Bé vẫn vàng da dù đã chiếu đèn- Mẹ phải làm gì?

Be-van-vang-da-du-da-chieu-den-me-phai-lam-gi

Nếu bé vẫn vàng da dù đã chiếu đèn mẹ phải làm gì?

Contents

Mẹ Trần Thị Bích Loan (có con bị vàng da) hỏi như sau:

Con em lúc mới sinh, bác sĩ xét nghiệm nói bị vàng da. Bác sĩ có chỉ định rọi đèn 3 ngày. Sau khi chiếu đèn, em vẫn thấy con bị vàng da. Cho em hỏi, như vậy có ảnh hưởng gì tới bé không ạ?

ThS. BS. Phan Hồng Sáng

Phó khoa Hồi sức tích cực và chống độc

Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt

trả lời như sau:

Xin chào chị!

Con chị được bác sĩ phát hiện, điều trị vàng da bằng phương pháp chiếu đèn. Có thể nhận định biểu hiện vàng da của con chuyên ngành gọi là vàng da tăng bilirubin gián tiếp.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Chị Loan thân mến! Vàng da rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non gặp phải tình trạng này. Vàng da tăng bilirubin gián tiếp có thể chỉ là hiện tượng sinh lý và không cần điều trị. Nhưng trong nhiều trường hợp, lại là bệnh lý. Đối với trường hợp vàng da bệnh lý, cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị đúng. Tránh những biến chứng nặng để lại di chứng thần kinh (vàng da nhân). Thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ.

Đơn giản nhất, chị có thể hiểu rằng bilirubin gián tiếp có nguồn gốc chủ yếu từ hồng cầu vỡ. Theo sinh lý, bilirubin gián tiếp sẽ được đưa đến gan. Kết hợp rồi đào thải ra ngoài theo phân hoặc qua thận ra nước tiểu. Đó là lý do chị thấy phân và nước tiểu có màu vàng. Vàng da tăng bilirubin gián tiếp thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vì số lượng hồng cầu của trẻ sau sinh nhiều hơn người lớn. Thời gian sống của hồng cầu lại ngắn hơn. Khả năng kết hợp ở gan để thải chất này ra ngoài cũng kém hơn người lớn.

Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Trẻ vàng da sinh lý nếu trẻ bắt đầu vàng da từ sau ngày thứ hai sau sinh. Vàng nhẹ đến trung bình, mức độ vàng da tăng chậm. Thông thường trẻ đủ tháng vàng nhiều nhất ở ngày thứ 3-4. Trẻ đẻ non vàng nhiều nhất ngày 5-6. Sau đó da giảm vàng dần cho tới 7-10 ngày. Có thể kéo dài tới 2 tuần nếu trẻ đẻ non. Và trẻ chỉ có vàng da đơn thuần, không có triệu chứng bất thường nào khác. Trường hợp này không cần điều trị gì.

Vàng da bệnh lý nếu trẻ xuất hiện vàng da sớm ngay ngày đầu sau sinh. Hoặc vàng da nặng hoặc vàng da tiến triển nhanh. Hoặc trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác. Chẳng hạn như bú kém, bỏ bú, nôn, khó thở, li bì, có cơn co cứng toàn thân. Hoặc cảm giác trẻ mềm nhũn… Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm và quyết định điều trị. Bởi vì, trong 2 tuần đầu sau sinh, khi bilirubin gián tiếp tăng cao có khả năng ngấm vào các nhân não, gây tổn thương các tế bào thần kinh. Dẫn đến bệnh lý não do tăng bilirubin. Trẻ sẽ có cơn co cứng, co giật hoặc có giai đoạn giảm trương lực cơ, di chứng thần kinh nặng nề về sau.

Mục đích của chiếu đèn trong điều trị vàng da sơ sinh

Mục đích của chiếu đèn trong điều trị vàng da là giúp cho bilirubin gián tiếp từ không tan trong nước chuyển thành dạng có thể tan trong nước và đào thải ra mật hoặc nước tiểu. Đó là lý do chị thấy em bé giảm vàng da rất nhiều sau khi chiếu đèn.

Xem thêm: Chiếu đèn điều trị vàng da cho bé như thế nào mới là đúng cách?

Vấn đề bé vẫn vàng da dù đã chiếu đèn

Mỗi lần chiếu đèn thường từ 3-5 ngày tùy mức độ và tiến triển của vàng da. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn vàng da sau 2 tuần, thường không cần chiếu đèn nữa. Vì hầu như không có nguy cơ bilirubin gián tiếp ngấm vào nhân não sau thời gian này. Vấn đề quan trọng là cần biết được nguyên nhân của tình trạng vàng da kéo dài là gì. Từ đó sẽ có hướng xử trí thích hợp.

Bé vẫn vàng da dù đã chiếu đèn được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Sáng.
Bác sĩ Sáng hướng dẫn người nhà bệnh nhân nhi chiếu đèn cho bé

Có rất nhiều nguyên nhân gây vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Tùy thuộc vào:

  • Các yếu tố tiền sử từ gia đình
  • Quá trình mang thai của mẹ
  • Bệnh lý hiện có của trẻ
  • Ngày tuổi của trẻ

để bác sĩ có thể định hướng một số nguyên nhân vàng da

Ví dụ:

Nếu trẻ vàng da trong tuần đầu sau sinh có thể do: vỡ hồng cầu ở con vì bất đồng nhóm máu mẹ con, do nhiễm trùng, xuất huyết hoặc kết hợp do trẻ đẻ non…

Nhưng nếu kéo dài quá tuần thứ hai. Vàng da có thể do: viêm gan, do bệnh lý tắc mật bẩm sinh, do suy giáp bẩm sinh, do bệnh lý tan máu bẩm sinh…

Kết luận

Bởi vì chị không cung cấp thông tin con của chị. Chẳng hạn như cháu bao nhiêu ngày tuổi, tình trạng vàng da như thế nào, có vấn đề gì đi kèm không… Do đó, rất khó trả lời câu hỏi của chị là “con của chị có vấn đề gì hay không”.

Vì vậy, nếu chị thấy em bé còn vàng da, chị nên đưa đến bác sĩ Khoa Nhi. Bác sĩ sẽ hỏi và khám bệnh trực tiếp cho con chị. Chắc chắn, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết và sẽ tư vấn cụ thể cho chị nhé.

Nếu có thắc mắc liên quan đến điều trị vàng da nói riêng, và sức khỏe của bé nói chung. Ba mẹ hãy tham gia và đặt câu hỏi cho các bác sĩ thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhà Bluecare tại nhóm Hỏi bác sĩ nhi.

Hoặc gọi điện tới số hotline tư vấn sức khỏe mẹ và bé 24/7: 0985.76.8181

Các bài viết cùng chủ đề:

Các trường hợp trẻ sơ sinh được chỉ định chiếu đèn điều trị vàng da.

Chiếu đèn vàng da có hại không? Tác dụng phụ của chiếu đèn là gì?

Review dịch vụ xét nghiệm vàng da sơ sinh tại nhà

Review dịch vụ chiếu đèn vàng da sơ sinh

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*