Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu của mẹ bầu trong thai kỳ?

3 tháng đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất) là giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng của cơ thể bé như tim, tuỷ sống, não, gan, phổi,…. Ở trong giai đoạn này, thai nhi phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng lại rất dễ bị tổn thương. Đồng thời, 3 tháng đầu cũng là thời kì mà các mẹ bầu bị mệt mỏi, chán ăn và ốm nghén. Vậy, thực đơn dinh dưỡng chuẩn cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu là gì? Các mom hãy cùng Bluecare tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Contents

Bổ sung chất dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ có cần thiết không?

dinh dưỡng 3 tháng đầu
Bổ sung chất dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ có cần thiết không?

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng tạo tiền đề để cho thai nhi phát triển trong 6 tháng tiếp theo. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ cũng như các chuyên gia dinh dưỡng để được đánh giá tình trạng sức khoẻ, cân nặng cũng như các chỉ số dinh dưỡng để điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày.

Thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể. Nguồn dinh dưỡng sẽ đi theo máu và nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Hơn nữa, 3 tháng đầu cũng là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan tổ chức chính như: tuỷ sống, não, tim, phổi, gan,… Vì vậy việc cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết là rất quan trọng.

Trong 3 tháng đầu này, mẹ bầu cần đạt mục tiêu tăng từ 1-2 cân. Tuy nhiên đối với bà bầu béo phì thì không khuyến khích tăng cân để tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và thai nhi sau này.

Mẹ bầu cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Mẹ bầu cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu của thai kì, cơ thể mẹ bầu sẽ phải làm quen với những sự thay đổi đáng kể về sinh lý để thích nghi với việc có em bé. Đây là thời gian cực kỳ quan trọn cho sự hình thành và phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng của thai nhi. Sau đây sẽ là 4 nhóm chất thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung trong tam cá nguyệt thứ nhất:

Chất dinh dưỡng

  1. Protein
  2. Sắt
  3. Canxi và Vitamin D
  4. Axit Folic
  5. Vitamin A
  6. Vitamin C

Thực phẩm

  1. Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ,….
  2. Thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt,…
  3. Sữa, trứng, tôm, cá, cua, rau xanh, đậu đỗ,….
  4. Các loại rau màu xanh thẫm như: Rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc, vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật,…
  5. Thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ
  6. Rau, củ, quả,..

Protein

Mẹ bầu cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày để giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi, đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển trong suốt thai kỳ. Ngoài ra protein còn giúp tăng thể tích tuần hoàn máu của mẹ, làm giảm triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ.

Sắt

Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu ở mẹ.

Canxi

Canxi ngoài việc giúp cho thai nhi hình thành xương và răng, chất dinh dưỡng này còn có tác dụng giúp cho hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ. Nếu mẹ bầu nạp không đủ Canxi trong giai đoạn mang thai này, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương.

Axit Folic

Axit Folic có vai trò đặc biệt quan trọng trong thai kỳ, nhất là trong những tuần đầu tiên. Việc thiếu Axit Folic có thể gây ra các dị tật ống thần kinh ở trẻ. Vì vậy mà mẹ bầu cần kết hợp các bữa ăn với các loại rau màu xanh thẫm cũng như các loại hạt,… Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý rằng, Axit Folic dễ bị phá huỷ trong quá trình chế biến. Và nhiều mẹ bầu cảm thấy cẳng thẳng khi mang thai, khiến việc hấp thụ chất dinh dưỡng này không đạt hiệu quả. Do đó, mẹ bầu hãy cân nhắc sử dụng thêm các viên uống cung cấp Axit Folic theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé!

Vitamin A

Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin có thể kể đến như: thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ.

Vitamin C

Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp cho xương bé chắc khoẻ hơn.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ nhất

Tháng đầu thai kỳ là lúc mà cơ thể của mẹ bầu bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên. Mẹ bầu thường xuyên có cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đây chính là triệu chứng của ốm nghén. Vậy làm thế nào để vừa kết hợp ăn uống đủ chất vừa làm dịu đi cơn thai nghén!

Trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên tham khảo thực đơn dinh dưỡng sau đây:

  • Mẹ bầu nên chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày
  • Chọn các thực phẩm dễ tiêu hoá. Kết hợp ăn tinh bột cùng với nguồn protein nạc từ thịt và gà. Mẹ bầu cũng đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối nhé!
  • Trước khi ra khỏi giường 15-20 phút mẹ bầu nên ăn một bữa nhẹ giàu carbohydrate. Mẹ có thể để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
  • Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ hai

tháng thứ hai của thai kỳ, mỗi ngày mẹ nên ăn thêm khoảng 300 calorie để đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Tuy nhiên, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, mẹ bầu hãy nên tập trung vào việc chăm sóc chất lượng món ăn của mình. Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng và nằm trong nhóm các thực phẩm thiết yếu:

  • Các loại ngũ cốc;
  • Bánh mỳ;
  • Rau;
  • Trái cây;
  • Sữa, các chế phẩm từ sữa;
  • Thịt;
  • Các loại đậu;
  • Hạn chế thức ăn nhiều chất béo và đường;
  • Bổ sung thêm các thực phẩm có chứa Axit Folic;
  • Uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung Canxi,…

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ ba

Bước sang tháng thứ ba của thải kỳ, tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu sẽ giảm đi rõ dệt. Vì vậy nếu 2 tháng trước mẹ bầu chưa ăn đúng cho lắm thì mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh từ bây giờ. Mẹ bầu tham khảo thực đơn dinh dưỡng sau nhé:

  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. MẸ cũng nên tăng thành 3-4 ly sữa ít béo/ ngày để bổ sung thêm canxi;
  • Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây. Giảm đồ ăn vặt không cần thiết, nhiều calories, ít chất dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến,…
  • Bổ sung thêm các viên uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ngoài việc chú ý bổ sung thêm những thực phẩm cần thiết, mẹ bầu cũng cần phải loại bỏ một số các thực phẩm gây hại sau đây ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mình nhé:

Thực phẩm mẹ bầu nên kiêngTác hại
DứaThai chết lưu, sảy thai
CuaTử cung co lại, xuất huyết bên trong, thai chết lưu
Lô hội (nha đam)Xuất huyết vùng chậu, sảy thải
Hạt mẻ (vừng)Khi kết hợp với mật ong có thể dẫn đến sảy thai
Gan động vậtTích tụ retinol có thể gây hại cho thai nhi
Đu đủCo thắt tử cung gây sảy thai
Chùm ngâyChứa alpha sitosterol gây sảy thai
Chế phẩm từ sữa tiệt trùngCó chứa vi khuẩn listeria có hại cho mẹ bầu
Thực phẩm sốngGây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi
Hải sảnNhiều loại hải sản có hàm lượng thuỷ ngân cao, rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi
Các chất kích thíchTăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi hoặc trẻ bị chậm phát triển
MuốiThai phụ đang bị phù, tăng huyết áp hoặc nhiễm độc thai nghén ăn nhiều muối có nguy cơ tai biến khi sinh
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Mẹ bầu muốn giảm triệu chứng nghén thì nên ăn những loại trái cây gì?

Mẹ bầu muốn giảm triệu chứng nghén thì nên ăn những loại trái cây gì?

Nghén ở phụ nữ mang thai khiến hệ tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều, khẩu vị thay đổi và khó khăn trong ăn uống hơn. Việc bổ sung thực phẩm đúng, cần thiết giúp ổn định hệ tiêu hóa, cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ bầu là rất cần thiết. 

Nghén, buồn nôn là tình trạng phổ biến mà các mẹ bầu gặp phải trong ba tháng đầu. Hệ tiêu hoá của mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều, khẩu vị thay đổi và mẹ gặp khó khăn rất nhiều trong việc ăn uống. Việc bổ sung thực phẩm đúng rất cần thiết trong việc giúp ổn định lại hệ tiêu hoá, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ bầu. Mẹ hãy tham khảo 5 loại trái cây có công dụng cực tốt trong việc giảm triệu chứng nghén sau đây:

Thanh long

Thanh long chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Các vitamin từ thanh long còn giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ốm nghén hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa triệu chứng khó chịu như đầy hơi, buồn nôn, ợ chua,…

Cam

Cam là hoa quả cung cấp vitamin C và nước dồi dào, giúp cơ thể mẹ bầu phân giải và hấp thụ sắt từ thực phẩm tốt hơn. Sắt là dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Hơn nữa, vị chua ngọt cùng mùi thơm dễ chịu của trái cam cũng giúp mẹ bầu đối phó tốt hơn với những cơn buồn nôn do ốm nghén. Mẹ có thể ăn cam tươi hoặc uống nước ép từ 1 – 2 ly mỗi ngày.

Nho

Nho là loại quả có tính mát, vị ngọt rất dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hoá. Ăn nho cũng giúp cung cấp lượng đường glucose và vitamin C nhanh chóng, phục hồi năng lượng và giảm ngay triệu chứng nôn nao, mệt mỏi do ốm nghén.

Dứa

Dứa chứa nhiều vitamin C cùng lượng mangan rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, cần thiết cho sự phát triển xương và các mô liên kết ở thai nhi. Đặc biệt chất xơ từ dứa còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón – chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp.

Chuối

Nếu mẹ thắc mắc nghén nên ăn gì thì không thể bỏ qua loại quả vô cùng giàu vitamin là chuối. Ăn chuối giúp thai phụ bổ sung lượng lớn vitamin B6, vitamin C, kali và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa hiệu quả chứng buồn nôn, chán ăn, táo bón trong thai kỳ. Thực tế vitamin B6 cũng được sử dụng như vitamin bổ sung để giảm cơn buồn nôn do thai nghén.

Ngoài ra, để biết thêm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ, các mom hãy tham khảo thêm tại bài viết này nhé: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Dylan

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*