Mang thai và Covid-19

  • Người mang thai và gần đây có mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 khi so sánh với người không mang thai.
  • Việc có một số bệnh nền nhất định kết hợp với các yếu tố khác, trong đó có tuổi tác, có thể làm gia tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh nghiêm trọng ở người mang thai hoặc gân đây có mang thai.
  • Người mang thai mắc COVID-19 cũng có nguy cơ sinh non (sinh con trước khi đủ 37 tuần) cao hơn và nguy cơ để lại hệ quả không tốt trong thai kỳ cũng cao hơn.
  • Người mang thai và gần đây có mang thai, cũng như người sống cùng hoặc tới thăm họ cần thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc COVID-19.

Contents

Nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng

Người mang thai và gần đây có mang thai (trong ít nhất 42 ngày kể từ khi kết thúc thai kỳ) thường có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn so với người không mang thai. Những thay đổi trong cơ thể suốt thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do các bệnh lây nhiễm liên quan đến vi-rút như COVID-19 có thể tiếp tục diễn ra sau thai kỳ. Ví dụ, nguy cơ cao hơn về hình thành huyết khối trong thai kỳ có thể tiếp diễn sau thai kỳ và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng như được quan sát ở các ca cúm H1N1 ở người gần đây có mang thai.

Bệnh nghiêm trọng có nghĩa là một người bị nhiễm COVID-19 có thể cần phải:

  • Nhập viện
  • Săn sóc đặc biệt
  • Máy thở hoặc thiết bị đặc biệt giúp họ thở

Những người mắc COVID-19 bị bệnh nặng thậm chí có thể tử vong.

Hãy xem tại sao mang thai lại thuộc danh sách các tình trạng bệnh nền làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19

Click vào ảnh để xem chi tiết

Các yếu tố nhất định có thể gia tăng nguy cơ

Các yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 ở người mang thai hoặc mới kết thúc thai kỳ, như có một số tình trạng bệnh nền nào đó hoặc quá một độ tuổi nhất định.3 Người có tình trạng bệnh nền nên tiếp tục tuân thủ phác đồ điều trị do nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ đưa ra.

Điều kiện tại nơi sinh sống, học tập, làm việc, vui chơi và thờ phượng của người mang thai và gần đây có mang thai cũng ảnh hưởng đến nguy cơ và kết quả đối với sức khỏe, chẳng hạn như nhiễm COVID-19 hoặc tiến triển thành bệnh nghiêm trọng. Ví dụ, người mang thai và làm việc tại những nơi không thể giữ khoảng cách với những người có thể nhiễm bệnh, chẳng hạn như nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có nguy cơ nhiễm bệnh và tiến triển thành bệnh nặng do COVID-19 cao hơn. Sự bất bình đằng về xã hội và y tế có tính hệ thống lâu dài đã đặt người mang thai thuộc một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vì COVID-19.

Việc hiểu được các yếu tố bổ sung có thể làm gia tăng nguy cơ cho người mang thai và người gần đây có mang thai có thể giúp họ đưa ra quyết định về loại hình phòng ngừa cần thực hiện để tự bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Các hệ quả tác động đối với thai kỳ

Người mang thai mắc COVID-19 có nguy cơ sinh non (sinh con trước khi đủ 37 tuần) cao hơn và nguy cơ xảy ra kết quả không tốt liên quan đến thai kỳ cũng cao hơn so với người mang thai không mắc COVID-19. Những kết quả không tốt khác đối với thai kỳ, chẳng hạn như sảy thai, đã được ghi nhận.

Giảm nguy cơ nhiễm COVID-19

Điều đặc biệt quan trọng là những người mang thai hoặc gần đây có mang thai cũng như người sống cùng hay tới thăm họ cần phải thực hiện các bước để tự bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm COVID-19.Phụ nữ mang thai tại cửa hàng tạp hóa đang xem chuối.

Khi ra ngoài hoặc tương tác với người khác không phải cùng nhà với quý vị, hãy đeo khẩu trang.

Không có cách nào để không gặp rủi ro nhiễm bệnh nhưng điều quan trọng là cẩn phải biết cách để giữ an toàn tối đa. Cân nhắc tình hình cá nhân của bản thân và nguy cơ đối với quý vị, gia đình và cộng đồng quý vị khi quyết định liệu có nên ra ngoài gặp gỡ với những người không sống cùng quý vị hay không. Đảm bảo quý vị và những người sống cùng quý vị có thực hiện các bước để bảo vệ bản thân.

Click vào ảnh để xem chi tiết

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và giúp làm giảm sự lây lan của COVID-19 là:

  • Cân nhắc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu có câu hỏi về việc tiêm chủng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có thể đã tiếp xúc với hoặc những người có thể đã bị nhiễm COVID-19, bao gồm những người trong cùng nhà với quý vị càng nhiều càng tốt.
  • Thực hiện các bước nhằm ngăn chặn nhiễm COVID-19 khi quý vị tương tác với người khác.
    • Đeo khẩu trang. Tránh người không đeo khẩu trang hoặc đề nghị người khác xung quanh mình đeo khẩu trang che toàn bộ mũi và miệng, đồng thời vừa khớp vào khuôn mặt.
    • Giữ khoảng cách giữa bản thân và người khác (giữ khoảng cách với mọi người tối thiểu 6 feet, khoảng 2 chiều dài cánh tay).
    • Tránh các đám đông. 
  • Tránh những nơi thông gió kém.
  • Rửa tay thường xuyên. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay.
  • Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay của quý vị. Sau đó hãy rửa tay.
  • Vệ sinh các bề mặt và những vật quý vị thường chạm vào bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
  • Chuẩn bị sẵn ít nhất 30 ngày thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Nguồn: CDC Mỹ

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare