I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bại não là khuyết tật chiếm hàng đầu trong mô hình khuyết tật về thể chất ở trẻ em. Trong đó, bại não liệt co cứng chiếm khoảng 60 – 70 %. Hiện nay trên thế giới kĩ thuật tập bắt buộc bên liệt cho trẻ em (P – CIMT) đặt trong cách tiếp cận điều trị lấy bệnh nhi và gia đình làm trung tâm đã được chứng minh tính hiệu quả và được khuyến nghị sử dụng cho trẻ bại não liệt nửa người [3]
Năm yếu tố cốt lõi để đạt được thành công khi áp dụng kỹ thuật bặt buộc bên liệt ( P-CIMT ) là:
- Cố định tay khỏe: Bằng nẹp/bột/tất
- Điều trị liều cao: Thời gian huấn luyện ít nhất là 30 giờ/ đợt điều trị
- Sử dụng các kỹ thuật định hình và thực hành lặp lại với sự thay đổi nhiệm vụ.
- Học các kỹ năng chức năng trong các môi trường tự nhiên của trẻ
- Kế hoạch chuyển tiếp hoặc xuất viện
Áp dụng kĩ thuật vào thực hành lâm sàng tại Việt Nam, có 3 vấn đề đặt ra. Đó là:
- Cần thực hiện cách tiếp cận lấy bệnh nhi và gia đình làm trung tâm để khuyến khích tối đa sự tham gia của gia đình vào điều trị.
- Liều điều trị phù hợp với thực tế làm việc và các hoạt động huấn luyện đảm bảo cường độ cao.
- Cách cố định tay khỏe bằng các vật liệu sẵn có, hiệu quả và thân thiện với trẻ bại não.
- II. MỤC ĐÍCH
Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành tập cho 11 trẻ bại não liệt nửa người từ 9 tháng đến 6 tuổi. Hiệu quả bước đầu được ghi nhận. Các giải pháp đã được thực hiện để giải quyết 3 vấn đề nêu trên. Từ đó đưa ra quy trình 4 bước để áp dụng hiệu quả kĩ thuật tập bắt buộc bên liệt (P – CIMT) cho trẻ bại não liệt nửa người vào thực hành lâm sàng.
Bước 1: Lựa chọn các mục tiêu và các vận động đích
Bước 2: Tiến hành điều trị
Bước 3: Đánh giá kết quả
Bước 4: Xây dựng mục tiêu của chương trình tiếp theo
III. TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Dụng cụ huấn luyện:+ Ghế ngồi cho trẻ bại não, đệm tập, bóng tập
+ Các dụng cụ tập tinh bàn tay, các loại đồ chơi thông thường, các loại đồ chơi thiết kế mô phỏng theo mục tiêu huấn luyện.
2. Dụng cụ cố định+ Tất, băng chun, con rối vải
IV. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
- Chỉ định: Trẻ bại não liệt co cứng nửa người,
- Chống chỉ định: Trẻ bại não đang mắc các bệnh cấp tính
- Các bước tiến hành
Bước 1: Lựa chọn các mục tiêu và các vận động đích bao gồm:
- Trao đổi thông tin với gia đình: Xác định mong muốn của gia đình sau đợt điều trị
- Lượng giá trẻ: sử dụng các thang phân loại, đánh giá: Ví dụ: Phân loại về khả năng bàn tay của trẻ MACS (Manual Ability Classiffication System), thang đạt mục tiêu GAS (Goal Attainment Scaling), bảng ghi hoạt động vận động nhi khoa PMAL (Pediatric Motor Activity Log), đánh giá khả năng bàn tay trẻ em ABIHAND kids, test hộp và khối…
- Quan sát hoạt động của trẻ: Các vận động cụ thể bị giảm hoặc chưa hình thành
- Các mục tiêu bao gồm:
+ Cảm giác ( Nhận biết/ phân biệt )
+ Các kỹ năng chi trên 1 tay ( Tay yếu )
+ Các kỹ năng chi trên 2 tay
+ Các kỹ năng vận động thô
+ Kĩ năng chơi ( Lái xe đạp 3 bánh, chơi trong cát…)
+ Kĩ năng tự chăm sóc
Bước 2: Tiến hành điều trị:
– Liều điều trị: 30 giờ/ đợt điều trị (Mỗi ngày trẻ tập 30 phút với kĩ thuật viên tại Bệnh viện và 60 phút với cha mẹ tại nhà, 5 ngày/tuần trong 4 tuần )
– Theo chu trình MR3: Vận động – Củng cố – Lặp lại – Tinh chỉnh (Movement-Reinforcement-Repetition-Refinemen)
Vận động (M) được khuyến khích, nhắc nhở, và kích thích, và sự vận động của chi trên bắt đầu cho chu trình
Củng cố (R1) ngay lập tức, tích cực và tạo động cơ cho trẻ
Lặp lại (R2) xảy ra ngay lập tức và trong khoảng thời gian dài sau các chu trình hoạt động khác
Tinh chỉnh (R3) diễn ra vào những thời điểm tự nhiên khi kỹ năng tiến triển
– Hướng dẫn gia đình cách tập cho trẻ
Bước 3: Đánh giá kết quả
Bước 4: Xây dựng mục tiêu của chương trình tiếp theo
KẾT QUẢ
– Trẻ bại não chấp nhận việc cố định tay khỏe bằng tất/ băng chun/ con rối vải
– Thời gian điều trị phù hợp với thực tế làm việc tại Bệnh viện và phù hợp với khả năng tự tập của cha mẹ tại nhà.
– Mục tiêu GAS đạt được ở các trường hợp can thiệp.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare