Cách chăm sóc vết thương khâu

Kỹ thuật chăm sóc vết thương đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành, hạn chế sẹo, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường. Dưới đây Bluecare xin gửi tới hướng dẫn cách chăm sóc vết thương có chỉ khâu tại nhà các bạn cùng tham khảo nhé.

Contents

Tại sao cần thay băng rửa vết thương hằng ngày

Thay băng hằng ngày là công việc vô cùng quan trọng khi chăm sóc vết thương, đảm bảo vệ sinh cho vết thương đồng thời giúp đánh giá được tình trạng vết thương qua đó có biện pháp điều chỉnh cản thiệp kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường. Việc thay băng rửa vết thương hàng ngày đảm bảo vô khuẩn, đúng kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giúp vết thương mau lành và hạn chế sẹo.

Khi nào cần phải thay băng rửa vết thương đã khâu?

Bình thường tại nhà mỗi ngày sẽ phải thay băng rửa vết thương 1 lần. Tuy nhiên một số trường hợp ta sẽ phải thay băng rửa vết thương nhiều lần hơn như băng gạc bị thấm ướt nhiều dịch, băng gạc bị dính bẩn, băng gạc bị té nước ẩm ngoài ý muốn…vv

Vết thương có chỉ khâu

Những thứ cần chuẩn bị trước khi thay băng

  • Cồn i-ốt
  • Băng gạc vô khuẩn
  • Nước muối sinh lý
  • Băng dính hoặc băng cuộn
  • Găng tay y tế (nếu có thể)

Các bước khi thay băng vết thương đã khâu tại nhà

Bước 1: Người trực tiếp thay băng rửa vết thương cho bệnh nhân phải rửa sạch đôi bàn tay của mình bằng xà phòng. Sử dụng găng tay y tế nếu có thể.

Bước 2: Tẩm ướt băng che vết thương bằng nước muối sinh lý trong vòng 15 phút.

Bước 3: Nhẹ nhàng bóc băng gạc cũ ra khỏi vết thương

Bước 4: Lau rửa sạch dịch đọng trên bề mặt và các vảy máu đen bám ở miệng vết thương bằng gạc ẩm.

Bước 5: Nặn dịch tụ bên trong vết khâu (đây là bước quan trọng nhất)

Ta tiến hành nặn dịch theo 2 kỹ thuật: ấn 2 mép vết thương và lăn tròn gạc dọc theo vết khâu

Bước 6: Sát khuẩn vết thương

Pha loãng cồn i-ốt với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:5, sau đó dùng gạc tẩm dung dich cồn pha loãng trên sát khuẩn dọc theo thứ tự các đường 1 – 2 – 3 – 4 – 5 (với cách A) hoặc theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 (với cách B).

Xem video hướng dẫn:

https://youtu.be/a_FzJjNu3yo

Hướng dẫn theo dõi đánh giá vết thương đã khâu tại nhà

Chúng ta cần nhận biết sớm các dấu hiệu bình thường và bất thường của vết thương:

Các dấu hiệu bình thường của vết thương đã khâu

– Đau tại chỗ vết khâu:

Thông thường bệnh nhân đau nhất trong khoảng 3 ngày đầu. Sau đó đau sẽ dịu dần. Cảm giác đau này có thể điều trị bằng thuốc giảm đau được dùng đúng liều lượng và thời gian.

– Sưng nề, đau nhức phía ngọn chi sau vết khâu:

Khi bị vết thương sẽ làm đứt các tĩnh mạch dưới da. Điều này sẽ làm cản trở dòng máu từ phía ngọn chi chảy về tim gây ứ trệ tuần hoàn. Tùy thuộc vào mức độ ứ trệ mà tạo ra hiện tượng sưng nề, đau nhức nhiều hay ít. Để khắc phục ta cần hạn chế vận động, đồng thời gác cao ngọn chi để máu về tim dễ dàng hơn. Vết thương ở cẳng – bàn tay thì cần có dây treo cao tay vào cổ. Vết thương ở cẳng – bàn chân cần gác cao chân khi ngủ và nghỉ ngơi.

Các dấu hiệu bất thường của vết thương đã khâu

  • Rỉ nhiều máu ngay sau khâu
  • Đau đớn liên tục nhiều ngày và tăng dần.
  • Vết thương sưng, nóng, đỏ
  • Vùng da xung quanh phù nề căng mọng, tụ nhiều dịch dưới miệng vết khâu. Vết thương tăng tiết dịch thấm băng qua từng ngày hoặc rỉ dịch mủ tanh hôi.
  • Bục chỉ vết khâu
  • Bệnh nhân sốt

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên ta cần nhanh chóng liên hệ với phẫu thuật viên của mình hoặc liên hệ với Bluecare để nhân được tư vấn và xử trí kịp thời.

Vết thương có chỉ khâu bị nhiễm khuẩn
Hướng dẫn chăm sóc vết thương có chỉ khâu tại nhà

3. Vệ sinh cơ thể trong thời gian chăm sóc vết thương

Cần đảm bảo để vết thương đã khâu không bị dính ướt trong 24 giờ đầu ngay sau khi phẫu thuật. Ngày đầu hậu phẫu, bạn có thể lau người bằng khăn tắm thấm nước sau đó vắt khô thay vì tắm rửa như ngày thường.

Ngày hậu phẫu thứ hai, nếu bạn ít vận động, cơ thể không tiết nhiều mồ hôi thì bạn nên hạn chế tắm rửa.

Trong trường hợp bạn cần phải tắm rửa, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian ngắn và che chắn kỹ lưỡng cho vùng phẫu thuật. Không để nước bẩn hoặc xà phòng, dung dịch vệ sinh rơi vào.

Bạn tuyệt đối không được tắm trong bồn hay ngâm người. Vì khi vết thương bị ngâm trong nước, biểu bì da có khuynh hướng mềm ra, làm hở các đường chỉ khâu. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho các loại vi khuẩn thường khu trú trên da và các chủng ngoại lai xâm nhập vào trong vết thương.

Sau khi tắm, nhanh chóng lau khô người và lau nhẹ nhàng vùng da xung quanh vết thương bằng khăn sạch.

Khi người bệnh còn đau đớn đặc biệt là có nhiều vết mổ hoặc vết thương trên người và không di chuyển được ra khỏi giường bệnh thì việc tắm cho người bệnh là một thách thức khó khăn cho người chăm sóc. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, các bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của các điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm. Nếu bạn không tìm được sự trợ giúp của điều dưỡng viên thì bạn nên mua bộ găng tay tắm khô và mũ gội đầu khô để tắm gội cho người bệnh. Với bộ dụng cụ này bạn vừa có thể đảm bảo bệnh nhân không phải di chuyển gây đau đớn, vừa tránh được các rủi ro về nhiễm trùng vết thương vừa đảm bảo cơ thể bệnh nhân được vệ sinh sạch sẽ và thỏa mái.

4. Những việc tuyệt đối không được làm khi chăm sóc vết thương!

Rắc thuốc bột, đắp thuốc lá lên vết thương khâu

Dịch rỉ ra từ vết thương sẽ trộn với bột hay lá đắp lên tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Sự phát triển của vi khuẩn như vậy chắc chắn sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương.

Ngâm vết thương vào nước trầu không hay các dung dịch dân gian khác

Như đã phân tích ở trên, khi vết thương bị ngâm trong nước, biểu bì da sẽ bị làm mềm ra. Điều này tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Để vết thương luôn khô ráo sạch sẽ là tốt nhất.

Rửa vết thương nhiều lần bằng oxy già

Đây là sai lầm rất phổ biến, bản chất của oxy già là một chất sát khuẩn cực mạnh. Song song với việc Oxy già tiêu diệt vi khuẩn chúng cũng phá hủy ngay cả các tế bào lành. Chất này chỉ được các bác sĩ sử dụng một lần duy nhất vào lúc làm sạch để khâu xử trí ban đầu. Những ngày hậu phẫu sau, nếu tiếp tục dùng lại oxy già vệ sinh, oxy già sẽ phá hủy các mô liên kết mới hình thành vì vậy vết thương sẽ lâu lành hơn. Sử dụng cồn i-ốt pha loãng để rửa vết thương là tốt nhất.

5. Những loại thực phẩm nên kiêng để sẹo liền đẹp

Theo kinh nghiệm dân gian, đối với những vết thương đòi hỏi yêu cầu thẩm mỹ cao khi liền sẹo. Nhất là vết thương vùng mặt, ta nên kiêng một số thực phẩm:

Rau muống

Rau muống có tính mát, vị ngọt, ngoài ra theo đông y thì rau muống có tác dụng giải độc, kích thích sinh da non. Tuy nhiên khi bị vết thương nên kiêng ăn rau muống. Rau muống thúc đẩy mạnh quá trình tái sinh tế bào, tăng sinh mạnh mẽ collagen. Điều này khiến cho tình trạng tái tạo thừa da và đùn lên, hình thành sẹo lồi.

Thịt gà

Theo kinh nghiệm từ dân gian, vết thương đang lên da non thì không nên ăn thịt gà, Vì ăn thịt gà sẽ làm vết thương bị ngứa ngáy và lâu lành hơn.

Thịt bò

Thịt bò có rất nhiều dưỡng chất, giúp đẩy nhanh quá trình lành thương. Tuy nhiên khi vết thương đang lên da non thì không nên ăn. Thịt bò khiến vết thương sậm màu hơn và làm thành sẹo thâm.

Đồ nếp

Đồ nếp là loại thực phẩm có tính nóng, khi bị vết thương hở ăn loại thực phẩm này làm cho vết thương có hiện tượng sưng lên, vết thương lâu lành và để lại sẹo trên da.

Thịt chó

Theo Đông y thì thịt chó có tính nóng và không tốt cho ai có vết thương hở. Khi da đang trong qua trình hình thành ăn thịt chó dễ hình thành sẹo lồi do da mới bị cứng và sần hơn.

Hải sản

Vết thương đang liền có đặc điểm rất nhẹ cảm với các chất gây dị ứng. Hải sản là nhóm thực phẩm có tỷ lệ dị ứng cao với nhiều người. Ăn vào thời điểm này có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tại chính vết thương, dễ viêm nhiễm dẫn tới sẹo xấu hơn.

Trứng

Trứng cũng chứa rất nhiều protein và vitamin giúp vết thương mau lành. Tuy nhiêu ăn trứng có thể khiến vùng da sau khi lành vết thương có màu trắng hơn bình thường, loang lổ màu da gây mất thẩm mỹ.

Đồ ăn cay nóng và các chất kích thích

Đây là những thực phẩm sẽ khiến vết thương của bạn mưng mủ, lâu lành hơn.

Để biết rõ hơn những thực phẩm nào nên kiêng tuyệt đối, những thực phẩm nào cần cân nhắc và những thứ gì nên ăn sẽ giúp ích cho vết thương. Mời các bạn xem bài viết: Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương mau lành

6. Khi nào sẽ tháo chỉ các mũi khâu?

Khi bác sĩ đóng vết thương bằng các loại chỉ thông thường, bạn cần được cắt chỉ theo lịch đã hẹn. Thời gian phổ biến để tháo chỉ khâu của vết thương sau phẫu thuật dao động trong khoảng 5 đến 21 ngày, tùy thuộc vào phẫu thuật bạn đã thực hiện.

Hướng dẫn chăm sóc vết thương có chỉ khâu tại nhà
Click vào ảnh để xem chi tiết

Thời gian cắt chỉ theo khuyến cáo

Vị trí vết thương:

  • Da đầu 10 – 12 ngày.
  • Tai 4 – 6 ngày.
  • Mặt 4 – 5 ngày.
  • Lông mày 4 – 5 ngày.
  • Mí mắt 4 – 5 ngày.
  • Môi 4 – 5 ngày.
  • Khoang miệng 6 – 8 ngày.
  • Cổ 5 – 6 ngày.
  • Ngực 10 – 12 ngày.
  • Lưng 10 – 12 ngày.
  • Vùng bụng 10 – 12 ngày.
  • Chi 10 – 14 ngày.
  • Đầu gối, vùng khuỷu tay 12 – 14 ngày.
  • Bàn tay, bàn chân 10 – 14 ngày.

Vết thương khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường

Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác

Vết thương bị nhiễm trùng sẽ phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.

Vết thương dài > 10 cm có thể cắt chỉ cách, cắt mối bỏ mối, sau một vài ngày sẽ cắt chỉ tiếp thì 2

7. Làm gì sau khi chăm sóc vết thương đã khô và liền hẳn?

Sau khi vết thương đã khô và liền hẳn thì sẹo là vấn đề lớn nhất. Lúc này bắt đầu sử dụng kem chống sẹo là cần thiết.

Xem thêm:

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng vết thương

Hướng dẫn cắt rút chỉ khâu vết thương an toàn

Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng

Nguyên tắc chăm sóc vết thương cơ bản cho điều dưỡng

Quy trình thay băng cắt chỉ rửa vết thương cho bệnh nhân

Bách khoa về chăm sóc vết thương

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*