Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

Nhiễm độc thai nghén, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ rất nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé. Do vậy mẹ bầu cần chú ý các triệu chứng để kịp thời điều trị, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời mới các mẹ cùng tham khảo bài viết “Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ” sau đây của Bluecare.

Contents

 Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

Nhiễm độc thai nghén thường gặp ở phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này thường gặp và có nguy cơ cao mắc bệnh ở phụ nữ mang thai lần đầu, có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, người béo, bệnh đái tháo đường, đa thai, nhiều nước ối,…

Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối thai kỳ rất nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi.

Mẹ bầu và em bé có thể gặp phải một số biến chứng trước lúc sinh và trong khi mang thai. Một số biến chứng trước khi sinh có thể gặp như: Tiền sản giật, choáng váng, mắt mờ, buồn nôn, phù 2 chân dưới, tăng huyết áp.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, XÉT NGHIỆM NIPT, TẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  Hotline 0985768181.

Biến chứng sản phụ gặp phải ở những tháng cuối của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc sau sinh là sản giật. Các triệu chứng của sản giật có thể kể đến: Co giật, cơ thể co cứng, ngừng thở hôn mê. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não, thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

2.1. Phù nề

Phù nề là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ. Phù biểu hiện khi mẹ bầu thực hiện ấn vào mắt cá chân sẽ thấy dấu lõm của ngón tay.

Nguyên nhân có thể do mẹ bầu không chịu nổi gánh nặng của thai nghén nên gây ra cản trở các hoạt động chức năng dẫn đến biến chứng. Thông thường, mẹ bầu sẽ bị phù chân, tuy nhiên nếu nặng có thể phù toàn thân. Phù khiến cho mẹ bầu đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và nguy hiểm đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.

2.2. Tăng cân nhanh

Khi nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu tăng cân nhanh so với số cân tăng sau mỗi tuần. Tích nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng cân nhanh ở sản phụ. Tăng cân nhanh ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, thông thường, mẹ bầu sẽ tăng từ 0,5 -1kg.

Để chẩn đoán tình trạng tăng cân này có phải do nhiễm độc thai nghén không, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm xét nghiệm đạm. Nếu kết quả xét nghiệm cho chỉ số đạm ở mức 0,3g/lít, mẹ bầu sẽ được theo dõi chặt chẽ.

2.3. Xuất hiện protein trong nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu cần kiểm tra trong mỗi lần đi khám thai. Kết quả xét nghiệm cho phép chẩn đoán tình trạng nhiễm độc thai nghén. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy lượng protein cao thì tình trạng nhiễm độc thai nghén càng nghiêm trọng.

2.4. Tăng huyết áp

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như: ù tai, chóng mặt hay nhức đầu… Đây là những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Do vậy, điều quan trọng là mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và đo huyết áp.

Nếu đo huyết áp cho thai phụ và thấy lên đến 140/90 mmHg, thì cần được theo dõi cẩn thận. Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tiền sản giật hoặc sinh non rất nguy hiểm cho thai nhi.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

3. Phòng ngừa nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

Để đảm bảo cho cả mẹ bầu và thai nhi được vượt cạn thành công, việc khám thai định kỳ rất quan trọng. Từ việc khám thai, các bệnh lý hay tình trạng nhiễm độc thai nghén sẽ được sớm phát hiện.
Đặc biệt đối với những mẹ bầu có nguy cơ cao nhiễm độc thai nghén thì càng cần được khám thai thường xuyên, theo dõi các triệu chứng để tránh biến chứng sản giật và tiền sản giật. Nên ít nhất 3 lần trong suốt quá trình mang thai, nếu có thể một tháng khám một lần.
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là rất cần thiết như: chất đạm và vitamin, ăn giảm lượng muối,…Chú ý vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh hoạt động mạnh như xác, vác đồ,…
Nếu thấy bị phù và các triệu chứng bất thường như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi thì cần đến bác sĩ để kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi và mẹ bầu trong những tháng cuối.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu trên cần phải đến khám và xét nghiệm nước tiểu ngay.

Xem thêm:

Top sản phẩm hỗ trợ giảm nghén cho bà bầu

Điều trị chứng nghén nặng trong thai kỳ

Thai nghén nguy cơ cao – nguyên nhân- cách phòng tránh – chăm sóc và điều trị

Bầu nghén nặng làm gì cho đỡ?

Review top dung dịch vệ sinh dành cho bà bầu

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*