Contents
1. Thai phụ nên đi khám thai theo đúng lịch hẹn.
2. Cần khám ngay khi có bất thường như:
Đau bụng, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ra huyết và ra nước âm đạo, thai máy bất thường (nhiều, ít hoặc yếu, nhẹ)…
3. Nên siêu âm trung bình 6 lần trong thai kỳ:
– Lần đầu: Ngay khi biết có thai.
– Từ 11- 13 tuần + 6 ngày: Siêu âm đo độ mờ da gáy.
– Từ 16 – 20 tuần: Siêu âm hình thái học sớm
– Từ 20 – 24 tuần: Siêu âm 4 chiều khảo sát hình thái học thai nhi.
– Từ 28 – 32 tuần: Siêu âm 2 chiều xác định vị trí nhau thai.
– Từ 35 – 36 tuần: Siêu âm doppler màu.
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XINLink cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
4. Cần làm một số xét nghiệm quan trọng
– Trong 3 tháng đầu: xét nghiệm tổng quát (máu, nước tiểu).
– Từ 11 – 13 tuần + 6 ngày: double test (cùng ngày với siêu âm đo độ mờ da gáy).
– Từ 15 – 20 tuần: Tripple test – nếu chưa làm double test
– Từ 24 – 28 tuần: Test dung nạp đường.
– Từ 35- 37 tuần: Xét nghiệm dịch âm đạo tìm Streptococus nhóm B (GBS).
5. Đối với con so
Tiêm ngừa uốn ván (VAT) 2 lần cách nhau 01 tháng, mũi thứ 2 trước sanh ít nhất 1 tháng. Con rạ tiêm VAT 01 lần.
6. Cần ăn đủ chất
Rau, trái cây, đậu phụ, cá, tôm, thịt, trứng, sữa, cua, ốc… Hạn chế ăn chất cay, chua, mặn và uống các chất dễ gây kích thích (trà, cafe).
7. Giữ vệ sinh thân thể, mặc quần áo rộng rãi.
Chăm sóc núm vú để chuẩn bị cho con bú sữa mẹ ngay sau sanh.
8. Thai phụ phải theo dõi cử động thai (thai máy)
Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 giờ sau khi ăn (bình thường > 4 lần trong 1 giờ).
Nên đếm cử động thai mỗi ngày sau 28 tuần.
9. Nhớ mang theo hồ sơ khám thai
Mỗi lần tái khám và khi nhập viện.
10. Khi nhập viện nên mang theo giấy tờ tùy thân
Như CMND, hộ chiếu để tránh việc sai sót khi khai tên tuổi, địa chỉ của mẹ ảnh hưởng đến việc làm giấy khai sinh cho bé.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare