Đau là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân ung thư tiến triển. Hơn 80% bệnh nhân bị đau, trong đó 60% trong số này là cường độ đau từ trung bình đến nặng. Morphin được lựa chọn đầu tiên để điều trị đau từ trung bình đến nặng (phân loại đau của WHO) vì tính hiệu quả, kinh nghiệm sử dụng lâu dài, liều linh hoạt, nhiều đường sử dụng. Bài viết “Hướng dẫn sử dụng morphine tại nhà cho bệnh nhân ung thư” của Bluecare nhằm cung cấp kiến thức cho người chăm sóc để giúp cho người bệnh ung thư có những trải nghiệm cuối đời dễ dàng hơn.
Contents
1. Tổng quan
- Đau là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân ung thư tiến triển. Hơn 80% bệnh nhân bị đau, trong đó 60% trong số này là cường độ đau từ trung bình đến nặng.
- Morphine được lựa chọn đầu tiên để điều trị đau từ trung bình đến nặng (phân loại đau của WHO) vì tính hiệu quả, kinh nghiệm sử dụng lâu dài,liều linh hoạt, nhiều đường sử dụng.
- Morphine là một loại thuốc an toàn, hiệu quả khi sử dụng đúng cách, ngay cả ở những người suy nhược nghiêm trọng
Thực tế ở Việt Nam, đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển được kê Morphin điều trị ngoại trú tại nhà không biết cách sử dụng Morphin dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc. Bài viết này hướng dẫn mọi người cách sử dụng Morphin cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ngoại trú.
2. Chỉ định Morphin
- Thường chỉ định trong 2 hoàn cảnh:
+ Bệnh nhân đau mức độ nặng
+ Bệnh nhân đau mức độ trung bình nhưng không kiểm soát được bằng các thuốc giảm đau bậc 2 theo khuyến cáo của WHO ( Opioid nhẹ +- thuốc bổ trợ).
- Đa số bệnh nhân ung thư đáp ứng với morphin. Nhưng khoảng 20% đáp ứng kém với liều thông thường như đau thần kinh, đau xương do di căn, đau đầu, tắc ruột do u…
- Morphine cũng được sử dụng cho chứng khó thở, ho và tiêu chảy…
- Thuốc giảm đau bổ trợ được sử dụng với morphin bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống động kinh, corticosteroid, ketamine, thuốc chống viêm không steroid, bisphosphonate, clonidine và bupivicaine
3. Thang điểm đau
Thang điểm đau (pain scale): gồm 10 mục đánh giá
1- Đau rất nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng đau nhẹ.
2- Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.
3- Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, vẫn thể thích ứng với nó.
4- Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc.
5- Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh nhân vẫn có thể làm việc.
6- Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung.
7- Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
8- Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nỗ lực rất nhiều.
9- Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soát được.
10- Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.
Đau nhẹ: Từ 1 đến 3
Đau trung bình: Từ 4 đến 6
Đau nặng: Từ 7 đến 10
4. Các sản phẩm Morphine có tại Việt Nam
- Morphine Sulfat NR 30mg loại tác dụng nhanh: Thời gian tác dụng sau 30 phút, tác dụng tối đa sau 60-120 phút, thời gian bán thải 2-3h. Vì vậy cần uống 4-6h/1 lần.+ Cách dùng: Bóc lớp vỏ ngoài, pha thành phần bên trong vào 30ml nước. Như vậy mỗi 1ml tương ứng với 1mg. Khi uống lắc đều dung dịch, lấy xilanh hút đúng thể tích cần dùng. Dung dịch pha loãng được dùng trong 1 ngày.
- Morphine sulfat MR 30mg(tác dụng chậm): Thời gian đạt đỉnh sau 2,5 đến 3h. Uống mỗi 8-12h/1 lần. Tác dụng kéo dài vì vậy không được bẻ viên. Ở VN khá hiếm loại tác dụng chậm này
- Morphine chlohydrat 10mg/1ml: Thời gian tác dụng sau 15 phút. Tác dụng tối đa sau 30 phút. Hiệu quả và tác dụng của đường tiêm dưới da và tiêm bắp tương tự nhau. Vì vậy thực tế thường dùng đường tiêm dưới da. Dùng xilanh 1ml hút thuốc,mỗi 1mg sẽ tương ứng 0,1 ml. Có thể cấy kim luồn lưu dưới da để bệnh nhân không thấy đau sau mỗi lần tiêm.
5. Liều dùng
- Chuẩn liều Morphine cũng như chuẩn liều insulin cho BN đái tháo đường với tiêu chí “Liều thấp nhất có tác dụng”, cân bằng giữa giảm đau và tác dụng phụ.
- Liều ban đầu cần thấp hơn ở bệnh nhân lớn tuổi, suy thận, suy gan (2,5-5mg mỗi 4h-6h)
- Thường ưu tiên khởi đầu bằng Morphin sulfat NR đường uống. Nếu không uống được hoặc không có sản phẩm đường uống có thể dùng đường tiêm.
- Bắt đầu bằng liều Morphine sulfat NR 5-10mg mỗi 4h hoặc Morphin chlohdrat 2-5mg tiêm dưới da mỗi 4h. Thường chia vào các thời điểm: 6h-10h-14h-18h-22h-2h, liều 22h có thể uống gấp đôi để bệnh nhân không phải thức dậy lúc 2h để uống.
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
- Liều Morphine sulfat NR 5mg thường dùng cho BN chưa từng sử dụng opioid, 10mg thường dùng cho BN đã thất bại với opioid nhẹ)- Đánh giá lại sau 24h.
- An thần/Độc tính: Giảm liều
- Nếu kiểm soát được đau, dùng liều như vậy. Đánh giá lại sau 24h
- Không kiểm soát được đau: Tăng liều nhưng không được vượt quá 50%.
- Đánh giá lại sau 24h. Nếu cơn đau kiểm soát được, có thể chuyển sang Morphin sulfat MR( tác dụng kéo dài)
6. Liều đột xuất
- Cơn đau đột xuất ( Breakthough pain-BTP): Khi bệnh nhân đã có một nền đau ổn định và được kiểm soát đầy đủ có thể xuất hiện các cơn đau trội lên, thường đạt đỉnh sau 5 phút, kéo dài 20-30 phút.
- Liều đột xuất hay liều cứu hộ: Liều đột xuất bằng 10-15% tổng liều thường xuyên trong ngày, được cho mỗi 2-4h khi có cơn đau. Khi một ngày phải dùng trên 4 liều đột xuất phải tăng liều thường xuyên và tính liều đột xuất mới
Ví dụ: BN đang uống 10mg/1 lần x 06 lần/ngày. Liều đột xuất là 10% x (10mg x 6) = 6mg
Nếu bệnh nhân dùng 5 liều đột xuất/ngày, tổng liều cứu hộ là 6×5=30mg Liều thường xuyên mới là: (30+60mg):6 = 15mg/4h
7. Chuyển đổi Morphin uống sang tiêm
Liều morphine uống : Liều morphin tiêm dưới da = 1:3 đến 1:2
Ví dụ: khi đang uống 10mg mỗi 4h, khi chuyển sang morphin tiêm dưói da là từ 3 đến 5mg mỗi 4h8.
Tác dụng phụ
- Táo bón:
+ Tác dụng phụ thường gặp nhất (90%)
+ Khắc phục: Uống nhiều nước, ăn thức ăn giàu chất xơ, hóa quả kết hợp thuốc nhuận tràng như sorbitol, Lactose, có thể thụt hâu môn nếu cần.
- Buồn nôn; Nôn là tác dụng phụ khá phổ biến ( buồn nôn gặp 30-60%, nôn 10%), thường gặp khi mới bắt đầu dùng, giảm đáng kể sau 1 tuần. Điều trị bằng metoclopramide 10 mg uống trước ăn.
- An thần:
Hay gặp ở bệnh nhân chưa bao giờ sử dụng thuốc opioid hay người già, kéo dài khoảng 48-72h sau khi đạt được giảm đau. Biểu hiện như nhầm lẫn, ảo giác,ác mộng, run giật cơ nhiều..cần giảm liều morphin. Sau khi được giảm đau bệnh nhân thường ngủ nhiều, cần phân biệt với an thần ở chỗ ngủ có thể đánh thức dễ dàng và không nhầm lẫn.
- Rung giật cơ:
Rung giật nhẹ hoặc chỉ xuất hiện khi ngủ không cần giảm liều. Nếu nặng có thể giảm liều hoặc chuyển sang loại opioid khác.
- Khô miệng: Hay gặp, khắc phụ bằng cách pha bột Banking soda súc miệng 4 lần/ngàyTham khảo:1.
Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư và Aids bộ y tế 20062. Pain and Its Management – Alex Nicholson, South Tees Hospitals NHS Foundation Trust, Middlesbrough, UK3. Morphine in cancer pain management:a practical guide – The Harry R. Horvitz Center is a World Health Organization project in palliative medicine
Xem thêm:
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư vú trước và sau khi phẫu thuật
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối
Chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư dạ dày
Chăm sóc bệnh nhân ung thư Gan
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
Quy trình chọc hút dịch màng bụng
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment