Tắc tia sữa dấu hiệu và cách điều trị

Tắc tia sữa là vấn đề thường gặp của phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ bị tắc tia sữa không được phát hiện, xử trí kịp thời hoặc mắc phải những sai lầm khi điều trị khiến cho tình trạng tắc tia sữa càng nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, cơ hội được bú sữa mẹ của con. Vì vậy Bluecare xin chi sẻ bài viết “Tắc tia sữa dấu hiệu và cách điều trị” các mom cùng tham khảo để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhé.

Contents

NGHI NGỜ:

  • Sờ thấy 1 khối hay nhiều khối căng tức.
  • Vùng bị tắc có thể đỏ, nóng, đau.
  • Mẹ có thể sốt, lạnh run, rêm mình
Tắc tia sữa dấu hiệu và cách xử trí
Tắc tia sữa dấu hiệu và cách điều trị

PHÂN BIỆT CƯƠNG SỮA SINH LÝ VÀ TẮC TIA SỮA

Cương sữa

Thường xuất hiện ngay sau sinh từ 2-7 ngày
Xuất hiện hạch ở nách
Ngực cương cứng, nặng
Đau nhức toàn bộ ngực
Sữa vẫn chảy
Không sốt

Tắc tia sữa

Không xuất hiện ngay sau sinh
Không xuất hiện hạch
Ngực có cục cứng
Đau nhức tại cục
Sữa không chảy ra
Có thể sốt

Phân biệt tắc tia sữa và viêm vú

Các ống dẫn bị tắc mà không được điều trị có thể biến chứng thành viêm vú, một bệnh nhiễm trùng gây đau đớn. Viêm vú cần được điều trị y tế, vì vậy, điều quan trọng là phải biết mẹ có thể đang đối phó với vấn đề nào. May mắn thay, nó thường khá dễ dàng để nhận ra sự khác biệt.

Mẹ có thể bị tắc ống dẫn sữa khi:

  • Mẹ không đau hoặc cơn đau chỉ giới hạn ở khu vực xung quanh khối u
  • Khu vực xung quanh cục u có thể đỏ, nhưng toàn bộ vú không đỏ
  • Ngoài khối u, mẹ thường cảm thấy ổn 

Mẹ có thể bị viêm vú nếu:

  • Toàn bộ vú mềm, đau, sưng hoặc đỏ
  • Viêm vú cũng gây ra các triệu chứng giống như cúm bao gồm sốt hơn 38,5 độ C, đau nhức và mệt mỏi

Mẹ cần phải được trợ giúp y tế ngay lập tức nếu mẹ nghi ngờ mình bị viêm vú, vì bệnh nhiễm trùng thường cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

CÁC CẤP ĐỘ TẮC TIA SỮA

Tắc tia sữa cấp độ 1

Triệu chứng điển hình:

  • Sáng tỉnh dậy người mẹ thấy trong người mệt mỏi, đau đầu hơn bình thường.
  • Bầu ngực bắt đầu căng hơn, nhưng mẹ rất dễ nhầm với triệu chứng căng sữa vì ban đêm tuyến sữa hoạt động rất mạnh.
  • Cho con bú hoặc dùng tay vắt thấy sữa chảy nhỏ giọt, chảy được ít hơn bình thường trong khi bầu ngực vẫn căng.

Tắc tia sữa cấp độ 2: Tắc sữa từ 3 đến 4 ngày

Lúc này, mặc dù chưa bị tắc tia sữa nặng song các triệu chứng cũng đã trở nên tồi tệ hơn ban đầu.

Triệu chứng điển hình:

  • Cơ thể người mẹ vẫn mệt mỏi, có biểu hiện sốt.
  • Bầu ngực vẫn tiếp tục sưng lên, vắt hút thấy sữa ra rất ít hoặc không ra sữa, dùng tay sờ nắn thấy có những cục sữa đông lổn nhổn.

Tắc tia sữa cấp độ 3, tắc từ 5 đến 6 ngày

Lúc này, tắc tia sữa đã sang giai đoạn nặng, các triệu chứng dữ dội hơn và cũng khó khắc phục hơn.

Triệu chứng điển hình:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt cao, đổ mồ hôi, mất nước.
  • Bầu ngực bị tắc sữa tiếp tục sưng lên, rất đau, quan sát thấy da ngực đổi màu xanh hoặc vàng, các cục sữa đông xuất hiện nhiều hơn.
  • Vắt hút không thấy ra sữa, đầu ngực tấy đỏ.

Tắc tia sữa cấp độ 4: Tắc sữa từ 7 ngày

Lúc này người mẹ đã bị tắc tia sữa rất nặng, có thể đã chuyển sang giai đoạn viêm tuyến sữa.

Triệu chứng điển hình:

  • Cơ thể suy nhược vì sốt cao (sốt nóng hoặc sốt rét), mất nước nên da và môi rất khô.
  • Bầu ngực đã bớt sưng, ngực không còn cứng mà mềm hơn do đã hóa mủ.
  • Người mẹ có thể bị nổi hạch ở nách, cử động cánh tay trở nên khó khăn.

Tắc tia sữa cấp độ 5: Tắc sữa trên 7 ngày

Đây là cấp độ chuyển từ viêm tuyến vú sang áp xe vú.

Triệu chứng điển hình:

– Cơ thể vẫn sốt cao, thực sự mệt mỏi cả tinh thần và thể xác.

– Ngực mềm, bớt sưng, bớt đau nhưng lại chuyển sang tắc tia sữa chảy máu kèm theo mủ do các khối mủ vỡ ra. Nếu mủ không chảy ra ngoài thì sẽ đông lại thành các khối xơ cứng trong bầu ngực.

Tắc tia sữa cấp độ 6: Các biến chứng sau áp xe vú

Đây có thể được coi là cấp độ nặng nhất của tắc tia sữa khi mà từ áp xe đã chuyển sang nhiều biến chứng nặng nề hơn, bao gồm:

  • Tạo thành khối viêm mãn tính, viêm mô liên kết, sau khi chữa cũng rất dễ tái phát lại.
  • Người bệnh có thể bị nhiễm độc nặng và hoại tử phải cắt bỏ ngực.
  • Khối áp xe lan sang mạch máu dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương gan và thận hoặc toàn thân.

CÁCH ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA:

  • Uống giảm đau hạ sốt được, uống bớt đau thì massage dễ hơn.
  • Không cần kháng sinh
  • Mẹ cân tiến hành thông tia càng nhanh càng tốt. dù là ban đêm , dù là mệt 1 chút
  • Dẹp hết những việc nhỏ trong nhà, dành thời gian nghỉ ngơi
  • Cho con bú/hút tích cực bên bị tắc, ít nhất mỗi 2 giờ
  • Chườm ấm để làm tan vùng tắc tia
  • Chườm lạnh giúp giảm đau
  • Uống nhiều nước, dinh dưỡng đầy đủ để giúp mẹ tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng

𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, TẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮA CHĂM SÓC MẸ SAU SINH, VÚ EM – BẢO MẪUXÉT NGHIỆM VÀNG DACHIẾU ĐÈN VÀNG DA, VỖ RUNG LONG ĐỜM tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

CÂU CHÂM NGÔN: CHƯỜM ẤM – MASSAGE – LÀM TRỐNG NGỰC – NGHỈ NGƠI

Trước khi cho con bú/hút sữa:

Chườm ấm và massage

Massage: nhẹ nhàng nhưng phải tạo được 1 lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú.

Thời điểm massage: Trước khi cho bú/hút; Trong khi cho bú/hút; Sau khi cho bú/hút

Chườm ấm: giúp sữa nơi bị tắc dễ tan ra. Không chườm quá nóng sẽ gây bỏng rát da.

Tắm bồn bằng nước ấm:

Nếu nhà mẹ nào có bồn tắm, có thể ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.

Tắm bằng nước vòi sen ấm:

Mẹ đứng dưới vòi sen, cho nước ấm nóng có thể chịu được, trực tiếp xịt lên vùng ngực bị tắc. Mẹ có thể dùng 1 cái lược có răng to, ấn nhiều lần vào cục xà phòng để cho cái lược thật trơn, sau đó chải dọc từ nơi tắc hướng về phía núm vú.

Lưu ý:

không mặc áo ngực, k để quần áo hay ngón tay chèn vào các vị trí ống sữa.
 
Bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy – chuyên gia sữa mẹ
ĐẶT LỊCH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ
Click vào hình để xem chi tiết
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare