Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Trứng vịt lộn là món quen thuộc và khoái khẩu của rất nhiều người. Đối với các bà bầu, điều này cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều phụ nữ từng mang thai chia sẻ kinh nghiệm bà bầu ăn trứng vịt lộn rất bổ dưỡng lại vô cùng ngon miệng.
Nhiều người cho rằng, bà bầu thường xuyên ăn trứng vịt lộn, con sinh ra sẽ chân dài, da trắng, khỏe mạnh thông minh hơn bội phần. Nhưng cũng có nhiều quan điểm cho rằng bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ bị hen.
Vậy những quan niệm này có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Thực hư những quan điểm dân gian về tác dụng của việc bà bầu ăn trứng vịt lộn
Chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng bà bầu ăn trứng vịt lộn thì con sinh ra sẽ chân dài, da trắng, mọc nhiều tóc hay thậm chí có nguy cơ mắc bệnh hen. Tất cả chỉ là quan niệm dân gian hoặc những đồn đoán không có cơ sở khoa học.
Trẻ chân dài, da trắng, tóc ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố là gen của bố mẹ và canxi trẻ hấp thụ khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ.
Còn việc trẻ không may bị hen thì đó là vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, khi phế quản phản ứng lại với một số yếu tố như khói bụi, lông động vật…Hoặc do yếu tố di truyền, không có một chút liên quan nào đến việc mẹ ăn trứng vịt lộn hay không.
Vậy bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn?
Câu trả lời là có vì trứng vịt lộn nổi tiếng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu năng lượng, protein, canxi, phốt pho, sắt, lipid…chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như A, B1, B2, C, PP.
Trứng vịt lộn là món quen thuộc và khoái khẩu của rất nhiều người. Đối với các bà bầu, điều này cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều phụ nữ từng mang thai chia sẻ kinh nghiệm bà bầu ăn trứng vịt lộn rất bổ dưỡng lại vô cùng ngon miệng.
Chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ tác hại của trứng vịt lộn đối với bà bầu. Do đây là thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất nên bà bầu có thể thêm vào thực đơn hằng ngày.
Những lợi ích khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
- Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng, rau răm là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Theo Đông y, trứng vịt lộn cũng là bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết, ích trí, và bồi bổ cơ thể.
- Hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trứng gà. Vì vậy, bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn có thể phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu.
- Trong trứng có vitamin A, rất quan trọng đối với sự phát triển các cơ quan của thai nhi như tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương.
- Trứng vịt lộn chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin A, B, C… , khoáng chất thiết yếu (canxi, sắt…). 1 quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein, 12,4 g lipit, 82 mg canxi… Bà bầu ăn trứng vịt lộn sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng, nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, tăng sức đề kháng.
- Lượng canxi dồi dào cũng giúp thai nhi tăng cân nhanh, các chỉ số phát triển đạt chuẩn trong bụng mẹ qua từng giai đoạn.
Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
- Trứng vịt lộn có quá nhiều đạm nên tránh ăn buổi tối, ăn đêm hay trước khi đi ngủ vì dễ gây khó tiêu, ợ hơi, có thể làm bà bầu trằn trọc, khó ngủ.
- Không nên ăn nhiều trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày , thèm đến đâu cũng không nên ăn quá 3 quả 1 tuần.
- Khi ăn trứng vịt lộn không được ăn kèm rau răm vì rau răm có tính hàn, chứa chất kích thích tử cung mạnh dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như sảy thai sớm, đặc biệt là là trong 3 tháng đầu.
- Ăn trứng vịt lộn rồi thì hạn chế các thực phẩm bổ sung vitamin A vì dễ bị thừa vitamin.
- Chỉ được ăn trứng vịt lộn đã được rửa sạch và nấu chín kỹ.
- Bà bầu đang bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch tốt nhất không ăn trứng vịt lộn do lượng cholesterol quá nhiều trong trứng sẽ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Vậy là bà bầu đã biết bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không rồi phải không nào? Thực tế trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng vì ăn nhiều sẽ tăng cholesterol, đầy bụng, khó tiêu và gây thừa vitamin A. Tốt nhất, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment