Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư dạ dày

Nursing assistant taking care of senior man in wheel chair

Trải qua ca phẫu thuật ung thư dạ dày để nhanh chóng phục hồi cũng như hỗ trợ phòng tái phát hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo một kế hoạch chăm sóc sau mổ nghiêm ngặt. Để hỗ trợ các bạn điều dưỡng trong chằm sóc bệnh nhân, Bluecare đã xây dựng nên bản kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư dạ dày, mong phần nào giúp các bạn điều dưỡng thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn…

Theo dõi các biến chứng

Những biến chứng có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày như: Rò miệng nối thực quản, xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng vết mổ, đầy hơi, trướng bụng….

Khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần vệ sinh vết mổ thường xuyên để tránh viêm nhiễm.

Sau khi phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân nên ở lại bệnh viện trong khoảng từ 6-8 ngày để được theo dõi và điều trị tốt nhất.

Trước khi ra viện, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cụ thể về quy trình chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu, hướng dẫn cách uống thuốc và xử lý các biến chứng có thể xảy ra.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Những ngày đầu sau phẫu thuật ung thư dạ dày do chưa có nhu động ruột nên người bệnh được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và phương pháp phẫu thuật mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nên cho ăn theo đường nào và khi nào thì có thể tiến hành ăn được.

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày xong, người bệnh khi ăn sẽ cảm thấy no sau dù ăn ít. Điều này là do phẫu thuật ung thư dạ dày làm giảm kích thước của dạ dày và có thể gây ra sẹo của thành dạ dày, giảm chức năng dây thần kinh phế vị. Để khắc phục điều này bạn cần:

  • Cố gắng chia nhỏ các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ khoảng 6 lần một ngày.
  • Tránh uống nước trong bữa ăn, đặc biệt là đồ uống có ga, những chất lỏng này làm đầy dạ dày một cách nhanh chóng. Uống chất lỏng có hàm lượng calo cao hoặc protein cao giữa các bữa ăn.
  • Hạn chế lượng thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc, bởi vì chúng có xu hướng làm cho bạn cảm thấy no sớm hơn các loại thực phẩm khác

Do vậy, trong những ngày đầu được ăn, bệnh nhân cần ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm và loãng như cháo, súp, canh…  từ từ chuyển sang chế độ ăn có mức độ đặc dần. Sau khi ăn bệnh nhân cần được theo dõi các hiện tượng như khó tiêu, ợ hơi, trướng bụng. Người nhà cần báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiện những biểu hiện bất thường này.

Không những vậy, khi mổ ung thư dạ dày bệnh nhân gặp khó khăn hơn trong ăn uống nên dễ thiếu nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể như: vitamin B12, Canxi, folate…Vì vậy cần chú trọng bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin như hoa quả, rau xanh, thịt, cá…

Bên cạnh việc tránh xa các loại thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn, sau quá trình phẫu thuật, người bệnh đặc biệt tránh ăn các loại thức ăn cay nóng và có chứa axit, không được sử dụng bia rượu, thuốc lá và một số chất kích thích khác có hại cho dạ dày.

Chế độ nghỉ ngơi

Bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh và lao động quá sức.

Người bệnh cần vận động sớm tránh dính tắc ruột, tuy nhiên không vận động quá mức.

Xem thêm:

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Click vào ảnh để tải app miễn phí Bluecare
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare