Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa là đủ?

breastfeeding

 

Contents

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa là đủ? 

Ở độ tuổi 1-6 tháng, khi đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn.Hầu như thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml. Trẻ sơ sinh bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú.

Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi trẻ. Lượng sữa mẹ mà trẻ sơ sinh bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng. Chi tiết bạn có thể theo dõi ở hình sau:

Kết quả hình ảnh cho bảng cho biết trẻ bú bao nhiêu sữa là đủ

( Ảnh minh họa  bảng lượng sữa cần đáp ứng mỗi ngày của trẻ)

Tuổi và trọng lượng cơ thể của trẻ sơ sinh không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh (thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi).

Trẻ sơ sinh có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.

1. Thời gian cho trẻ sơ sinh bú hợp lý nhất:

a, Tùy theo cân nặng, nhu cầu và sức bú của mỗi trẻ. Mà lượng sữa bú được nhiều ít khác nhau.Theo lời khuyên từ các chuyên gia, nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần từ 8 – 12 cữ sữa trong một ngày. Mỗi cữ cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức.

Mỗi lần bú mẹ, trẻ phải được bú từ 20 đến 30 phút vì khoảng 10 phút đầu tiên. Trẻ chỉ bú được lượng nước là chủ yếu trong khi lượng sữa tiết ra. Sau đó mới thực sự mang nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể nghỉ giữa chừng để nghỉ mệt.

b, Sau hai tuần đầu: trẻ có thể bú trung bình từ 60 ml – 100 ml/ cữ. Khi đã được 3 tháng lượng sữa của bé mỗi lần bú có thể tăng từ 120 – 150 ml. Và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.

Tùy theo nhu cầu của trẻ mà cân nhắc việc cho trẻ bú đêm hay không. Bởi lẽ nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10 giờ đêm – 3 giờ sáng. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.

2. Dấu hiệu cho biết trẻ sơ sinh đang thèm bú:

Kết quả hình ảnh cho trẻ thèm bú

a, Các chuyên gia y tế khuyên mẹ: cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú. Vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.

b, Đòi bú, giận dỗi đều có một điểm chung đó là khóc: Tuy nhiên, nó vẫn có những dấu hiệu khác.Đi kèm theo cơn khóc để mẹ biết bé đang giận hay đang đòi bú. Và thông thường, khóc sẽ là biểu hiện cuối cùng của việc trẻ đòi bú. Vì lúc này bé đã quá đói rồi. Nếu mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu dưới đây. Thì ngay lập tức đáp ứng cơn “thèm” bú của trẻ nhé:

  • Bé liếm môi, há và ngậm miệng: Lúc này bé mới chỉ thèm bú vì nhớ “ti” mẹ thôi. Hành động này của bé rất đáng yêu và nhiều mẹ nhầm tưởng bé đang “ê a” với mẹ.
  • Bé thích mút tay hoặc bất kỳ vật gì mà bé có thể cầm nắm được: Mức độ thèm bú của bé đã tăng hơn rồi. Đặc biệt khi trẻ ở giai đoạn mọc răng, bé sẽ rất thích ngậm ti mẹ để làm giảm cơn đau lợi. Vì “núm ti” mẹ vừa mềm lại có vị ngọt của sữa.
  • Bé cố gắng vùi đầu vào ngực mẹ: Chỉ cần thấy dấu hiệu này thôi, mẹ hãy cố gắng cho bé bú càng sớm càng tốt. Nếu mẹ không cho bé ti, mẹ có thể bắt đầu giận mẹ và khóc ngay sau đó.
  • Bé biểu hiện khó chịu, cáu gắt, bồn chồn dù không ai trêu chọc bé: Điều này chứng tỏ bé đang đói, và cần được bú ngay. Hoặc cũng có thể bé đang buồn ngủ và muốn ngậm ti mẹ.

c, Đối với trường hợp bé đòi bú. Mẹ hãy cố gắng gác lại công việc dở dang và cho bé bú ngay. Ngoài ra, mẹ cố gắng kiểm soát cơn giận dỗi của trẻ. Đặc biệt khi bú nên tránh để con cáu gắt. Hành động vừa bú, vừa cáu gắt, cằn nhằn thường xuyên, liên tục. Và không được kiểm soát sẽ khiến con hình thành thói quen cáu kỉnh, khó tính khi lớn lên mẹ nhé.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bú đủ lượng sữa cần thiết:

Muốn biết trẻ bú no hay không: bạn có thể theo dõi số cữ bú trong ngày. Đồng thời kết hợp với việc theo dõi cân nặng hàng tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể để ý đến cảm xúc của bé trong, và sau khi bú.

Nếu trẻ bú tốt sẽ phát ra tiếng gù gù và sau đó ngủ thật ngon.  Sữa mẹ giúp trẻ đi tiêu tốt hơn sữa công thức. Do đó, bé bú tốt sẽ đi phân vàng khoảng 1 -2 lần/ ngày và đi tiểu nhiều lần.

Muốn bé có cảm giác bú phải để bé tự đòi bú. Bé càng bú nhiều, sữa mẹ càng tiết ra nhiều. Chỉ cần theo dõi về tốc độ tăng cân, nhìn vào tã bẩn. Hoặc qua những dấu hiệu tích cực về chuyện ăn ngủ, vui đùa của bé.Lúc này bạn cũng sẽ biết được bé của mình có bú đủ hay chưa:

a, Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 6 tuần tuổi:

  • Tăng cân: Sau sinh khoảng 3-4 ngày, bé có thể gặp phải tình trạng sụt cân sinh lý (mất khoảng 5-7% so với cân nặng lúc sinh). Điều này hết sức bình thường và bạn không cần quá lo lắng.

+ Khoảng 2 tuần sau đó, khi sữa mẹ đã về. Và bé đã làm quen với bầu vú mẹ, sức bú của bé sẽ tăng lên.Từ                      10ml/ ngày sau sinh bé có thể tăng lên đến 30 ml / ngày, 60 ml / ngày, 90 ml / ngày. Và nhờ đó bé dễ dàng                        tăng  cân trung bình từ 150 – 210 gam/tuần. Sau 1 tháng đầu tiên, bé có thể tăng 1 kg so với lúc sinh.

  • Tã ướt và dơ: Ngày đầu tiên sau khi chào đời bé có thể chỉ cần đến 1 cái tã. Nhưng con số này có thể tăng lên từ 6-7 cái chỉ sau vài ngày. Khi thấy tã bé ướt sũng sau mỗi lần bú. Mẹ có thể xem đây là dấu hiệu cho biết bé đã bú no.

+ Nếu bạn không hình dung được thế nào là ướt sũng, có thể dùng một tã sạch. Và đổ vào đó 3 muỗng                                nước tương đương 450 ml. Sau khoảng 4 ngày, phân su của bé đã hết. Bạn có thể thấy phân vàng bé đi                         hơi loãng và có màu vàng. Nếu bé bú nhiều, mỗi ngày bạn phải thay từ 6-9 cái trong vòng tháng đầu tiên.

  • Dấu hiệu khác: Sau khi bé bú, ngực mẹ không còn căng cứng, em bé tỏ ra dễ chịu, không khóc. Và sẵn sàng ngủ thiếp đi. Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 1,5 – 2 tiếng.

b, Giai đoạn sau 6 tuần:

  • Tăng cân: Bé bú tốt, sau tuần thứ 6 trở đi có thể tăng cân. Từ 150 – 210 gam tuần đối với bé từ 0 – 4 tháng. Từ 120 – 150 gam /tuần đối với bé từ 4 – 6 tháng. Từ 60 – 120 gam /tuần đối với bé 6 – 12 tháng
  • Tã ướt và dơ: Một ngày thay 4-6 cái tã ướt (tương đương 116 ml/nước). Màu nước tiểu vàng nhạt và không gắt mùi. Tùy theo hệ tiêu hóa của mỗi bé mà số tã có thể nhiều hay ít. Trung bình bé sẽ thay từ 7 – 3-4 tã/ngày

+ Sau khoảng 2 tháng, bé không còn ị nhiều và số tã ít đi. Điều này vẫn được xem là bình thường nếu bé                         tăng  cân tốt. Trường hợp bé không đi mỗi ngày, nhưng phân vẫn mềm và nhiều bạn có thể yên tâm.

+ Nếu bé đi ị thưa ngày và phân cứng. Nên tăng cường cho bé bú nhiều hơn. Khi bé được đến tuổi ăn                         dặm phân sẽ bắt đầu thay đổi: sệt và đặc hơn.

  • Dấu hiệu khác: Sau khi bé bú, ngực mẹ không còn căng cứng, em bé tỏ ra dễ chịu, không khóc. Và sẵn sàng thiếp đi. Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 1,5 – 2 tiếng.

4. Những lưu ý về việc cho trẻ sơ sinh bú:

4.1 Trong vài giờ đầu sau sinh:

  •   lượng sữa non của mẹ rất quý giá. Có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, mẹ nên cố          gắng tận dụng nguồn sữa này.
  • Nếu trẻ không tuân theo cữ bú tiêu chuẩn. Bạn có thể dựa vào nhu cầu của trẻ để cho bú. Không ép bé liên tục làm nảy sinh tâm lý sợ hãi khiến trẻ bỏ bú. Khi bú mẹ, trong khoảng hai tuần đầu.
  • Trẻ có thể bị sút cân sinh lý do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Trung bình trẻ có thể giảm từ 140-200 gam. Và sau khoảng 10 – 12 ngày thì trở lại nhịp tăng trọng bình thường.

4.2 Trong những ngày đầu sau sinh,

nếu quan sát mẹ có thể thấy tã trẻ chỉ hơi ẩm. Nhưng sau đó chỉ ít hôm, tã của trẻ sẽ ướt nhiều hơn khi đã bú được nhiều. Lúc này, mỗi ngày mẹ có thể phải thay 8 -10 chiếc tã. Để đảm bảo da bé luôn khô thoáng và không bị hăm.

a, Đối với trẻ sơ sinh:

  • Khi em bé mới chào đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể. Giúp bé chống lại các bệnh tật
  • Tuy nhiên, có một số bà mẹ ít sữa, lượng sữa mẹ cung cấp hằng ngày cho bé là không đủ. Trong trường hợp này, các mẹ phải bắt buộc cho con uống thêm sữa bột công thức.
  • Lúc mới sinh, kích thước dạ dày của bé rất nhỏ, mỗi lần chỉ nên cho con uống khoảng 30ml. Sau đó tăng dần lên 60ml. Nếu sau khi uống xong, trẻ vẫn quấy khóc, mẹ nên cho bé bú thêm.

b, Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi

  • Thông thường vào giai đoạn này, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống từ 90 – 120 ml. Một ngày, mẹ chia khẩu phần thành khoảng 4,5 lần cho bé ăn.
  • Ban đêm không cần phải đánh thức bé dậy để ăn nếu bé ngủ ngon. Vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bé. Với các trẻ khác nhau thì mức độ háu ăn là khác.
  • Nên tùy theo từng bé mà cho ăn, tránh việc nhìn bé khác. Mà áp đặt cho bé yêu của mình.

c, Đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi:

  • Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng. Lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180 ml.
  • Cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ bú bình

(ảnh minh họa trẻ sơ sinh đang ăn sữa công thức)

d, Đối với trẻ từ 6 -12 tháng tuổi:

  • Ở giai đoạn này, bạn cho bé uống sữa công thức. với lượng 180-240 ml/bữa và uống khoảng 3-4 lần/ngày. Tùy theo mức độ uống của trẻ. Bên cạnh đó, bé cũng cần được bổ sung thức ăn dặm như bột, cháo xay…

5. Biểu hiện nào cho thấy trẻ sơ sinh vẫn còn đói?

Khi bạn cho bé bú sữa mà bé vẫn còn đói thì bé sẽ có những biểu hiện như. Liếm môi, mút chụt chụt, khóc khi mẹ rút bình sữa khỏi miệng, mút tay, đưa cả bàn tay vào miệng.

Cáu gắt, ọ ẹ, quay đầu về phía tay bạn khi bạn nựng bé… Lúc này, mẹ nên pha thêm nhưng không nên pha quá nhiều.

Hình ảnh có liên quan

(Ảnh minh họa  trẻ sơ sinh đang còn đói )

6. Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã ăn quá nhiều?

Nhiều mẹ không pha chuẩn công thức sữa bột cho con. Nghĩ rằng ăn nhiều sẽ giúp bé phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên điều này lại trái ngược.

Khi lượng sữa cung cấp cho bé vượt quá theo mức quy định. Bé sẽ dễ bị ói mửa, nôn ra hết, khóc. Khi bé bị ói mửa như thế, đương nhiên bé sẽ không nhận được một chút dinh dưỡng nào. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng lãng phí.

7. Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã ăn đủ sữa

  • Bé thỏa mãn sau mỗi lần bú và không còn quấy khóc thì bé đã bú đủ lượng sữa cần thiết.
  • Mỗi ngày, bé thay từ 5-6 tã (tã giấy) và 6-8 tã (tã vải).
  • Trẻ tăng cân đều.

8. Kết luận 

Nếu bé con nhà bạn chịu khó bú mẹ, nhưng càng về sau càng muốn bú nhiều hơn. Và đôi khi tỏ ra không hài lòng. Đó là dấu hiệu tốt của sự tăng trưởng bứt phá. Các mốc tăng trưởng này rơi vào thời điểm bé 10 ngày tuổi. Và 3 tuần tuổi, 6 tuần tuổi, 3 tháng và 6 tháng tuổi.

Càng lớn, bé càng muốn bú nhiều hơn, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cơ thể. Trong hai tháng đầu, bé có thể ăn sữa nhiều về đêm. Sau đó, cữ ăn thưa dần, bé ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, giờ giấc sinh hoạt cũng tùy vào từng bé. Có bé 3 tháng tuổi đã ngủ một mạch từ sáng đến tối.

Thông thường bé bú mẹ sẽ ngủ ngon hơn, ăn ít cữ hơn bé bú bình. Vì sữa mẹ như đã nói là nguồn dinh dưỡng “tối thượng” và hoàn hảo. Chúc bé yêu của bạn sẽ phát triển khoẻ mạnh & đừng quên truy cập Bluecare.blog để cập nhật thêm các kiến thức dành cho mẹ và bé nhé!

  • Lượng sữa bú của trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu phút 1 lần
  • Bảng ml sữa chuẩn cho bé
  • Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh
  • Lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
  • Bảng ml sữa chuẩn cho con
  • Bé 2 tuổi uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày
  • Bé 2 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần
  • Bảng ml sữa chuẩn cho con
  • Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh
  • Lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
  • Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh
  • Lượng sữa công thức cho trẻ sơ sinh
  • Lượng sữa cho bé 3 tháng tuổi
  • Bé 2 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần
  • Lượng sữa cho trẻ sơ sinh non tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare