Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh là một trong những phương pháp điều trị bệnh vàng da cho bé hiệu quả, dễ thực hiện và kinh tế nhất hiện nay. Vậy, phương pháp này cụ thể như thế nào? Bluecare mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé!
Contents
Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh là phương pháp điều trị vàng da bằng một loại ánh sáng đặc biệt (không phải ánh sáng mặt trời), có bước sóng từ 400-500 nm, cực điểm 450-460 nm. Nó được sử dụng để điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách làm giảm mức độ bilirubin trong máu của bé thông qua một quá trình được gọi là quá trình oxy hóa quang học. Quá trình oxy hóa quang bổ sung oxy vào bilirubin để nó hòa tan dễ dàng trong nước. Điều này khiến gan của bé dễ dàng phân hủy và loại bỏ bilirubin khỏi máu.
Ánh sáng của đèn chiếu vàng da ( bước sóng từ 400-500 nm, cực điểm 450-460 nm) tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin. Khi chiếu đèn năng lượng loại này, các bước sóng của ánh sáng sẽ xuyên qua da và tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da. Sự tác động này biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp ( có độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước. Đây là những sản phẩm không độc và sẽ được cơ thể trẻ đào thải ra ngoài thông qua gan và nước tiểu.
Bilirubin là sản phẩm của quá trình hồng cầu bị vỡ. Nếu chất này tích tụ quá nhiều trong cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ gây ra tình mắt, vàng da. Thông thường, gan có nhiệm vụ giúp loại bỏ bilirubin trong máu. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa đủ trưởng thành nên không thực hiện tốt chức năng này. Theo diễn tiến bình thường, lượng bilirubin dư thừa sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào khác và sẽ biến mất trong một vài tuần. Đó là khi gan trưởng thành hơn và có thể giúp con bạn loại bỏ bilirubin ra ngoài.
Bilirubin là sản phẩm của quá trình hồng cầu bị vỡ. Nếu chất này tích tụ quá nhiều trong cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ gây ra tình mắt, vàng da. Thông thường, gan có nhiệm vụ giúp loại bỏ bilirubin trong máu. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa đủ trưởng thành nên không thực hiện tốt chức năng này. Theo diễn tiến bình thường, lượng bilirubin dư thừa sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào khác và sẽ biến mất trong một vài tuần. Đó là khi gan trưởng thành hơn và có thể giúp con bạn loại bỏ bilirubin ra ngoài.
Trong một số trường hợp, lượng bilirubin tăng quá nhiều. Khi đó, bilirubin xâm nhập vào não, gây ra tình trạng “vàng da nhân”. Điều đó có nghĩa là não và các cơ quan khác có thể gây tổn thương. Dẫn đến những biến chứng như bại não, giảm thính lực, những vấn đề về thị lực, các vấn đề về học tập, phát triển thể chất và hành vi.
Trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị vàng da bằng phương pháp chiếu đèn. Đây là cách giúp làm giảm lượng bilirubin và ngăn ngừa tình trạng “vàng da nhân”. Liệu pháp điều trị bằng ánh sáng sẽ giúp chuyển bilirubin thành một dạng chất khác có thể thải ra ngoài khi trẻ đi tiêu hay đi tiểu.
Những trường hợp vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh có chỉ định liệu pháp chiếu đèn điều trị vàng da phải đủ những tiêu chí sau:
• Vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh.
• Vàng da tăng Bilirubin gián tiếp quá mức chưa xuất hiện những dấu hiệu của tiền nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh.
• Chiếu đèn nhằm mục đích dự phòng vàng da trong trường hợp trẻ đẻ non, trẻ đẻ ra bị sang chấn trên da và xuất huyết mức độ nặng, trẻ có bướu máu…
Chỉ số Bilirubin bao nhiêu thì phải chiếu đèn phụ thuộc vào nồng độ Bilirubin vượt quá mức quy định theo ngày tuổi, số kí và mức độ vàng da của mỗi trẻ, vào các yếu tố nguy cơ (nhiễm khuẩn, đẻ non, bệnh lý kèm theo…).
Những trường hợp không áp dụng quy trình chiếu đèn điều trị vàng da là những trẻ mắc phải bệnh niệu bẩm sinh hoặc trẻ bị vàng da tăng Bilirubin trực tiếp.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của trẻ để điều chỉnh thời gian chiếu đèn phù hợp. Tùy vào từng em bé mà phác đồ điều trị cũng không hoàn toàn giống nhau. Một vài trường hợp việc chiếu đèn sẽ không liên tục. Trong khi đó, một vài bé sẽ phải chiếu đèn thường xuyên dựa theo mức độ nặng hay nhẹ.
Những em bé sinh tròn tháng thông thường sẽ được chiếu đèn theo chu kỳ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau đó, trẻ có thể trở về phòng và bú mẹ bình thường. Em bé của bạn có thể được chiếu đèn tại phòng riêng hoặc chiếu đèn chung với các bé khác trong lồng ấp. Bác sĩ sẽ theo dõi và có những chỉ định phù hợp giúp việc điều trị nhanh chóng hơn.
Theo thống kê, thời gian em bé bị vàng da điều trị bằng phương pháp chiếu đèn có thể kéo dài trong 3 đến 15 ngày. Khi đã hoàn tất điều trị, da trẻ sẽ dần trở lại bình thường và em bé vẫn đảm bảo được phát triển khỏe mạnh.
Trước khi chiếu đèn chữa vàng da cho bé sơ sinh. Bé nên được khám để đánh giá mức độ vàng của da.
Ba mẹ có thể đặt lịch xét nghiệm để đo chỉ số bilirubin vàng da cho bé tại nhà thông qua ứng dụng Bluecare.
• Nhân viên y tế chuẩn bị, thông báo cho người nhà bé
• Khám – đánh giá tất cả những cơ quan của trẻ sơ sinh
• Đánh giá mức độ vàng da của trẻ
• Đảm bảo vệ sinh vô khuẩn, ấm, thoáng khi tiến hành phương pháp chiếu đèn
• Che mắt trẻ lại bằng mảnh vải tối màu
• Dùng bỉm che bộ phận sinh dục của trẻ lại để hạn chế tình trạng teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này
• Bộc lộ toàn bộ cơ thể trẻ để đảm bảo ánh sáng chiếu vào cơ thể trẻ được nhiều nhất
• Cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi chiếu đèn, tốt nhất là bú sữa mẹ
Quy trình kỹ thuật chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh gồm các bước sau:
Đặt trẻ vào lồng ấp ở vị trí trung tâm ánh sáng
Kiểm tra lại bỉm/ tã đã che kín bộ phận sinh dục bé chưa.
Kiểm tra băng mắt đã che kín hai mắt của trẻ chưa.
Bật công tắc đèn và điều chỉnh nhiệt độ máy chiếu đèn vàng da phù hợp với nhiệt độ của cơ thể trẻ
Thay đổi tư thế trẻ mỗi 2-4 giờ
Kiểm tra nồng độ Bilirubin máu liên tục 12-24 giờ/lần để quyết định thời gian chiếu đèn cho trẻ vàng da
Tùy vào mức độ bilirubin tăng trong cơ thể mà mỗi trẻ có lượng thời gian được chiếu đèn khác nhau.
Để quá trình điều trị hiệu quả, các em bé cần được đặt nằm ở tư thế thoải mái, bé hợp tác trong quá trình chiếu đèn.
Những yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quá trình điều trị bao gồm: điều chỉnh cường độ ánh sáng, khoảng cách của trẻ với nguồn sáng, diện tích cơ thể tiếp xúc trong quá trình chiếu đèn v.v
Thời gian để bilirubin bắt đầu giảm dần là sau khoảng từ 4 – 6 giờ.
Bên cạnh đó, tùy vào loại đèn chiếu (một mặt – chỉ có đèn phía trên chiếu xuống ngực trẻ hay hai mặt – đèn chiếu cả mặt lưng phía dưới và mặt ngực phía trên) mà thời gian chiếu cũng khác nhau. Một số bé chỉ cần chiếu 1 vài giờ đến 1 ngày. Trong khi đó, cũng có những bé cần chiếu từ 3-4 ngày.
Có thể mẹ quan tâm: Bé vẫn vàng da dù đã chiếu đèn- Mẹ phải làm gì?
Khi chiếu đèn cho trẻ, nhu cầu về nước và dinh dưỡng sẽ tăng lên. Do đó, bạn nên cho trẻ bú tăng cường thêm nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Một số trường hợp, con bạn có thể cần phải bù thêm dịch truyền qua đường tiêm. Dịch truyền bổ sung giúp trẻ đi tiểu nhiều hơn để có thể loại bỏ bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
Tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:
• Rối loạn thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể của trẻ.
• Trẻ có thể bị tăng kích thích. Đi ngoài phân lỏng hơn.
• Nguy cơ tổn hại đến mắt nếu trẻ không được băng mắt trong quá trình chiếu đèn.
• Teo tinh hoàn nếu trẻ không được che bộ phận sinh dục trong quá trình chiếu đèn.
• Trẻ có thể bị mất nước. Vì vậy, bé vẫn cần được cung cấp lượng nước tăng hơn 15-20% mỗi ngày. Mẹ cho bú hoặc được ti bình sau mỗi khoảng thời gian chiếu đèn để bổ sung nước cho con. Với bé bị mất nước nhiều, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch bù nước.
• Ánh sáng 400-500nm, cực điểm 450-460 nm có thể làm da một số trẻ bị mẩn đỏ. Việc chiếu ánh sáng có cường độ cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng bỏng da ở trẻ sơ sinh. Vì vậy khi chiếu đèn, cần chú ý đảm bảo khoảng cách đèn chiếu đến bé từ 30-50cm để phòng tránh tình trạng bỏng da cho bé.
Mặc dù có một số tác dụng phụ khi chiếu đèn vàng da cho trẻ. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu trẻ được chiếu đúng quy trình kỹ thuật.
Tuy là một trong những phương pháp hiệu quả nhất nhưng vẫn có những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da mà các bác sĩ cũng như những bậc phụ huynh cần lưu ý để phát hiện nhanh nhất có thể.
Vì dùng ánh sáng xanh chiếu trực tiếp lên da của đứa trẻ nên phương pháp này có thể để lại tác dụng phụ như rối loạn thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể của trẻ gặp những bất thường như tăng cao hoặc giảm xuống thấp hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, trẻ còn bị tăng kích thích, có thể là đi ngoài phân sẽ lỏng hơn.
Ánh sáng xanh với bước sóng từ 400-500nm, cực điểm là 450-460nm có thể làm da của trẻ bị mẩn đỏ hoặc hội chứng trẻ da đồng. Một tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da không thể bỏ qua đó là làm tổn hại đến mắt của trẻ, chính vì lý do này mà trong quy trình kỹ thuật chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh người ta thường băng mắt của trẻ lại bằng miếng vải sẫm màu để tránh tình trạng này.
Khi ánh sáng xanh chiếu vào cơ thể trong một thời gian dài, đặc biệt là vùng bộ phận sinh dục của trẻ cũng có thể dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn. Vì vậy, người ta thường dùng bỉm hoặc tã để mang cho trẻ trong suốt quá trình chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh nhằm ngăn chặn tình trạng teo tinh hoàn.
Mất nước cũng là một trong những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da thường gặp phải. Đối với tình trạng này các bậc phụ huynh sẽ được bác sĩ điều trị tư vấn về chế độ ăn của bé cũng như chỉ định truyền dịch bù nước, với mức nước cần cung cấp cho trẻ tăng hơn 15%-20% mỗi ngày.
Bên cạnh những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da kể trên, việc chiếu ánh sáng có cường độ cao cho trẻ sơ sinh trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng bỏng ở trẻ, vì vậy cần đảm bảo khoảng cách từ đèn chiếu sáng đến bệnh nhi vào khoảng 30-50cm để hạn chế những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da xảy ra.
Ngoài vấn đề khoảng cách, thời gian chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh cũng phải đạt chuẩn, và khi tình trạng vàng da trên lâm sàng giảm và nồng độ Bilirubin giảm xuống mức như bình thường thì dừng việc chiếu đèn vàng da theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những biến chứng của phương pháp này sớm nhất có thể.
Mặc dù có những ưu điểm nhất định như đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao và giá thành hợp lý, phương pháp chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ tại những cơ sở y tế uy tín, có máy móc thiết bị đầy đủ để đảm bảo cường độ ánh sáng, bước sóng ánh sáng, khoảng cách từ đèn đến trẻ, cách chiếu đèn, thời gian chiếu đèn đạt chuẩn, từ đó sẽ giảm thiểu được những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da.
Chiếu đèn vàng da được xem là một trong những phương pháp điều trị bệnh vàng da sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện và kinh tế nhất hiện nay. Tuy nhiên trẻ sơ sinh cơ thể còn yếu ớt, mẹ mới sinh cơ thể cũng còn hết sức đau nhức và mệt mỏi việc di chuyển vào bệnh viện hàng ngày để chiếu đèn cho trẻ thực sự là hết sức khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đặc biệt là những nguy cơ về lây chéo, nhiễm trùng bệnh viện. Vì vậy ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ Chiếu đèn điều trị vàng da tại nhà hết sức thuận tiện, cho hiệu quả tương đương như điều trị tại bệnh viện trong khi loại trừ được rất nhiêu rủi ro, chi phí và thời gian.
Các bài viết bổ sung thông tin cho chủ đề điều trị vàng da sơ sinh:
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Copyright © 2021 Bluecare Jsc. All rights services.