5 dấu hiệu NHIỄM TRÙNG VẾT THƯƠNG tại nhà và 4 bước xử trí

5 dấu hiệu nhiễm trùng vết thương và các cách xử trí tại nhà Blog Bluecare

Vết thương hở nếu không được sơ cứu, xử lý đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng dẫn đến hoại tử mô, nhiễm trùng máu và các cơ quan khác,…Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm trùng là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bluecare sẽ giúp bạn nhận biết 5 dấu hiệu nhiễm trùng vết thương cũng những lưu ý đi kèm trong bài viết này

Contents

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Trong đó điển hình là do vi khuẩn, virus, nấm,…

Vi khuẩn

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Vi khuẩn này ở các bộ phận khác trên da hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Loại vi khuẩn thường gặp như: tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn,…

Vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cao:

  • Vết thương hở sâu, bề mặt rộng, sần sùi
  • Có bụi bẩn xâm nhập vào vết thương
  • Trong vết thương có dị vật như: mảnh dằm gỗ, vụn thủy tinh,…gây sưng đau
  • Tổn thương do vết cắn, vết cào của các loài động vật khác. Do trong khoang miệng chúng chứa rất nhiều vi khuẩn

Virus

Một số virus có thể gây nhiễm trùng như: virus herpes, poliovirus…

So với vi khuẩn, virus gây nên tình trạng tổn thương lan rộng trên da hơn. Ngoài ra, có các loại khác: virus sởi, đậu mùa,…

Nấm

Nấm cũng là nhân tố gây nên nhiễm trùng vết thương. Khi gặp điều kiện môi trường ẩm ướt, vệ sinh không đúng cách nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương và gây nên nhiễm trùng.

Nấm thường gặp ở các vị trí nếp gấp như nách, bẹn, bụng,…

5 dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương tại nhà

1. Vết thương nhiễm trùng sưng đau, nóng, đỏ

Sưng tấy là dấu hiệu xuất hiện sớm sau khi bị thương. Là tình trạng cơ thể phản ứng viêm theo cơ chế miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ.

Vết thương bị nhiễm trùng sưng đau và mưng mủ kèm theo dịch Blog Bluecare

Sưng, nóng, đỏ, đau là 4 triệu chứng điển hình tại chỗ của phản ứng viêm cấp. Đây là dấu hiệu chứng tỏ phản ứng viêm đang xảy ra mạnh mẽ. Cơ thể đang phải chống lại một lượng lớn các vi khuẩn tấn công vào ổ tổn thương.

Nếu sau 2-3 ngày tình trạng sưng tấy biến mất thì bạn có thể yên tâm. Vì đây là quá trình bình phục tự nhiên của vết thương. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm, sưng to và lan rộng hơn thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.

2. Đau nhiều khi chạm vào vết thương

Cảm giác đau đớn không hề giảm đi là một dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng không thể bỏ qua. Thông thường, đau chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ 2 bị thương và sau đó giảm dần.

Nếu sau vài ngày, vết thương không có dấu hiệu đau giảm mà ngược lại còn tăng thêm thì cần kiểm tra kỹ để có cách xử trí.

3. Chảy dịch mủ (xanh, vàng) có mùi hôi

Màu sắc của các vết thương bình thường sẽ có màu hơi vàng. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng, dịch tiết sẽ có màu sắc khác: vàng đậm, xanh lá cây. Bên cạnh đó là kèm theo mùi khó chịu. Thực chất, đây là dịch rỉ viêm, là hiện tượng xuất tiết tại ổ viêm, xảy ra do sự thoát dịch huyết tương ta khỏi lòng mạch. Do vậy, cần theo dõi vết thương để kịp thời nhận ra sự thay đổi này.

4. Sốt là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể khi xảy ra phản ứng viêm. Với những vết thương nặng, có thể sốt nhẹ dưới 38 độ C. Trường hợp sốt trên 38 độ C và kéo dài thì đó là dấu hiệu của vết thương đã bị nhiễm trùng. Cần chú ý đến dấu hiệu này để có cách xử lý hiệu quả nhất.

5. Cơ thể mệt mỏi

Ngoài các dấu hiệu dễ nhận biết trên thì cơ thể cũng có thể gặp tình trạng như toàn thân đau nhức, mệt mỏi, khó chịu do đau tại vết thương hoặc ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức cơ bắp (bắp tay, bắp chân). Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm?

Khi vết thương đã có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn không được chủ quan. Trong trường hợp không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ khiến vết thương chậm liền, gây đau đớn kéo dài. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

  • Viêm mô tế bào: Là tình trạng nhiễm trùng ở lớp sâu bên trong da gây sưng đau và sốt cao khó hạ
  • Hoại tử tế bào: Là một nhiễm trùng nghiêm trọng. Lúc này, vi khuẩn đã xâm nhập làm cho mạch máu bị tổn thương và dẫn đến hoại tử tế bào nhanh chóng. Người bệnh sẽ chịu những cơn đau dữ dội và phải cắt bỏ phần mô bị hoại tử để tránh ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng phức tạp và nguy hiểm nhất của tình trạng nhiễm trùng (có thể đe dọa đến tính mạng). Vi khuẩn không bị tiêu diệt sẽ xâm nhập vào máu để chống lại các phản ứng viêm. Dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong cơ thể và gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan: gan, thận làm cơ thể suy yếu nhanh chóng và có thể tử vong.
  • Viêm tủy xương: Khi bị nhiễm trùng, sự lưu thông máu trong xương bị ứ trệ, xương không được tưới máu đầy đủ. Viêm tủy xương còn có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp gần đó gây viêm khớp, thoái hóa khớp.

Vết thương nhiễm trùng khi nào cần thăm khám GẤP?

Khi vết thương có biểu hiện sưng đau nhiều, chảy mủ ra ngoài vết thương. Đặc biệt là khi có dấu hiệu sốt không rõ nguyên nhân, cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

>> Xem thêm: Khám nhiễm trùng vết thương ở đâu?

4 bước chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng đúng cách

Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương, bạn cần nắm rõ các bước chăm sóc vết thương sau đây:

1. Vệ sinh tay sạch sẽ

Trước khi tiến hành chăm sóc vết thương, bệnh nhân hoặc người chăm sóc cần vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Hoặc trang bị găng tay y tế để quá trình xử lý vết thương được an toàn và hiệu quả nhất

2. Sát trùng vết thương

Với tất cả các vết thương hở, việc sát trùng vết thương là bước cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, với vết thương nhiễm trùng, khi đang chịu sự tấn công của vi khuẩn thì bước này lại càng cần thiết.

Sử dụng một lớp kem kháng sinh hay thuốc mỡ thoa lên vị trí tổn thương. Một số loại thuốc có thể gây kích ứng cho da. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

>> Xem thêm: 6 tiêu chí khi lựa chọn thuốc sát trùng cho vết thương hở

3. Băng bó vết thương bị nhiễm trùng

Vết thương nhiễm trùng cần được băng bó bằng gạc y tế vô trùng. Không nên băng quá chặt và thay băng mới sau mỗi lần vệ sinh vết thương.

Khi thay bằng, cần nhẹ nhàng để tránh làm xô lệch cấu trúc tổn thương. Nếu gạc khô và dính quá chặt vào vết thương, cần làm mềm hẳn bằng nước muối sinh lý trước khi tháo gỡ.

4. Theo dõi tình trạng vết thương nhiễm trùng

Như đã đề cập ở trên, sau quá trình sơ cứu và chăm sóc vết thương tại nhà. Nếu thấy tình trạng vết thương ngày càng xấu đi, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám để các bác sĩ đánh giá tình trạng vết thương và đưa ra hướng xử trí phù hợp.

>> Xem thêm: 7 bước chăm sóc vết thương hở tại nhà

Hy vọng, với những thông tin trên bạn đã có thêm kiến thức để nhận biết dấu hiệu bị nhiễm trùng vết thương cùng cách xử lý an toàn. Nếu bạn có nhu cầu thay băng, cắt chỉ, rửa vết thương tại nhà có thể đặt lịch của Bluecare hoặc liên hệ số hotline 098 576 8181 để được hỗ trợ!

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*