Ảnh hưởng của dây rốn quấn cổ

Theo thống kê của các bác sĩ sản khoa có khoảng 30% em bé phải đối mặt với nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Ta có thể thấy tình trạng này cũng không hiếm gặp một chút nào. Và để có cái nhìn đúng về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Bluecare - Ứng dụng đặt lịch tiêm chủng vaccine với các trung tâm tiêm chủng gần nhất!

1. Dây rốn là gì?

Dây rốn là đoạn nối từ bụng của thai nhi đến bánh rau, hình thành từ tuần thứ 5 sau khi thụ thai. Trung bình dây rốn dài từ 40-60cm, tuy nhiên cũng có những trường hợp dây rốn dài >= 1m hoặc chỉ 20-30cm (Lưu ý siêu âm không đo được chiều dài dây rốn)

Dây rốn giúp vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ bánh rau tới bào thai, thường gồm có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch (một vài trường hợp, dây rốn chỉ có một tĩnh mạch và một động mạch)
Trong quá trình hình thành và phát triển, dây rốn có và cố định từ bụng thai đến bánh rau. Còn thai thì luôn vận động xoay chuyển các vị trí, do đó thai có thể chui qua tạo các vòng,các nút thắt với dây rốn làm dây rốn sẽ quấn vào thân, các chi, và cổ ( vị trí này thường gặp vì nó khó tháo ra).

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

Theo thống kê của các bác sĩ sản khoa có khoảng 30% em bé phải đối mặt với nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời.

2. Ảnh hưởng dây rốn quấn cổ

(đánh giá dây rốn quấn cổ trên siêu âm dựa vào Doppler màu thấy mạch máu của dây rốn vòng quanh vị trí cổ thai)

Thông thường hầu hết các trường hợp này đều tương đối an toàn trong suốt quá trình thai kỳ và thường gây ảnh hưởng khi sinh vì: Khi chuyển dạ, thai sẽ sổ theo đường âm đạo, đầu thai sẽ xuống trước, khi đấy dây rốn bị kéo căng => các tình huống:
– Nếu dây rốn đủ dài sẽ vẫn sinh thường được ( thậm chí mình đã đỡ đẻ trường hợp sinh thường có 3 vòng dây rốn quấn cổ), còn dây rốn ngắn có khi quấn 1 vòng cũng không sinh được.
– Nếu dây rốn ngắn, khi đó việc kéo căng dây rốn sẽ siết chặt cổ em bé, sẽ làm em bé thiếu oxy (được hiểu là thai suy -> cần đi mổ cấp cứu) vì nếu để lâu có thể thai ngạt và mất tim thai (tử vong). Phát hiện điều này nhờ theo dõi monitor => đấy cũng là lý do vì sao cần theo dõi monitor những tuần cuối thai kỳ.

Bổ sung ngoài lề:
Còn trường hợp dây rốn ngắn, khi chuyển dạ thai sổ xuống theo đường âm đạo thì do dây rốn ngắn sẽ giữ thai lại không xuống tiếp được. Vì thế thai có khi cứ dập dềnh mãi không tiến triển để đẻ được —> mổ và thường khi đi mổ xong mới phát hiện do dây rốn ngắn

BS Nguyễn Anh Tuấn

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare