16 bài thuốc dân gian trị đờm hiệu quả

Ngoài việc sử dụng thuốc long đờm để trị đờm nhớt cho trẻ theo cách thông thường. Áp dụng các bài thuốc dân gian với những nguyên liệu hoàn toàn đến từ thiên nhiên cũng là một cách vô cùng hiệu quả. Bài viết sau đây Bluecare xin được gửi tới ba mẹ 16 bài thuốc dân gian trị đờm hiệu quả. Chủ yếu được kết hợp từ các lý thuyết y học cổ truyền và những đặc tính đặc trưng của các loại thảo dược. Với tính an toàn cực cao và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Ba mẹ cùng đón xem nhé!

Contents

Định nghĩa về ho có đờm chuẩn y khoa

Ho được xem là một phản xạ có lợi của cơ thể, giúp tống khứ bụi bẩn, dị tật và tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường ho hấp ra ngoài.

Đờm là chất dịch được tiết ra ở đường hô hấp (khí phế quản, hốc mũi, xoang trán, họng,…) của con người. Đờm sẽ bao gồm các thành phần như: Chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc tấn công đường hô hấp.

Ho có đờm là hiện tượng ho đi kèm với các chất dịch được tiết ra từ đường hô hấp thông qua đường mũi và miệng. Đây không phải là một hiện tượng hiếm gặp và có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng.

Cách điều trị ho có đờm hiệu quả

Thuốc long đờm

Thuốc long đờm còn được gọi là thuốc loãng đờm, thuốc tiêu chất nhầy. Các loại thuốc này có tác dụng làm long dịch tiết từ niêm mạc khí quản – phế quản bằng cách thay đổi cấu trúc của dịch nhầy. Ngoài điều trị ho có đờm, thuốc long đờm còn được sử dụng trong điều trị bệnh nhầy nhớt, các bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như viêm phế quản cấp hoặc mạn tính.

Các bài thuốc dân gian

Nếu như trẻ bị ho có đờm ở mức độ nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian tiêu đờm với những nguyên liệu từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng vướng víu, khó chịu ở vòm họng

16 bài thuốc dân gian trị ho long đờm hiệu quả

1. Củ hành tây

Hành tây

Ba mẹ có thể chế biến hành tây theo nhiều cách khác nhau thành các món ăn, bài thuốc có tác dụng long đờm. Ví dụ như: Thái mỏng một củ hành tây và đun sôi trong nước hoặc thêm vào nước gà nấu thành súp hay canh và nhâm nhi một vài lần trong ngày.

Ba mẹ còn có thể làm xi-rô ho bằng hành tây như sau:

  • Đun 2 muỗng canh nước cốt chanh và 1 muỗng canh mật ong cho đến khi hỗn hợp này đủ ấm
  • Sau đó khuấy đều 2 thìa cà phê hành tây đã được nghiền và uống như xi-rô.

2. Tỏi

Tỏi

Tỏi có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng đào thải độc tố, giải độc, tiêu đờm và làm ấm cơ thể. Hoạt chất Allicin có trong tỏi có tác dụng tương tự như một chất kháng sinh liều mạnh giúp tăng cường đề kháng. Qua đó loại bỏ các vi khuẩn có hại và nhanh chóng lấy lại sức khỏe cho người bệnh.

Ngoài ra, các chất khác có trong tỏi như vitamin A,B,C,D và các hoạt chất như idrad carbon, polisaccarit, fito xterin.. có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm, thanh mát họng và giảm ho an toàn. Ba mẹ tham khảo 2 cách chế biến tỏi sau đây nhé:

Tỏi và sữa

Ba mẹ giã nhuyễn một nhánh tỏi rồi cho vào 1 cốc sữa nóng, khuấy nhẹ để các tinh chất trong tỏi hòa với sữa rồi đem uống dần. Chứng ho có đờm của bé sẽ giảm dần theo thời gian.

Nước ép tỏi

  • Ba mẹ giã nát hoặc dùng máy ép từ 3 cho đến 5 nhánh tỏi để lấy nước cốt.
  • Thêm một ít nước ấm hòa cùng tỏi.
  • Sau đó lấy nước cốt uống trong ngày.

3. Cải ngựa

Cải ngựa

Cải ngựa có tác dụng làm sạch các chất nhầy từ đường hô hấp và điều trị các triệu chứng cảm lạnh khác như nghẹt mũi. Ba mẹ tham khảo cách làm như sau:

  • Cho khoảng 30ml cải ngựa và 15ml hạt mù tạt vào 1 pint (473 ml; khoảng 2 ly) nước sôi.
  • Ngâm các loại thảo mộc trong khoảng 4 giờ sau đó lọc qua hỗn hợp này và dùng 3 muỗng canh 3 lần mỗi ngày.

4. Gừng

Gừng

Vị hăng của gừng có tính chất làm loãng đờm. Vì vậy ba mẹ có thể dùng gừng kết tinh để điều trị cho chứng ho ở trẻ. Trà gừng cũng là một bài thuốc dân gian long đờm rất hiệu quả.

  • Đầu tiên, ba mẹ gọt vỏ và cắt lát mỏng rễ gừng tươi và thêm khoảng 1 ly nước sôi (236 ml tương đương 8 ounces).
  • Sau đó, ba mẹ nấu trà vừa sôi cho 5-10 phút, lọc qua và dùng uống nhâm nhi.

5. Củ cải trắng ( La bạc)

Củ cải trắng

Củ cải trắng có vị ngọt, tính bình, tác dụng trực tiếp vào 3 phế, tỳ và vị. Qua đó giúp hạ khí hóa đàm, giáng khí, giải độc, tiêu đờm nhanh chóng.

Trong loại rau này còn chứa hàm lượng nước lớn sẽ đẩy nhanh quá trình làm loãng đờm để loại bỏ nó ra khỏi cổ họng dễ dàng hơn. Ngoài ra, củ cải trắng còn có tác dụng nâng cao khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự sản sinh các vi khuẩn có hại còn tồn tại trong khoang họng gây viêm nhiễm làm dịch đờm tiết ra nhiều hơn.

Củ cải

  • Ba mẹ chuẩn bị 1 củ cải trắng và nước lọc.
  • Rửa sạch củ cải, thái lát mỏng rồi cho vào nồi đun sôi trong vòng khoảng 10 phút.
  • Nước củ cải trắng sẽ có tác dụng trị ho có đờm, ho khan. Ba mẹ chú ý cho bé uống khi nước củ cải vẫn còn ấm nhé!

Hạt củ cải

  • Ba mẹ còn có thể sử dụng hạt củ cải trắng(12g) đem sao vàng hạ thổ cho thơm.
  • Sau đó cho vào nồi sắc lấy nước cùng với hạnh nhân (12g), cam thảo (6g).
  • Mỗi lần sắc ba mẹ chia ra dùng uống trong ngày.

6. Quả và lá chanh

Quả chanh

Quả chanh

  • Ba mẹ ngâm quả chanh vào nước muối pha loãng trong 15 phút, sau đó cho vào lò vi sóng nướng kỹ.
  • Khi chanh được nướng, những thành phần này sẽ tương tác với nhau tạo ra một dung dịch có tác dụng sát khuẩn. Để có tác dụng tốt hơn, ba mẹ có thể pha thêm một chút mật ong.
  • Dung dịch này sẽ làm ấm phổi, giảm ho, bớt khản tiếng.

Lá chanh

Ba mẹ có thể chế biến lá chanh bằng cách sắc chúng với gừng tươi, con ho dai dẳng sẽ giảm đi nhanh chóng khi sử dụng nước sắc này.

Chanh và mật ong

Lấy một quả chanh tươi vắt lấy nước cốt. Sau đó thêm một muỗng cà phê nước cốt chanh pha với 100ml nước ấm, khuấy đều và sử dụng uống trong ngày.

7. Quất và đường phèn

Quất

Tinh dầu trong quả quất sẽ kích thích hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Đặc biệt, vitamin C trong quất còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

  • Ba mẹ chỉ cần bổ đôi quả tắc, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường phèn.
  • Có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc hấp cách thủy.
  • Sau khi hấp chín thì lấy nước cho bé uống. Dùng 2 -4 quả tắc là có thể sử dụng cho 3 lần uống trong một ngày đối với trẻ em. Với người lớn, người bệnh có thể ăn luôn cả quả tắc sau khi chưng.

8. Quả lê

Quả lê

Theo như Đông y, lê có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt và giải độc. BA mẹ dùng lê sẽ giúp con thải độc ra ngoài, làm dịu cổ họng, loãng dịch đờm để tống ra ngoài. Từ đó làm giảm các triệu chứng ho hay ho ra đờm nhanh chóng.

Ngoài ra trong lê còn có một lượng vitamin, chất xơ, axit amin và chất chống oxy hóa dồi dào có tác dụng tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn, virus có hại. Chúng ta có thể chế biến lê với đường phèn, vỏ quýt hoặc la hán quả. Bài thuốc dân gian có thể được chuẩn bị theo 3 cách. Cụ thể như sau:

Lê với đường phèn

  • Ba mẹ dùng 1 quả lê rửa sạch, gọt vỏ và ngâm với nước muối trong 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Sau đó cắt bỏ phần đầu và khoét bớt thịt lê bên trong. Ba mẹ lưu ý không nên khoét quá nhiều.
  • Tiếp đó cho đường phèn vào bên trong, lấy phần đầu đậy lại và hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Để nguội một chút là có thể ăn được. Ba mẹ nên cho con ăn phần thịt lê bên trong khi còn ấm. Mỗi ngày nên ăn 1 – 2 quả để thấy được hiệu quả

Lê và vỏ quýt

Ba mẹ dùng 2 quả lê rửa sạch rối ép lấy nước. Sau đó lấy phần nước ép lê nấu cùng với vỏ quýt để lấy phần nước. Mỗi ngày cho bé uống 1 lần cho đến khi tình trạng ho giảm bớt.

Lê và la hán quả

Ba mẹ lấy 1 quả lê rửa sạch, thái hạt lựu. Đồng thời cắt nhỏ la hán quả và nấu cùng với lê. Ba mẹ cho bé uống phần nước và lê đã cắt nhỏ, mỗi ngày dùng 1 lần.

9. Dương tử tô

Dương tử tô

Dương tử tô hay còn gọi là lá húng chanh có tác dụng tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm giúp nhanh chong đẩy lùi những cơn ho do viêm họng, viêm phế quản, cảm lạnh,….

Các chất có trong dương tử tô như phenolic, carvacrol, salicylat, eugenol, codein… có vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên giúp ức chế khả năng sản sinh và lan truyền của các virus, vi khuẩn độc hại. Ngoài ra, dương tử tô còn có khả năng chống viêm nhiễm, giảm sưng tấy cao nơi vòm họng

Dương tử tô kết hợp với đường phèn hoặc mật ong

Ba mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như: 1 nắm lá dương tử tô, 1 ít mật ong hoặc đường phèn

  • Đầu tiên, ba mẹ rửa sạch lá, thái nhỏ rồi trộn với mật ong (trẻ trên 6 tháng tuổi) hoặc đường phèn (trẻ dưới 6 tháng tuổi).
  • Sau đó mang hỗn hợp này đi hấp cách thủy. Đợi nguội, chắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần.

Dương tử tô kết hợp với một số thảo dược

Ba mẹ cần chuẩn bị: 1 nắm dương tử tô, lá tía tô 9g, lá bạc hà 5g, 4-5 lát gừng tươi

Đầu tiên đem nguyên liệu rửa sạch, ngâm muối loãng để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó nấu tất cả với 750ml nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 30 – 45 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước cốt rồi bỏ bã.

Lưu ý nên uống khi nước còn ấm để tăng tối đa quá trình thải độc, diệt khuẩn và dùng sau bữa ăn.

10. Rau diếp cá và nước vo gạo

Rau diếp cá

Rau diếp cá có khả năng kháng sinh tự nhiên nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, chúng còn chứa nhiều vitamin, sắt và chất xơ tốt cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng.

  • Ba mẹ sẽ rửa sạch 1 nắm lá diếp cá, ngâm muối để loại bỏ vi khuẩn.
  • Sau đó xay nhuyễn và trộn với nước vo gạo lần 2. Đun sôi trong khoảng 15 phút và lọc lấy nước.
  • Ba mẹ cho con uống liên tiếp trong 3 ngày đầu. Uống 2 lần/ ngày để ho đờm được giảm một cách tối đa.

11. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý

Nước muối có tác dụng sát trùng, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp. Nước muối sinh lý còn có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa rát ở cổ họng và hỗ trợ tiêu đờm nhanh chóng.

Ba mẹ chỉ cần sử dụng một vài hạt muối tinh nguyên chất (muối trắng biển hạt to) hòa tan với cốc nước ấm khoảng 40 – 50 độ và dùng để súc miệng vào mỗi sáng sau khi thức dậy.

12. Hạt tiêu đen, sữa tươi

Hạt tiêu đen

Ba mẹ chuẩn bị vài hạt tiêu đen cho vào cốc sữa nóng rồi khuấy đều. Nên uống sữa hạt tiêu mỗi ngày 1 lần vào mỗi tối trước khi đi ngủ để giúp giảm dần các triệu chứng ho, đồng thời làm sạch dịch đờm ở cổ họng.

13. Đường phèn và lá hẹ

Lá hẹ

Các thành phần đặc biệt trong lá hẹ như allicin, odorin và sulfit có thể chống cảm lạnh và tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, chất saponin trong lá hẹ còn giúp tiêu đờm, trị ho, giảm viêm đường hô hấp. Ba mẹ có thể làm bài thuốc dân gian lá hẹ như sau:

  • Rửa sạch lá hẹ, thái nhỏ.
  • Sau đó trộn đều với một ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong vòng 20 phút.
  • Dùng nước cốt thu được sau khi hấp để uống mỗi ngày, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê để giảm ho và long đờm.

14. Nghệ

Nghệ

Nghệ có công dụng sát khuẩn cực tốt, làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra nghệ còn làm sạch đờm, thông thoáng đường thở và cải thiện chức năng của phổi. Ba mẹ có thể cho trẻ uống tinh bột nghệ pha với sữa ấm vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ để cải thiện tình trạng nhanh chóng.

15. Tía tô, hoa đu đủ đực và hoa khế

Tía tô

Ba mẹ cho tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi hấp cách thủy cùng với 1 chút nước. Để nguội rồi chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày ba mẹ nên cho bé uống khoảng nửa thìa cà phê.

16. Hoa hồng trắng

Hoa hồng trắng

Hoa hồng trắng chứa rất nhiều vitamin, đường, tinh dầu giúp trị ho một cách rất hiệu quả. Ba mẹ dùng khoảng 4g cánh hoa hồng trộn với đường phèn cho vào chén hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy cho hoa hồng ra nước rồi uống.

Ngoài ra, ba mẹ còn có thể chế biến hoa hồng trắng theo cách sau: Lấy cánh hoa hồng còn tươi, một quả tắc chín, 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén và hấp cách thủy lấy nước. Ba mẹ có thể cho con uống 4 lần trong ngày.

Tuy các bài thuốc dân gian trị đờm cho trẻ có sự an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên thời gian chuẩn bị lại lâu hơn và có thể không phù hợp với mọi cơ địa. Ba mẹ nên cân nhắc kĩ càng và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để con sớm khỏi bệnh nhất nhé!

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*