Chiếu đèn cho trẻ vàng da có hại không? Tác dụng phụ chiếu đèn vàng da là gì?

Em-be-duoc-bang-mat-truoc-khi-chieu-den-vang-da-bluecare

Chiếu đèn cho trẻ vàng da có hại không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ có con bị vàng da băn khoăn. Ba mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Contents

Tổng quan về chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da do tăng nồng độ Bilirubin gián tiếp là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vàng da xuất hiện trong 1 tuần đầu sau sinh (vàng da sinh lý) thường sẽ tự hết, không cần điều trị. Tuy nhiên, có những trường hợp vàng da tiến triển ở mức độ nặng (vàng da bệnh lý) rất cần được điều trị sớm. Chiếu đèn là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.

Chiếu đèn vàng da là gì?

Chiếu đèn vàng da là phương pháp sử dụng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng để chuyển Bilirubin tự do thành Photobilirubin có khả năng tan trong nước nên sẽ được đào thải qua nước tiểu. Kết quả là giảm hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Tại sao trẻ sơ sinh phải chiếu đèn?

Gan của bé sơ sinh chưa đủ phát triển để loại bỏ lượng bilirubin dư thừa trong máu. Bilirubin tích tụ trong cơ thể gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt ở bé. Nếu lượng bilirubin tăng quá cao, xâm nhập vào não có thể gây ra biến chứng vàng da nhân. Khiến cho não và các cơ quan khác có thể bị tổn thương. Hậu quả là trẻ có thể bị biến chứng nặng như: bại não, giảm thính lực, ảnh hưởng đến thị lực, phát triển trí tuệ và hành vi.

Vì vậy, trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị vàng da bằng phương pháp chiếu đèn. Phương pháp ánh sáng này giúp chuyển bilirubin thành một dạng chất khác. Có thể thải ra ngoài khi trẻ đi tiêu hay đi tiểu.

Chiếu đèn vàng da bao lâu là đủ?

Với những trẻ mắc phải bệnh lý vàng da tăng Bilirubin gián tiếp thì chỉ định chiếu đèn chữa vàng da trong bao lâu phụ thuộc vào mức độ vàng da và chỉ số xét nghiệm Bilirubin. Các bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị cho từng trường hợp bệnh trạng cụ thể. Do đó, việc chiếu đèn liên tục hay cách quãng phụ thuộc vào từng bé.

Đối với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, sau khoảng 3 giờ chiếu đèn. Mẹ có thể cho bé ra ngoài để hoặc thay tã lót. Thông thường lộ trình điều trị sẽ là chiếu đèn liên tục từ 3 – 15 ngày. Ngoài ra còn có thể cho trẻ chiếu đèn trong lồng ấp, giữ nhiệt độ từ 30 – 32 độ C.

Khi đã hoàn tất điều trị, da trẻ sẽ dần trở lại bình thườn. Em bé vẫn đảm bảo được phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Mẹ phải làm gì nếu sau khi chiếu đèn, bé vẫn bị vàng da

Chiếu đèn vàng da có hại không?

Chiếu đèn vàng da khá lành tính và không có hại nếu bé được chiếu đèn đúng cách. Tuy nhiên, bé có thể gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình trị liệu bằng phương pháp ánh sáng này.

Tìm hiểu ngay : Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

Tác dụng phụ khi chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh?

Tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da thường là tăng thân nhiệt, mất nước, tiêu phân xanh, rối loạn thân nhiệt, tăng kích thích, mẩn đỏ ngoài da, hiện tượng trẻ da đồng, tổn thương nhãn cầu, bỏng… và không gây tác dụng phụ lên não của trẻ.

Cần lưu ý gì khi chiếu đèn điều trị vàng da cho bé?

Hiệu quả của phương pháp chiếu đèn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, bước sóng ánh sáng, sự hợp tác của bé. Các bậc phụ huynh nên lưu ý những vấn đề sau đây khi chiếu đèn cho bé tại nhà.

Băng mắt cho trẻ bằng miếng vải sẫm màu khi chiếu đèn

Để đảm bảo ánh sáng được chiếu trong quá trình điều trị vàng da không gây hại cho mắt bé. Cha mẹ cần lấy miếng vải sẫm màu để che mắt lại cho bé.

Chiếu đèn cho trẻ vàng da không có hại nếu em bé được băng mắt và mặc bỉm.
Em bé được băng mắt và mặc bỉm trước khi chiếu đèn điều trị vàng da

Mặc tã/ bỉm che bộ phận sinh dục cho bé khi chiếu đèn điều trị vàng da

Khi ánh sáng xanh chiếu vào cơ thể trong một thời gian dài, đặc biệt là vùng bộ phận sinh dục của trẻ cũng có thể dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn. Ba mẹ nhớ mặc bỉm cho con trước khi chiếu đèn để bảo vệ con nhé!

Bổ sung dinh dưỡng cho bé trong quá trình chiếu đèn

Để đảm bảo con được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Mẹ cần tăng cường cho con bú, tránh hiện tượng mất nước do nhu cầu nước khi chiếu đèn tăng lên. Mẹ nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị về việc bổ sung dinh dưỡng cho bé trong quá trình chiếu đèn. Thông thường, bé sẽ cần nhiều nước hơn bình thường khoảng từ 15%-20%.

Tuân theo chỉ định của bác sĩ về thời gian chiếu đèn

Lượng thời gian con bạn được chiếu đèn sẽ phụ thuộc vào mức độ bilirubin tăng trong cơ thể. Ngoài ra, còn liên quan khả năng đáp ứng với điều trị của mỗi trẻ. Những yếu tố khác có thể điều chỉnh như cường độ ánh sáng, khoảng cách của trẻ với nguồn sáng và diện tích cơ thể tiếp xúc trong quá trình chiếu đèn. Sau khoảng từ 4 đến 6 giờ chiếu đèn, bilirubin mới bắt đầu giảm từ từ. 

Trẻ có thể được chiếu đèn một mặt (chỉ có đèn phía trên chiếu xuống ngực trẻ) hoặc hai mặt (đèn chiếu ở cả mặt lưng phía dưới và mặt ngực phía trên). Một số trẻ chỉ cần chiếu đèn một ngày hoặc vài giờ. Trong khi đó, những trẻ khác có thể chiếu đèn từ 3 đến 4 ngày.

Ba mẹ cần nghe kỹ và tuân theo các chỉ định của bác sĩ về thời gian chiếu đèn cho con mình.

Tại sao bé vàng da phải thay máu sau khi đã điều trị bằng chiếu đèn?

Nếu mức độ bilirubin rất cao và lượng bilirubin không thể giảm dù trẻ đã được chiếu đèn tích cực để ngăn ngừa tình trạng “vàng da nhân”. Khi đó, con bạn có thể cần được thay máu. Đây là một phương pháp đặc biệt giúp truyền máu có ít bilirubin cho trẻ và lấy ra ngoài phần máu có nhiều bilirubin của trẻ. Máu sẽ được lấy sẵn ở ngân hàng máu của mỗi bệnh viện, đã qua kiểm tra và xử lí an toàn, phù hợp nhất với nhóm máu của trẻ.

Hỏi đáp về chiếu đèn vàng da cho bé

Câu hỏi của phụ huynh N.N nhà ở Kiên Giang: Thưa bác sĩ. Cháu nhà sinh được 8 ngày tuổi thì tôi phát hiện bé bị vàng da. Khi nhập viện đo nồng độ Bilirubin là 196 mnol. Trước khi vào viện bé bú, ngủ và chơi rất tốt. Nhưng không hiểu sao sau khi được chiếu đèn 2 ngày (giảm còn 16 mnol). Bệnh viện cho xuất viện thì bé lại ngủ li bì. Không biết bé có sao không ạ. Bé mới về nhà hôm 2/4 thôi ạ. Bé nhà em không bị ảnh hưởng gì đến thần kinh phải không ạ. Chiếu đèn vàng da cho trẻ có hại gì không? Em rất sợ và hoang mang. Không hiểu việc chiếu đèn điều trị vàngda có gây ảnh hưởng nào cho bé không.

ThS. BS Nguyễn Thị Anh Tiên (Bệnh viện nhi đồng 1)

Chào bạn.

Chiếu đèn vàng da có thể gây ra các tác dụng phụ. Như tăng thân nhiệt, mất nước, hoặc mẹ thấy bé tiêu phân xanh, không gây tác dụng phụ lên não.

Ảnh hưởng lên não nếu có. Thường do chất vàng da (Bilirubin) gắn vào tế bào não gây tổn thương. Nhưng em bé của mẹ có xét nghiệm bilirubin là 196mmol/l. Ở trẻ đủ tháng thì chưa đủ để gây tổn thương não.

Như vậy, chiếu đèn cho trẻ vàng da hoàn toàn không có hại nếu bé được điều trị đúng cách.

Nếu có thắc mắc liên quan đến điều trị vàng da nói riêng, và sức khỏe của bé nói chung. Ba mẹ hãy tham gia và đặt câu hỏi cho các bác sĩ thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhà Bluecare tại nhóm Hỏi bác sĩ nhi ba mẹ nhé!

Hoặc gọi điện tới số hotline tư vấn sức khỏe mẹ và bé 24/7: 0985.76.8181

Các bài viết cùng chủ đề:

Review dịch vụ xét nghiệm vàng da sơ sinh tại nhà

Review dịch vụ chiếu đèn vàng da sơ sinh

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*