin để bé có một hệ miễn dịch tốt nhất để “chiến đấu” với những tác nhân gây bệnh là rất cần thiết

Xem thêm: Review top các cách tăng đề kháng cho trẻ

Giai đoạn khoảng trống miễn dịch ở trẻ

Cho con ngủ đủ giấc:

tổng thời gian ngủ được khuyên theo từng độ tuổi của trẻ như sau:

4 – 12 tháng tuổi: 12 -16 giờ (gồm 2-4 giờ ngủ ban ngày)

1-2 tuổi: 11 – 14 giờ (gồm 1.5 -2 giờ ngủ ban ngày)

3 – 5 tuổi: 10 -13 giờ (gồm 0-45 phút ngủ ban ngày)

6 – 12 tuổi: 9 -12 giờ (gồm 20 – 45 phút ngủ ban ngày)

13 – 18 tuổi: 8 – 10 giờ (gồm 20 – 45 phút ngủ ban ngày)

Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh, bim bim

Vì các thực phẩm này giàu đường và chất béo không tốt. Việc tiêu thụ các loại này ở độ tuổi nhỏ có ảnh hưởng đến sự phát triển miễn dịch của trẻ

Cho trẻ ăn uống đa dạng

Khuyến khích trẻ ăn uống đa dạng rau củ quả, đa dạng nguồn đạm từ cá, thịt, trứng. Trong đó, cá nên 2 ngày/tuần.

VÒNG XOÁY ỐM – SỤT CÂN – SUY GIẢM MIỄN DỊCH – ỐM

Có một vòng xoáy đó là con ốm, bỏ ăn, sụt cân, thiếu protein…dẫn tới hệ miễn dịch suy giảm và khiến cơ thể con dễ bị nhiễm trùng hơn. Và mỗi lần con bệnh là một lần cực nhọc với cha mẹ vì chăm con ốm, bỏ việc, trẻ sụt cân, biếng ăn…mà chưa kể đến các yếu tố trở nặng. Bác hiểu mong muốn của nhiều cha mẹ không mong cao xa, chỉ mong con đừng bệnh. Cố gắng áp dụng những điều ở trên cho con và khi chọn những sản phẩm cho con thì cố gắng truy xuất sứ, nguồn gốc và độ tin cậy.

Trẻ ốm vặt liên tục trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch

Thực ra, không có phương pháp chăm con nào là tốt nhất, chỉ có chúng ta cố gắng mang lại điều tốt nhất cho con thôi. Bé khỏe là ưu tiên hàng đầu, mẹ đừng quá áp lực. Hãy để con thoải mái tự tin lớn khỏe .Hãy yêu thương con bằng những gì chúng ta có. Rồi những đứa nhỏ sẽ bình an. Đứa nhỏ nào cũng phải trải qua giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” cả, quan trọng chúng ta biết chúng ta cần làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn đó một cách nhẹ nhàng nhất bằng cách tăng đề kháng cho con bằng những thứ hiệu quả và khoa học.

Chúc những đứa trẻ luôn bình an.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7248395

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8087417/

https://mch.moh.gov.vn/…/Khoang-trong-mien-dich-va-vai…

https://onlinelibrary.wiley.com/…/j.1365-3083.2011.02615.x

https://www.who.int/…/31-07-2018-3-in-5-babies-not…

Xem thêm:

Các biện pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ

Làm sao để trẻ hết bệnh vặt

Review top thuốc long đờm cho trẻ được đánh giá tốt nhất hiện nay

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*