Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não giúp người nhà bệnh nhân dễ dàng chăm sóc người bệnh hơn và để bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
Nguyên nhân gây xuất huyết não
Xuất huyết não hay chảy máu não do máu thoát ra khỏi thành mạch sau đó chảy vào nhu mô não gây ra các hiện tượng đột quỵ, tai biến mạch máu não.
- Tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý về van tim
- Sử dụng chất kích thích, thuốc lá, bia rượu
- Béo phì, lười vận động, sinh hoạt không ổn định, Chlesterol, Triglycerit cao
- Vỡ, phồng động mạch, tĩnh mạch
Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhà, chăm sóc người cao tuổi tại nhà, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện tập phục hồi chức năng vật lý trị liệu, châm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sống, thay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãi, đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, tắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Phát hiện dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời.
- Thực hiện các y lệnh của bác sĩ
- Vệ sinh thân thể và chăm sóc các hệ thống cơ quan, đề phòng nhiễm khuẩn.
- Phòng chống lóet.
- Nuôi dưỡng.
- Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.
- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập
Các bước tiến hành kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não
Chuẩn đoán chăm sóc
- Giảm khả năng tự chăm sóc do liệt, do giảm nhận thức.
- Giảm hoạt động thể lực
- Nuốt khó do yếu cơ, do giảm phản xạ nuốt.
- Giảm thông tin bằng lời nói
- Nguy cơ bị loét ép do liệt
- Rối loạn đại, tiểu tiện
Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não
- Người bệnh có thể cải thiện được khả năng hoạt động, tự chăm sóc bản thân
- Ngăn ngừa biến chứng tai biến
- Đảm bảo cho người bệnh đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng
- Bệnh nhân có thể tiểu tiện, đại tiện bình thường
- Không bị tổn thương da và hồi phục da nhanh chóng
Thực hiện chăm sóc
Cải thiện khả năng hoạt động
+ Tập luyện thụ động (gia đoạn đầu).
+ Tập luyện chủ động khi đã hồi phục một phần (giai đoạn ổn định).
+ Luyện tập tất cả các cơ và các khớp bên liệt tuần tự từ gốc đến ngọn (kể cả ngón tay ngón chân) và làm tất cả các động tác mà khớp đó có (co, duỗi, dạng, khép và quay). Luyện tập ngày 3 lần, mỗi động tác của khớp làm 5 lần.
– Cung cấp cho người bệnh các phương tiện hỗ trợ như ghế ngồi, xe đẩy, gậy chống …
– Chú ý cách vận chuyển người bệnh để hạn chế tiêu hao năng lượng cho điều dưỡng và tránh biến chứng (ngã, gẫy xương …) cho người bệnh.
Các can thiệp chăm sóc trên nếu được thực hiện triệt để người bệnh sẽ phục hồi khả năng vận động, tránh được các biến chứng do bất động (thoái khớp, cứng khớp, loét ép, viêm phổi …)
Cải thiện khả năng tự chăm sóc
Các hoạt động tự chăm sóc bao gồm: Vệ sinh răng miệng, mặc quần áo, trang điểm…
– Muốn phục hồi khả năng tự chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tự làm càng nhiều càng tốt. Chỉ trợ giúp khi người bệnh không tự làm được.
– Chỉ cho người bệnh cách hợp lý để tự chăm sóc mình (cách mặc quần áo, vệ sinh cá nhân …)
– Cung cấp cho người bệnh các phương tiện trợ giúp: Ghế ngồi đại tiện, gậy chống, xe lăn…
– Cung cấp một chế độ ăn đủ năng lượng để người bệnh có thể tập luyện.
Cải thiện khả năng giao tiếp
– Trước hết cần thay đổi cách thông tin với người bệnh bằng các phương pháp thông tin không lời qua dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu (nếu không liệt tay).
– Sau đó là luyện tập phát âm: Nguyên tắc là luyện từng từ, cụm từ, câu ngắn, câu dài hơn bằng cách:
Điều dưỡng ngồi đối diện với người bệnh, phát âm chậm rãi, rõ ràng từng từ rồi dần dần là cụm từ, câu và để người bệnh nhắc lại. Luyện tập nhiều lần trong ngày.
Giúp cho người bệnh nuốt dễ dàng
– Trước hết nên cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi trên giường hoặc trên ghế tựa cho khỏi ngã. Trong tư thế ngồi thức ăn dễ xuống dạ dày hơn.
– Chọn thức ăn: Lựa chọn thức ăn mềm và đặc (cháo, súp đặc). Không ăn thức ăn dạng lỏng khi bệnh nhân có biểu hiện sặc (trừ khi phải ăn qua Sonde). Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lượng, ăn làm nhiều bữa.
– Cách cho ăn: Đưa miếng thức ăn vào sâu trong khoang miệng lệch về bên không liệt.
– Hàng ngày luyện tập, xoa các cơ ở mặt (cơ cắn, cơ nhai, cơ cổ) giúp cho sự phục hồi các cơ tham gia động tác nhai nuốt.
Giúp người bệnh đại tiện, tiểu tiện bình thường
– Trước hết cần lập lại phản xạ đại, tiểu tiện cho người bệnh bằng cách: Cứ 4 giờ/lần cho ngồi bô tiểu tiện và ngày/1lần ngồi bô đại tiện (vào đúng giờ đại tiện đã hình thành từ trước khi bị tai biến).
– Khuyến khích người bệnh ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nước để gây cảm giác đầy trực tràng và bàng quang.
– Luyện tập ngày nhiều lần bài tập cơ thắt bàng quang và trực tràng.
– Kích thích bàng quang và hậu môn bằng tay (có đeo găng) hoặc bằng nhiệt, bằng thuốc đặt hậu môn.
– Thông đái và thụt tháo nếu cần thiết.
Hạn chế tổn thương da
– Thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất 2 giờ/1 lần.
– Chăm sóc da thật cẩn thận, sạch sẽ nhất là vùng da bị tì đè để ngăn ngừa loét, nhiễm khuẩn: Hàng ngày rửa da thật sạch, nhẹ nhàng bằng xà phòng, lau da thật khô bằng khăn mềm, bôi chất thơm và chất ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
– Dinh dưỡng thật đầy đủ giúp cho việc phục hồi, làm lành vết thương (nếu đã bị loét). Đặc biệt không để thiếu Protit.
– Cung cấp cho người bệnh các phương tiện bảo vệ cơ học như đệm hơi; đệm xốp; tốt nhất là đệm nước. Tuyệt đối không để da bị sây xước mất sự toàn vẹn của da.
– Chăm sóc tại chỗ loét (nếu đã bị) bằng thuốc kháng sinh, đắp đường; mật ong cho vùng da bị loét.
Trên đấy là bài viết “Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não”. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thông tin chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Xem thêm:
Bách khoa về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân
Bách khoa về chăm sóc vết thương
Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment