Cách chăm sóc vết thương hở mau lành tránh sẹo

Các vết thương hở thường có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao và đặc biệt là nguy cơ để lại các vết sẹo lồi sẹo sấu. Chính vì vậy, để giúp vết thương hở mau lành cần phối hợp đảm bảo cách xử lý vết thương hở chính xác và bổ sung dinh dưỡng giúp tái tạo tế bào mới. Vậy làm sao để vết thương hở mau lành? Bluecare xin chia sẻ bài viết “Cách chăm sóc vết thương hở mau lành tránh sẹo” các bạn cùng tham khảo để chăm sóc vết thương được tốt hơn nhé.

Contents

Vết thương hở là gì?

Vết thương hở là chấn thương có thể thấy được như da bị rách, cắt, đâm thủng… Các dấu hiệu của vết thương hở là chảy máu, tấy đỏ, sưng xung quanh vết thương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó chịu trên bề mặt da.

Với các vết thương hở nhỏ, người bị thương có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên với một số loại vết thương lớn, tổn thương sâu, rộng, chảy máu nhiều thì nên đến bệnh viện để xử lý đúng cách, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Cách chăm sóc vết thương hở mau lành tránh sẹo

Quá trình liền vết thương hở

Các giai đoạn chữa lành vết thương thông thường bao gồm:

– Giai đoạn viêm: Các mạch máu tại vị trí vết thương sẽ thắt chặt lại để ngăn ngừa mất máu. Tiểu cầu tập hợp lại để tạo thành cục máu đông. Sau khi cục máu đông được hình thành, các mạch máu mở rộng, cho phép lưu lượng máu tối đa đến vết thương. Các tế bào bạch cầu chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và thành phần dị loài khác. Các tế bào da nhân lên và phát triển trên khắp vết thương.

Quá trình liền vết thương hở

Xem chi tiết: Quá trình liền vết thương

Chăm sóc vết thương hở thế nào cho đúng cách?

Vết thương được chia thành hai loại lớn: hở hoặc kín.

Trong vết thương kín, mô bị tổn thương và xuất huyết dưới bề mặt da. Ví dụ như vết bầm tím.

Vết thương hở bao gồm một vết rách trên da khiến mô bên trong bị lộ ra ngoài. Vết thương hở có thể do ngã, chấn thương do va đập và phẫu thuật.

Bài viết này sẽ trình bày chi tiết hơn về một số loại vết thương hở, cũng như cách điều trị chúng.

Phân loại vết thương

Một số ví dụ về vết thương hở bao gồm:

Vết thương trầy xước, xây xát

Vết thương do trầy xước xảy ra khi da cọ xát hoặc trượt trên bề mặt thô ráp. Mặc dù vết trầy xước ít chảy máu nhưng cũng cần vệ sinh vết thương sạch sẽ và loại bỏ tất cả các dị vật để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Vết rách

Vết rách là một vết hở sâu hoặc một vết rách trên da thường xảy ra do tai nạn hoặc các sự cố liên quan đến dao, máy móc hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác. Loại vết thương này có thể gây chảy máu đáng kể.

Vết giật, co kéo mạnh

Tình trạng này liên quan đến việc co kéo da và mô bên dưới một cách mạnh bạo có thể các nguyên nhân về áp lực, chẳng hạn như vụ nổ, động vật tấn công hoặc tai nạn xe cơ giới.

Vết thương thủng

Vết thương thủng gây ra các lỗ trên mô mềm. Các mảnh vụn và kim tiêm có thể gây ra vết thương thủng cấp tính thường ảnh hưởng đến các lớp mô bên ngoài. Tuy nhiên, vết thương do dao hoặc đạn bắn có thể làm tổn thương các cơ sâu và các cơ quan nội tạng, có thể dẫn đến xuất huyết đáng kể.

Vết thương mổ

Vết thương mổ thường là vết thương sạch và thẳng trên da, được áp dụng cho rất nhiều phẫu thuật y tế. Ngoài ra, các tai nạn liên quan đến dao, lưỡi lam, kính vỡ và các vật sắc nhọn khác cũng có thể gây ra vết thương tương tự như vết mổ.

Vết thương mổ thường chảy máu nhiều, nhanh. Vết thương sâu có thể làm tổn thương cơ hoặc dây thần kinh và cần có thể sẽ phải thực hiện khâu vết thương.

Xem thêm: Các loại vết thương khác nhau như thế nào?

Điều trị vết thương hở

Các vết thương hở nhẹ hoặc cấp tính có thể không cần điều trị y tế. Mọi người có thể điều trị các loại vết thương này tại nhà. Tuy nhiên, những vết thương hở nặng và chảy nhiều máu sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Chăm sóc vết thương hở cần bao gồm các bước sau:

Cầm máu:

Dùng khăn sạch hoặc băng ép nhẹ lên vết thương để giúp quá trình đông máu được nhanh chóng hơn.

Làm sạch vết thương: 

Dùng nước sạch và dung dịch nước muối sinh lý để rửa sạch các mảnh dị vật hoặc vi khuẩn. Khi vết thương đã sạch, hãy lau khô bằng khăn sạch. Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ có thể cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các mảnh dị vật từ vết thương nghiêm trọng có chứa mô chết, thủy tinh, đạn hoặc các vật thể lạ khác.

Xử lý vết thương bằng thuốc kháng sinh: 

Sau khi làm sạch vết thương, cần thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Đóng miệng và băng vết thương: 

Việc đóng vết thương sạch sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn. Băng và gạc không thấm nước có tác dụng tốt đối với các vết thương nhỏ. Vết thương hở sâu có thể cần phải khâu hoặc ghim. Tuy nhiên, hãy để hở vết thương đã bị nhiễm trùng cho đến khi hết nhiễm trùng.

Thay băng thường xuyên: 

Các chuyên gia y tế khuyên nên tháo băng cũ và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng sau mỗi 24 giờ. Khử trùng và lau khô vết thương trước khi dùng băng dính hoặc gạc sạch dán lại. Nhớ giữ vết thương khô ráo trong thời gian lành.

Thuốc điều trị vết thương hở

Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) để giảm viêm và các triệu chứng đau trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, tránh dùng aspirin vì nó có thể gây chảy máu và làm chậm quá trình chữa lành vết thương.

Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ trên các vết cắt và vết xước nhỏ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh uống nếu cảm thấy một người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Các bước chăm sóc vết thương hở nhanh lành 

Bước 1: Rửa tay

Trước khi sơ cứu vết thương hở cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có găng tay cao su một lần thì nên sử dụng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch từ cơ thể nạn nhân.

Bước 2: Cầm máu

Dùng một miếng băng hoặc vải sạch đắp lên vết thương, tiếp đó dùng lực ép trực tiếp để cầm máu. Nếu không có sẵn băng gạc, người sơ cứu có thể dùng bàn tay để ép vết thương. Lưu ý: Nâng cao vùng bị tổn thương hơn tim để giảm áp lực máu tới khu vực này.

Bước 3: Làm sạch vết thương

Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối trong 5 – 10 phút, dùng khăn sạch lau lại nhẹ nhàng. Nếu vết hương do dị vật đâm sâu thì không nên tự rút dị vật ra, hãy quấn khăn vải xung quanh dị vật rồi chuyển người bị thương tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lí theo đúng chuyên môn y tế.

Làm sạch vết thương

Lưu ý: Không rửa vết thương hở với cồn hay oxy già. Tuy oxy già giúp tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí; cồn giúp thủy phân các protein, chất béo cấu tạo vi khuẩn. nhưng đồng thời chúng cũng tiêu diệt luôn các bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là các mô mới lành. Điều này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn và tạo ra nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Do đó, chỉ cần một ít nước sạch hay nước muối là đủ để làm sạch vết thương.

Bước 4: Thoa thuốc kháng sinh

Đối với những vết thương nhỏ, có thể thoa một lớp kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ (Neosporin, Polysporin) mỏng lên. Tuy nhiên, một số loại thuốc mỡ có thể chứa thành phần gây phát ban nhẹ tùy vào cơ địa người sử dụng. Do đó nếu phát ban xuất hiện, cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý: Không rắc bột kháng sinh lên vết thương hở bởi những nguy cơ như dễ gây dị ứng, sốc phản vệ; làm vết thương lâu khỏi, chậm lên da non bởi bột kháng sinh khi rắc sẽ tạo lớp vỏ khô bên ngoài, cản trở sự thâm nhập của các yếu tố bảo vệ cơ thể đi tới vết thương nên vết thương sẽ chậm lành.

Ngoài ra, sau khi rắc một vài giờ, bột thuốc kháng sinh sẽ khô lại, nồng độ kháng sinh thẩm thấu vào mô bị tổn thương là không đáng kể nên không phòng, chống nhiễm khuẩn nhiều.

Bước 5: Băng kín vết thương

Sau khi vết thương được cầm máu, cần băng bó cẩn thận để giữ sạch vết thương, tuy nhiên không buộc quá chặt bởi sẽ gây cản trở lưu thông máu.

Bước 6: Thay băng

Bất cứ khi nào băng bị ướt hay bẩn thì bạn nên thay ngay. Trong 2 ngày đầu sau bị thương, rửa và bôi lại thuốc kháng sinh lên vết thương trong mỗi lần thay băng.

Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Trong trường hợp tự chăm sóc tại nhà, nếu có các dấu hiệu như: vết thương không lành, vùng bị thương sưng đỏ lan rộng, đau nhức, có mủ hoặc xuất hiện sốt… thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời bới rất có thể vết thương đã nhiễm trùng.

Biện pháp điều trị tại nhà

Có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà sau đây để điều trị các vết thương hở nhỏ, ít chảy máu.

Bột nghệ

Curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh, có thể tăng cường chữa lành vết thương.

Một nghiên cứu năm 2017 đã kiểm tra các đặc tính chữa bệnh của nghệ ở 178 người bị viêm xương ổ răng – là tình trạng nhiễm trùng phổ biến sau khi nhổ răng. Những người tham gia được điều trị bằng nghệ cho biết có giảm đau, sưng và hoại tử mô trong vòng 2 ngày.

Có thể tạo hỗn hợp sền sệt bằng cách trộn bột nghệ với nước ấm. Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên vết thương và băng lại bằng băng hoặc gạc.

Nha đam

Nha đam thuộc họ xương rồng. Lá cây nha đam chứa một chất giống như gel, giàu khoáng chất và vitamin, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Theo một đánh giá có hệ thống năm 2019 về 23 nghiên cứu, nha đam có chứa hợp chất glucomannan, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và sản xuất collagen – là một loại protein thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Ngoài ra, nha đam có thể giúp giảm viêm, ngăn ngừa loét và tăng cường tính toàn vẹn của da.

Có thể sử dụng nha đam bằng cách bôi một lớp mỏng gel nha đam lên vùng đó hoặc băng vết thương bằng băng tẩm gel nha đam.

Dầu dừa

Dầu dừa có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương do có nồng độ cao của monolaurin – một axit béo nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn.

Sử dụng dầu dừa nguyên chất có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở các vết thương đang lành.

Tỏi

Tỏi có chứa một hợp chất gọi là allicin, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Theo một nghiên cứu trên chuột năm 2018, một loại thuốc mỡ có chứa 30% tỏi thúc đẩy tăng sinh tế bào hơn so với Vaseline.

Vết thương hở ăn gì cho mau lành?

Để giúp vết thương hở mau lành cần bổ sung dinh dưỡng từ bên trong, giúp kích thích sản sinh tế bào mới giúp làm lành vết thương hở một cách nhanh chóng. Những người có vết thương hở nên bổ sung một số thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày:

  • Các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng,… hay các loại hạt, các loại đậu chính là nguyên liệu chính để tái tạo sản sinh tế bào mới. Đảm bảo lượng protein đầy đủ cho mỗi bữa ăn ít nhất 20gr đến 30gr cho bữa chính và 10gr đến 15gr cho bữa phụ.
  • Vitamin C trong hoa quả như cam, chanh, quýt, bưởi,… có tác dụng tăng cường đề khác, giúp giảm khả năng nhiễm trùng mưng mủ của vết thương hở
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa vitamin A, E, B để tạo mô mới giúp vết thương mau lành
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể ít nhất 1,5l nước mỗi ngày. Có thể phối hợp thêm các loại nước ít đường như trà, nước hoa quả nguyên chất hay sữa
  • Lượng kẽm và selen trong cá, trứng, nghêu, sò, ngũ cốc,gan … cũng có thể giảm khả năng nhiễm khuẩn, giúp vết thương hở mau lành
  • Máu trong cơ thể có chức năng vận chuyển protein, khoáng chất, oxy đến các vết thương, mang theo tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn và dọn dẹp xác vi khuẩn cũng như tế bào chết. Có thể đẩy nhanh quá trình tạo máu bằng các thực phẩm chức nhiều sắt như gan, sữa hay các loại rau có màu xanh đậm.

Ngược lại, có các món ăn không nên ăn trong khi có vết thương hở, vì nó sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho quá trình hồi phục vết thương. Các món liên quan đến thịt gà, đồ nếp,… có thể gây ngứa ngáy, mưng mủ khi vết thương đang trong giai đoạn lên da non. Đặc biệt là thịt bò và rau muống nếu ăn trong khi có vết thương hở rất dễ tạo thành sẹo lồi và sẹo thâm

Các nguy cơ

Các nhóm vi khuẩn cư trú trên bề mặt da rất đa dạng, vì vậy vết thương hở cần được chăm sóc và vệ sinh thích hợp để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một số dấu hiệu và triệu chứng của vết thương bị nhiễm trùng bao gồm:

  • Đỏ, sưng tấy hoặc vùng da ấm xung quanh vết thương;
  • Cơn đau trở nên trầm trọng hơn;
  • Dịch trong hoặc mủ tụ ở vết thương;
  • Xuất hiện mụn nước hoặc vết loét;
  • Sốt;
  • Sưng hạch bạch huyết.

Nhiễm trùng có thể hình thành từ vết thương hở bao gồm:

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Staphylococcus là một nhóm vi khuẩn hiện diện trên da và bên trong mũi. Vi khuẩn tụ cầu thường không gây bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tụ cầu.

Qua thời gian, nhiễm trùng tụ cầu có thể vẫn còn trong da và ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi và dầu. Ngoài ra, chúng cũng có thể lây lan khắp cơ thể và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau.

Uốn ván (Lockjaw)

Clostridium tetani (C.tetani) có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở trên da gây nên uốn ván. Khi vào trong cơ thể, C. tetani có thể gây co thắt cơ đau ở cổ và hàm có thể dẫn đến tử vong.

C. tetani tồn tại trong đất, bụi và bên ngoài các vật bằng kim loại. Vì vậy, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bị các vết thương do đinh đâm hoặc vật kim loại sắc nhọn khác. Với những tiến bộ về vắc-xin đã gần như loại bỏ được bệnh uốn ván ở Việt Nam. Các chuyên gia khuyến nghị người lớn nên tiêm phòng uốn ván 10 năm một lần.

Viêm cân mạc hoại tử

Viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp gây chết mô mềm. Vi khuẩn được gọi là Streptococcus nhóm A thường gây ra bệnh nhiễm trùng này, phát triển đột ngột và lây lan nhanh chóng.

Viêm cân mạc hoại tử là một tình trạng bệnh lý nặng cần được điều trị ngay lập tức. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, hội chứng sốc nhiễm độc, suy đa tạng, thậm chí tử vong.

Các triệu chứng của bệnh viêm cân mạc hoại tử giống như của bệnh cúm. Chúng có thể bao gồm:

  • Đau dữ dội gần vết thương;
  • Da đỏ hoặc tím gần vết thương;
  • Sốt;
  • Đau bụng;
  • Đau họng;
  • Buồn nôn;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Ớn lạnh;
  • Đau cơ.

Vết thương mãn tính

Vết thương mãn tính là vết thương mất một thời gian dài hơn bình thường để chữa lành hoặc liên tục tái phát.

Nguyên nhân gây ra vết thương mãn tính bao gồm nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, chức năng miễn dịch suy yếu và một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Mắc bệnh tiểu đường hoặc ung thư có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vết thương mãn tính.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Vết thương hở hoàn toàn có thể sơ cứu và điều trị, theo dõi tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ nếu bị thương trong các trường hợp sau:

  • Thực hiện cầm máu không đem lại hiệu quả, máu vẫn chảy liên tục sau, không có dấu hiệu ngừng sau vài phút.
  • Vết thương hình thành do người hoặc động vật cắn, tác động.
  • Tổn thương nghiêm trọng gần đầu, cổ, ngực hoặc bụng gây dập nát hoặc có vết hở lớn.
  • Vị trí tổn thương đâm sâu và xuyên qua các khớp xương.
  • Chấn thương gây đứt rời các chi (trong thời gian chờ cấp cứu, nên bảo quản chi đứt rời trong túi nilon sạch, kín và ướp lạnh).
  • Tình trạng vết thương bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường.

Tóm lược

Vết thương hở là vết thương làm cho các mô của cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Các vết thương hở có thể bị nhiễm trùng do các khuẩn lạc vi khuẩn có trên da. Tuy nhiên, vệ sinh và chăm sóc vết thương đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn.

Các vết thương hở nhỏ và ít chảy máu có thể không cần điều trị, sử dụng thuốc mỡ kháng sinh OTC sẽ giúp giữ sạch vết thương. Ngoài ra, có thể sử dụng nghệ, nha đam, dầu dừa, hoặc tỏi như các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà cho các vết thương hở nhỏ.

Lưu ý, các vết thương hở lớn chảy nhiều máu cần được chăm sóc y tế ngay lập tức

Xem thêm:

Nguyên tắc chăm sóc vết thương cơ bản cho điều dưỡng

Hướng dẫn chăm sóc vết thương có chỉ khâu tại nhà

Quy trình thay băng cắt chỉ rửa vết thương cho bệnh nhân

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*