Sự phát triển của trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi

su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-0-12-thang-tuoi-Bluecare
su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-0-12-thang-tuoi-Bluecare

Trong năm đầu tiên của bé yêu, dù bé chưa nói được nhưng có thể giao tiếp, học hỏi được rất nhiều từ mẹ. Cùng Bluecare tìm hiểu quá trình và cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi để chăm sóc con khoa học nhé các mẹ ơi !

Contents

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất ngây thơ, như một tờ giấy trắng chưa hề biết gì. Thậm chí bây giờ con mới phát hiện ra tay và chân là một bộ phận của cơ thể mình. Cũng vì chưa biết gì nên con rất nhạy cảm với mọi việc diễn ra xung quanh.

Nhiệm vụ hàng đầu của con trong tháng này là ăn và ngủ thật nhiều, bố mẹ có thể “giúp đỡ” con bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ, cho con ăn đúng cách, giữ môi trường ngủ an toàn và bắt đầu cho bé vào nếp sinh hoạt Easy 3h giúp con ngủ 11-12 tiếng vào ban đêm. Con có thể dậy ăn đêm 2-3 lần rồi ngủ lại luôn.

Ở tuần đầu tiên, con có thể ngủ 18 tiếng/ngày, mỗi giấc dài 1-3 tiếng, những tuần sau con sẽ ngủ khoảng 14-16 tiếng/ngày. Trong tháng này, con thường tăng khoảng 1-1,2kg so với khi mới chào đời.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Vận động thô: Có thể di chuyển đầu qua lại khi nằm sấp.

Vận động tinh: Khả năng bám chắc.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Nhìn chằm chằm bàn tay và ngón tay.

Xã hội: Theo dõi chuyển động bằng mắt.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Sự phát triển của em bé 2 tháng tuổi

Trẻ 2 tháng tuổi cứng cáp hơn rất nhiều so với lúc mới sinh. Bố mẹ nên cho con chơi đồ chơi nhiều màu sắc giúp rèn luyện thị giác và xúc giác. Đồng thời, bố mẹ nên đọc truyện cho con nghe để phát triển khả năng ngôn ngữ.

Bé trai 2 tháng tuổi thường nặng khoảng 4,9-6,3kg và bé gái sẽ nặng khoảng 4,5-5,8kg. Nhu cầu ăn của trẻ sẽ khác nhau tùy theo số cân nặng của con. Đối với trẻ 2 tháng tuổi sẽ cần 800ml – hơn 1l sữa/ngày.

Giai đoạn này bố mẹ nên đưa con vào nếp sinh hoạt theo phù hợp như Easy 3/Easy 3.5 tùy bé. Điều này có thể giúp con ngủ tốt 11-12 tiếng/đêm để con phát triển tối ưu chiều cao và não bộ.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Vận động thô: Giữ đầu và cổ ngẩng lên trong thời gian ngắn khi nằm sấp.

Vận động tinh: Có thể mở bàn tay và nắm tay lại.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu chơi đùa với ngón tay của mình.

Xã hội: Biết cười để phản ứng với mọi người.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Sự phát triển của em bé sơ sinh 3 tháng tuổi

Nhiều bé có thể lẫy trong tháng thứ 3, tuy nhiên một số bé không theo quy luật này. Bố mẹ đừng quá lo lắng, hãy tập luyện cho con với bài tập nằm sấp (tummy time) giúp cổ, cơ tay con cứng cáp.

Tình trạng trẻ biếng ăn sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Trẻ thường có các giai đoạn biếng ăn sinh lý khi tập được một kỹ năng mới. Vì vậy, trong tháng này, con sẽ tăng cân chậm hơn. Bố mẹ nên kiên nhẫn, không ép con ăn và tôn trọng nhu cầu của con. Với những bé theo Easy thì giai đoạn 3 tháng, thường các bé đang vào nếp Easy 4.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Vận động thô: Với và nắm lấy đồ vật.

Vận động tinh: Nắm chặt, giữ đồ vật trong tay.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Cười thành tiếng để cho mọi người biết bé đang vui.

Xã hội: Bắt chước khi mẹ thè lưỡi.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi sẽ có giấc ngủ dài hơn giai đoạn trước đó của con. Nguyên nhân là do dạ dày của con đã to hơn, ăn được nhiều hơn, con ngủ lâu hơn vì không bị cơn đói quấy rầy.

Từ tháng này, cân nặng của con sẽ tăng chậm hơn trước. Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu tùy thuộc  vào giới tính và tốc độ phát triển của bé. Bé trai 4 tháng tuổi thường nặng khoảng 6,2-7,8kg và các bé gái sẽ nặng 5,7-7,3kg.

Mẹ chưa nên nghĩ đến việc trẻ 4 tháng sẽ ăn dặm như thế nào vì giai đoạn này cơ thể con chưa sẵn sàng với việc ăn dặm. Ăn dặm quá sớm sẽ khiến các con mắc các vấn đề về tiêu hóa và tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm ở trẻ.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Vận động thô: Chống tay khi nằm sấp.

Vận động tinh: Với và lấy đồ vật.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Cười lớn tiếng.

Xã hội: Thích chơi; và có thể khóc khi ngừng chơi đùa.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Sự phát triển của em bé sơ sinh 5 tháng tuổi

Sự phát triển của em bé 5 tháng tuổi có thể khiến bố mẹ ngạc nhiên vì con đã bắt đầu biết cách thu hút sự chú ý của mọi người bằng cách ê a và cười. Bố mẹ nên dành thời gian chơi đùa, nói chuyện với con. Lưu ý bố mẹ nên phát âm rõ ràng, nói chậm, không nên nói ngọng, nói lái.

Đôi khi bố mẹ nên để con chơi một mình với đồ chơi ở không gian an toàn để con tự khám phá thế giới. Đồ chơi của trẻ nên chọn đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có thể tạo ra âm thanh với chất liệu, hình dạng an toàn cho trẻ.

Cân nặng thông thường của trẻ 5 tháng tuổi dao động trong khoảng 6,7-8,4kg với bé trai và 6,1-7,8kg với bé gái. Nếu bé 5 tháng tuổi chưa biết lật nhưng vẫn phát triển số đo vòng đầu, chiều dài, cân nặng và con không có biểu hiện khác lạ về sức khỏe thì mẹ vẫn có thể yên tâm.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Vận động thô: Bắt đầu biết lật qua một bên.

Vận động tinh: Học cách để chuyển đồ vật từ tay này qua tay khác.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Dùng miệng phun bong bóng.

Xã hội: Đưa tay (kiểu đòi ôm) về phía bố mẹ; và có thể khóc khi không thấy bố mẹ.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

WHO khuyến cáo các mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm vào giai đoạn 6 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ còn nên để ý đến một số dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm của con như cổ đủ cứng để giữ thẳng đầu, có hứng thú với đồ ăn… Nếu bé 6 tháng tuổi chưa biết ngồi vững hay chưa thể ngồi với sự trợ giúp của bố mẹ thì mẹ đừng vội cho bé ăn dặm.

Hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi còn rất non nớt, mẹ nên cho con ăn cháo và các loại củ quả dễ tiêu với độ loãng phù hợp để con làm quen dần với thức ăn. Mục đích chính của việc ăn dặm của con trong giai đoạn này không phải để con tăng cân nhanh mà chỉ để con học cách nuốt thức ăn.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Vận động thô: Có thể lật qua hai phía.

Vận động tinh: Dùng tay để “cào” các vật nhỏ.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu bập bẹ.

Xã hội: Nhận ra những gương mặt quen thuộc: bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi sẽ cần bố mẹ để ý hơn một chút vì giờ đây con đã nhạy cảm hơn và dần tò mò khám phá mọi thứ xung quanh. Bố mẹ sẽ phải học cách nói “không” và từ chối nguyện vọng của con nếu bé đòi chơi những đồ vật không an toàn.

Bé 7 tháng tuổi thường sẽ có cân nặng 7,4-9,2kg với bé trai và 6,8-8,6kg với bé gái. Bên cạnh cân nặng, mẹ nên quan tâm đến giấc ngủ của bé trong tháng này. Nên cho bé ngủ ít nhất 14 tiếng mỗi ngày, giấc đêm kéo dài ít nhất 10 tiếng.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

Vận động thô: Di chuyển xung quanh; bắt đầu bò, trườn.

Vận động tinh: Đang học cách sử dụng ngón tay cái và các ngón tay.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Bập bẹ theo cách phức tạp hơn.

Xã hội: Hồi đáp những biểu hiện cảm xúc của người khác.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

Nếu con đủ cứng cáp, được bố mẹ khuyến khích phát triển kỹ năng đúng cách thì con đã bắt đầu tập bò ở tháng thứ 8. Bố mẹ nên đảm bảo an toàn cho bé tập bò bằng cách chắn các lối đi, cầu thang, vệ sinh sàn nhà sạch sẽ.

Tập bò có thể khiến bé 8 tháng tuổi biếng ăn sinh lý. . Trong giai đoạn này, ngoài việc tôn trọng nhu cầu của con, mẹ có thể giãn cữ giữa các bữa ăn ra một chút để con có cảm giác đói và ăn uống ngon miệng hơn.

Bé 8 tháng tuổi tăng cân rất ít so với các tháng trước. Thông thường bé trai 8 tháng tuổi sẽ nặng khoảng 7,7-9,6kg và bé gái nặng khoảng 7,0-9,0kg.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

Vận động thô: Có thể ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ.

Vận động tinh: Bắt đầu vỗ tay.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Phản ứng với từ ngữ quen thuộc; nhìn bố mẹ khi được gọi tên.

Xã hội: Chơi các trò chơi tương tác như peekaboo.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

Sự phát triển của em bé sơ sinh 9 tháng tuổi

Nhiều bé 9 tháng tuổi chưa biết bò và chỉ biết cách ngồi đẩy người về phía trước để di chuyển, đó là do mỗi bé là một cá thể độc lập và sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Một số bé phát triển nhanh đã có dấu hiệu tập đứng trong tháng này, ví dụ như víu tay mẹ để bật lên, muốn chân chạm vào đất khi đang được bố mẹ bế.

Trẻ 9 tháng tuổi thường nặng khoảng 8,0-9,9kg với bé trai còn bé gái thì ít hơn một chút với cân nặng khoảng 7,3-9,3kg.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

Vận động thô: Có thể cố gắng leo/bò lên cầu thang.

Vận động tinh: Có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ để nắm đồ vật.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Hiểu một đối tượng nào đó vẫn tồn tại; kể cả khi bé không thấy chúng.

Xã hội: Lo sợ khi thấy người lạ.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

Khi trẻ 10 tháng tuổi nên dạy gì là thắc mắc lớn của bố mẹ, bên cạnh các kỹ năng vận động mà con đang dần hoàn thiện như bò, ngồi, đứng, con đang dần tập nói và hiểu được các từ đơn giản, vì thế bố mẹ có thể dạy con nói trong giai đoạn này. Cách đơn giản nhất là dạy con nói các từ có vần “a” như “ba”, “má”, “bà”, “cá”… rồi đến vần khác với độ khó tăng dần và chỉ đúng vào sự vật mỗi khi nhắc đến.

Khi con tập đứng, mẹ có thể nhận ra con cao hơn mẹ nghĩ rất nhiều vì đã quen nhìn con nằm và ngồi. Vì thế mẹ nên để ý đến chế độ dinh dưỡng của con để giúp con phát triển chiều cao và xương khớp tốt nhất.

Cân nặng bé 10 tháng tuổi sẽ dao động trong khoảng 8,2-10,2kg với bé trai và 7,5-9,6kg với bé gái.

Bé 10 tháng tuổi ăn cơm được chưa là câu hỏi chung của nhiều bậc phụ huynh. Câu trả lời được các chuyên gia khuyến cáo là “chưa”. Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn cháo đặc với thức ăn tăng độ thô hơn giai đoạn trước và chỉ nên cho bé ăn cơm nát khi con được khoảng 1 tuổi.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

Vận động thô: Đẩy mình để đứng lên.

Vận động tinh: Sắp xếp và phân loại đồ chơi.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Vẫy tay chào tạm biệt.

Xã hội: Hiểu được nguyên nhân và kết quả (ví dụ, con khóc, mẹ sẽ đến bên cạnh).

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

Sự phát triển của bé sơ sinh 11 tháng tuổi

Trẻ đang ở độ tuổi bắt đầu hiểu ý nghĩa của từ “không” và những việc mình không làm được. Bố mẹ cần thống nhất về những việc này và có thái độ giống nhau mỗi khi nói chuyện với con. Ví dụ vẽ lên tường là không được phép, con có thể vẽ vào giấy dưới sàn nhà…

Trẻ đang ở độ tuổi khám phá thế giới mạnh mẽ nên có thể việc ăn, ngủ của con sẽ bị ảnh hưởng. Con có thể đang ngồi ăn thì lại bị phân tâm bởi một việc gì đó và đòi ra khỏi ghế ăn để chơi.

Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ tháng này, mẹ nên nhớ nhé. Tháng này trẻ thường tăng 0,2 – 0,5kg so với tháng trước.

Về giấc ngủ, các chuyên gia khuyên mẹ nên cho trẻ 11 tháng tuổi ngủ đủ 12-14 tiếng/ngày và giấc đêm nên kéo dài ít nhất 10 tiếng.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi

Vận động thô: Ngồi, trèo lên đồ nội thất.

Vận động tinh: Lật các trang sách khi mẹ đọc truyện.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu nói “mama” hoặc “dada”.

Xã hội: Bắt đầu chơi trong giờ ăn; thể hiện sở thích ăn uống của mình.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi

Đa phần bé 12 tháng tuổi chưa biết đi, con mới có thể bước men theo ghế dài hoặc giường. Mẹ có thể giúp con bằng cách cổ vũ, động viên con để con có thể tự bước đi mà không cần sự hỗ trợ.

Nhận thức của bé 12 tháng tuổi đã phát triển rất nhiều, mẹ có thể dạy con cách nói cảm ơn, xin lỗi và tự cất đồ dùng vào đúng chỗ để rèn tính cách gọn gàng, kỉ luật cho con.

Thực đơn cho trẻ 12 tháng nên cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin. Bé 12 tháng tuổi nên được ăn đủ 450-600ml thức ăn/ngày (bao gồm cả cháo và hoa quả nghiền).

Cân nặng thường thấy của trẻ giai đoạn này là 8,6-10,8kg với bé trai và 7,9-10,2kg với bé gái. Bố mẹ cần theo dõi thêm và đưa con đi khám bác sĩ nếu quan sát con có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bữa, không tăng cân…

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi

Vận động thô: Có thể tự mình đứng dậy vững vàng; và có những bước đi đầu tiên.

Vận động tinh: Bé có thể xỏ tay vào ống tay áo.

Ngôn ngữ/Nhận thức: Nói trung bình 2-3 từ (thường là “mama” và “dada”).

Xã hội: Chơi các trò chơi bắt chước chẳng hạn như giả vờ sử dụng điện thoại.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*