Trong thời kỳ cho con bú, phụ nữ rất dễ có rắc rối như: căng tức sữa, tắc tia sữa, nứt vú… Nếu không chăm sóc xử trí đúng cách nhất là với người lần đầu nuôi con dễ mắc viêm tuyến vú, áp xe vú… Để tránh những rắc rối trên, bài viết sau đây cung cấp một số thông tin giúp phụ nữ đang cho con bú có thêm hiểu biết về vấn đề này.
Contents
1. Tụt núm vú
Thông thường đầu vú nhô cao lên trên bề mặt của quầng thâm bầu vú. Khi mang thai, đầu vú càng to hơn, càng nhô hẳn lên. Trường hợp nếu đầu vú tụt sâu vào trong, trẻ sẽ không thể bú được.
Tụt núm vú khiến sữa bị tích đọng trong vú gây ra hiện tượng tắc tia sữa, viêm tuyến sữa.
Giải pháp chữa tụt núm vú:
Trong thai kỳ, thai phụ cần chăm sóc bầu vú cẩn thận. Lau rửa đầu vú sạch sẽ bằng nước sạch mỗi ngày. Nếu thấy đầu vú tụt vào, bạn có thể dùng tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài.
Công việc này cần thực hiện đều đặn và thường xuyên. Sau khi sinh, nếu bạn bị tụt núm vú vào trong có thể dùng bơm hút để hút sữa ra. Nếu núm vú bị xước hoặc rạn nứt thì nên làm ẩm ướt đầu vú bằng dầu cá, dầu gấc bôi lên đầu vú. Không rửa vú bằng xà phòng và không bôi cồn.
2. Căng tức ngực, tức sữa
Vài ngày sau sinh, bà mẹ cảm thấy vú nóng, nặng, cứng, căng tức ngực. Sữa bắt đầu được tiết ra, đồng thời ống lympho ở tuyến vú. Và mạch máu căng lên chèn vào các tuyến vú làm các tia sữa trong tuyến vú bị nghẽn lại. Đôi khi vú căng sữa có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra.
Ðây là hiện tượng căng sữa bình thường. Khi người mẹ cảm thấy bầu vú bị cương lên, hơi đau thì nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra. Hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa ra. Trong vòng 1 – 2 ngày sau khi sinh, vú mẹ sẽ tự điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ và sẽ hết căng tức ngực. Căng sữa, tức sữa có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ vì ngực bị cứng. Và phồng lên sẽ không phù hợp với kích thước miệng trẻ.
Giải pháp:
Nếu căng tức ngực, đau, có thể dùng bơm hút sữa hoặc cho trẻ lớn hơn, khỏe hơn bú ngay từ lúc mới tắc, vú sẽ mềm dần.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xoa bóp bằng tay vùng ngực để sữa chảy ra và làm mềm vùng này trước khi cho con bú. Bạn nên dùng một bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng hai bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa ray sẽ làm tan các vị trí sữa đã bị đông kết.
Mặt khác vừa day, vừa chườm ấm bầu vú giúp cho sữa đông kết tan dần, tình hình tắc sữa khi cho con bú sẽ dần được cải thiện và bạn có thể sử dụng kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra. Ngoài ra, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng đỡ bị căng tức ngực.
3. Tắc ống dẫn sữa
Tắc sữa khi cho con bú là khi sữa không thoát ra ngoài được. Bạn có thể sẽ cảm thấy một cục cứng ở trên ngực, đau nhức và xuất hiện vài nốt đỏ. Nếu bạn có kèm theo sốt và đau nhiều hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.
Điều quan trọng nhất là đừng kéo dài thời gian giữa các lần bú vì sữa cần phải được tiết ra thường xuyên. Một chiếc áo ngực chật cũng có thể là nguyên nhân của hiện tượng này.
Ngoài ra nếu bạn căng thẳng, mệt mỏi (đặc biệt là với những phụ nữ làm mẹ lần đầu) cũng ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
Giải pháp:
Khi bị tắc ống dẫn sữa tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ (nhờ sự giúp đỡ của gia đình để chăm con). Và thử dùng khăn ấm để xoa bóp nhẹ nhàng quanh ngực nhằm kích thích sữa chảy ra ngoài. Có thể sử dụng lược chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.
Điều cần lưu ý, mẹ nên chọn tư thế đúng khi cho bé bú và tập cho bé ngậm bắt vú đúng cách. Tắc tia sữa khiến mẹ khó chịu. Nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con bởi sữa mẹ có chứa kháng sinh tự nhiên.
Phương pháp Tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh. Khai thông tuyến sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú.
Do vậy trong trường hợp cấp thiết, thai phụ nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời. Tránh những biến chứng không đáng có của việc tắc sữa khi cho con bú.
4. Viêm vú
Viêm tuyến vú là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn ở ngực với các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, đau ngực. Khi tắc ống dẫn sữa kéo dài làm sữa bị ứ trệ gây ra viêm vú. Có thể viêm vú từ không nhiễm trùng đến viêm nhiễm trùng.
Hiện tượng này khá phổ biến trong vài tuần sau sinh (và khi cai sữa) do da bị rạn, tắc sữa hoặc tức sữa. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị viêm vú sẽ tiến triển thành áp-xe vú trong vòng 48-72 giờ.
Giải pháp:
Trước hết phải cải thiện sự lưu thông ở ống dẫn sữa sau đó tìm nguyên nhân gây viêm vú để giải quyết. Nếu sau 24 giờ các triệu chứng không giảm phải điều trị các nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh. Chườm nóng, giảm đau, nghỉ ngơi hoàn toàn và quan trọng là giải phóng sữa.
Bạn có thể dùng tay xoa bóp để làm mềm ngực. Làm dịu các vết sưng đỏ sẽ giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu sau 2-3 ngày không thấy cải thiện thì cần tái khám.
5. Thiếu sữa
Bú sữa mẹ là một quá trình giống như cung – cầu, tức là bé bú thì cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra thêm sữa.
Giải pháp:
Cho con bú thường xuyên hơn và dùng tay xoa bóp vùng ngực có thể làm tăng lượng sữa mẹ. Uống ít nước và ăn quá nhiều chất dinh dưỡng cũng không giúp làm tăng thêm nguồn cung sữa.
Thay vào đó các mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống lành mạnh kết hợp với các thực phẩm lợi sữa.
Muốn cải thiện tình trạng thiếu sữa bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi sinh. Cho trẻ bú nhiều lần, bú đúng cách để kích thích phản xạ tiết sữa và phun sữa.
Nếu mẹ phải đi làm sớm, không có điều kiện cho con bú thì nên vắt sữa thường xuyên để kích thích vú tạo sữa, duy trì nguồn sữa.
Xem thêm: Làm sao để sữa mẹ đặc, mát, con tăng cân?
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare