Đừng để trẻ thiếu ngủ

Bạn có biết trẻ em ngày nay đã ngủ ít hơn so với những đứa trẻ cách đây 100 năm trước là hơn 1 giờ mỗi đêm. Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm TS. Matricciani, ĐH South Australia về giấc ngủ của hơn nửa triệu đứa trẻ trong 100 năm qua. Nguyên nhân được cho là có thể liên quan đến sự phát triển của công nghệ. Trẻ em ngày nay sử dụng màn hình công nghệ quá nhiều, và đó là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng ngủ của trẻ. Chúng ta thường quan tâm nhiều đến việc làm sao trẻ ăn đủ dinh dưỡng, phát triển kỹ năng, nhưng lại ít quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Điều mà thực sự quan trọng và cần thiết cho sức khỏe con người, và đặc biệt là giai đoạn nhỏ này của trẻ.

GIẤC NGỦ CỦA TRẺ, CÀNG LỚN CÀNG DỄ THIẾU
Một điều mà chúng ta cần quan tâm khi nghĩ đến giấc ngủ ở trẻ là có sự phát triển song song của não bộ về mặt nhận thức.

Từ lúc sinh ra đến khi trẻ biết cười với bạn, biết chạm tay bạn khi bạn đưa tay đến gân, biết lật, biết bò, biết ăn, biết chơi, biết đi, biết chạy, hay bắt đầu biết xây dựng các mối quan hệ với cha mẹ, người thân và bạn bè. Bạn có nhận thấy số lượng điều trẻ phải học so với mới sinh bắt đầu nhiều hơn. Não bộ của trẻ cũng tăng dần việc nhận thức và học hỏi khối công việc đó mỗi ngày.

Đồng thời, não bộ trẻ cũng học cách thích ứng với stress, sự cám dỗ từ thiết bị điện tử như TV, điện thoại, hoặc nỗi lo chia cắt ở giai đoạn trẻ đi nhà trẻ.

Do đó, tất cả những thứ này sẽ cùng đi vào giấc ngủ, dĩ nhiên, khi càng lớn trẻ bắt đầu có xu hướng “ít ngủ” hơn là điều dễ hiểu.Trẻ đôi lúc chưa biết cách sắp xếp, và cần được dạy cách quản lý.

Làm thế nào để trẻ ngủ ngon vào ban đêm?

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

GIẤC NGỦ CÓ THỂ RÈN LUYỆN KHÔNG?
Điều tuyệt vời là chúng ta có thể giúp trẻ tạo “nếp ngủ lành mạnh”, nếu biết cách nương theo sự phát triển nhận thức và giải tỏa nguồn stress tích tụ hằng ngày. Thực tế, chúng ta quan tâm nhiều đến cách chơi với con để phát triển trí não, cách cho con ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nhưng, khi nói đến vấn đề giấc ngủ, chúng ta ít quan tâm đến cách dạy cho con ngủ ngoan và phát triển não bộ, mà thường suy nghĩ nhiều hơn về lí do tại sao con không chịu ngủ, tại sao con thất thường- và chúng ta thường nghĩ về hậu quả, lâu dần tạo cho chúng ta bị stress về vấn đề ngủ của con, mà không nghĩ đến “cách dạy con ngủ”.

MỘT SỐ ĐIỀU GIÚP CHA MẸ “GIAO TIẾP TỐT” VỚI GIẤC NGỦ CỦA TRẺ

1. Đừng để trẻ dẫn dắt bạn vào rắc rối bằng tiếng khóc. Chúng ta thường quan tâm đến vấn đề ngủ của trẻ khi trẻ khóc hoặc thức giấc kèm tiếng khóc. Tuy nhiên, đó là giai đoạn thứ 2 của nguồn stress đã gây ra. Tốt hơn, để ý tần suất khóc của trẻ, và chú ý nhận biết lí do làm trẻ thức giấc hoặc khó ngủ trước khi trẻ dùng tiếng khóc để thông báo.

2. Khi tiếng khóc xuất hiện để dẫn dắt bạn. Đừng chạy đến đáp ứng trẻ ngay bằng cách bế trẻ lên ru ầu ơi. Hãy dừng lại 1 vài giây hoặc vài phút, đôi lúc ngay sau tiếng khóc hoặc sự thức giấc trẻ có thể tự rơi vào giấc ngủ trở lại. Tốt nhất hãy quan sát trước và làm 3 bước sau:
a) Có mặt để trẻ có thể cảm thấy không ở 1 mình
b) Vỗ trẻ tại chỗ để trẻ không học được “sức mạnh vạn năng” của tiếng khóc
c) Vỗ trẻ trên tay – đôi lúc cũng cần 1 thỏa hiệp với trẻ để giúp trẻ bình tĩnh hơn, nhưng đừng làm thường xuyên, chỉ làm khi các bước trên không thành công

3. Hạn chế các nguồn stress trước giờ ngủ 45-60 phút. Nguồn stress liên quan đến công nghệ như điện thoại, TV, Ipad là làm trẻ không dễ dàng gì “từ bỏ” để đi vào giấc ngủ. Đọc sách cho trẻ nghe là cách ôn hòa giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

4.Học cách đánh thức trẻ và giữ ôn hòa. Điều này khá quan trọng vì ít cha mẹ chú ý khi trẻ thức dậy, có lúc rất “khó chịu”, cáu gắt và chỉ chịu bạn bồng bế. Trẻ có thể thức dậy buổi sáng (trải qua 1 đêm ngủ dài), không bướng bỉnh bằng các giấc ngủ ngắn ban ngày, điều này có thể dễ hiểu. Nhiều trẻ cảm thấy “tiếc nuối” hoặc chưa chấp nhận được “mình vừa bỏ qua cái gì thú vị lúc ngủ” vì trẻ có thể nhận thức rằng cha mẹ có ai ngủ đâu. Cũng có 1 vài nguyên nhân khác như bé nằm đè lên tay chân, hoặc bé nằm tư thế không thoải mái- Những cái này cũng làm trigger cơn bướng bỉnh. Có 2 cách đơn giản bạn có thể thiết lập 1 sự thức ôn hòa:

a) Lập 1 lịch biểu ngủ trưa để cả 2 mẹ con cùng ngủ, tầm 20-30 phút gì đó. Đơn giản hãy dành thời gian ngủ cùng con. Để lịch biểu rõ ràng, bạn có thể luôn bắt đầu thời điểm ngủ bằng 1 bài hát/câu chuyện nào đó.

b) Nếu bạn không ngủ cùng con, thì hãy học cách đánh thức con đúng giờ. Quy đinh giấc ngủ trưa tốt là tầm 30-40 phút trở lại và bạn nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy. Nếu trẻ lớn, bạn cứ nói với trẻ là “mẹ sẽ đánh thức con sau 30 phút nữa nhé, Okay không- cùng đánh tay với trẻ để thể hiện sự thỏa hiệp.

THAM KHẢO THỜI GIAN NGỦ THEO TỪNG ĐỘ TUỔI
Giấc ngủ của trẻ có thể khác nhau tùy từng trẻ, lượng hướng dẫn bên dưới chỉ là lượng quan sát trung bình.

* BÉ MỚI SINH – 1 THÁNG TUỔI: 14-18 giờ/ngày. Rất nhiều giấc ngủ ngắn từ 30 phút -4 giờ. Có thể tự thức sau 2 tiếng hoặc ít hơn

* 2-6 THÁNG TUỔI: 14-16 giờ/ ngày; 2-3 giấc ngủ ngắn từ 30 phút -3 giờ/giấc Sau 3 tháng trẻ ngủ giấc ngắn nhiều hơn. Trẻ thường thức nhiều hơn vào đêm, cựa quậy nhiều từ 3 tháng tuổi, có thể biếng bú hoặc chỉ bú lúc ngủ. Có thể có giấc ngủ dài hơn vào đêm, nhưng vẫn thức đòi bú trong đêm.

* 6-11 THÁNG TUỔI: 11-14 giờ/ ngày; 2 giấc ngắn: 30 phút -2 giờ/giấc

* 12 THÁNG TUỔI: 10-13 giờ/ngày; 1-2 giấc ngủ ngắn từ 30 phút -2 giờ

* BÉ 1-3 TUỔI: Tổng thời gian ngủ: 11-13 giờ/ngày. Trẻ 1-1.5 tuổi sẽ có giấc ngủ ngắn ban ngày (sáng và trưa) tầm 1.5-3 tiếng. Từ 21 tháng tuổi: trẻ có thể có 2 giấc rõ rệt: mỗi giấc có thể < 1.5 giờ.

*BÉ 4-5 TUỔI: Tổng thời gian ngủ: 10-12 giờ/ngày

*BÉ SAU 5 TUỔI Có thể ngủ 8 tiếng ban đêm với 1-2 giấc ngủ ngắn 20-40 phút ban ngày.

Bottom Line
Vấn đề giấc ngủ của trẻ có được giải quyết hay không là tùy vào cách bạn đáp ứng với vấn đề đó. Thay vì lo lắng giấc ngủ của trẻ đang đi sai, thì hãy tập trung vào dạy trẻ cách ngủ. Mọi đứa trẻ đều phải học ăn, học nói và cũng phải học ngủ.

Note:
Sleep tips for young children. New Zealand Gov Fact sheet 2016
Matricciani, L. et al. (2011) In search of lost sleep: Secular trends in the sleep time of school-aged children and adolescents. Sleep Medicine Reviews, 16, 3
Matricciani, L. et al. (2017) Past, present, and future: trends in sleep duration and implications for public health. Sleep Health 3 (2017) 317–323

Bs. Anh Nguyen

Xem thêm:

Chuẩn cơ cấu giờ ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi mà ba mẹ cần nhớ kĩ!

Những điều cần biết về giấc ngủ và cách giúp bé ngủ ngon suốt đêm

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ HẾT GIẬT MÌNH KHI NGỦ

Trẻ sơ sinh hay vặn người, ọc sữa, ngủ không sâu giấc là do đâu?

TRẺ RA NHIỀU MỒ HÔI TRỘM KHI NGỦ – CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Cách để Giúp Trẻ sơ sinh Ngủ ngoan Cả đêm

Khi nào trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm? Dấu hiệu trẻ có thể tự ngủ xuyên đêm là gì ?

Trẻ sơ sinh ngủ ít có thêm 6 dấu hiệu này chắc chắn trở thành thiên tài trong tương lai

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*