Tiếng khóc của trẻ và ý nghĩa cho mỗi giai đoạn

Tôi từng gặp một người mẹ quát con rất lớn giữa siêu thị “mày có im ngay không, khóc hoài như mày nuôi làm gì, để mày ở đây luôn.” Đứa trẻ càng khóc lớn hơn. Phần lớn chúng ta thường cảm thấy khó chịu với tiếng khóc của trẻ và cho rằng khóc là dấu hiệu của sự ương bướng, nhưng thực ra tiếng khóc ở trẻ dưới 6 tuổi là có nhiều ý nghĩa. Trẻ khóc không phải lỗi ở trẻ, mà là do năng lực yếu kém trong sự hiểu trẻ của chúng ta.

TIẾNG KHÓC VÀ Ý NGHĨA CHO MỖI GIAI ĐOẠN
Tiếng khóc được trẻ sử dụng như cách giao tiếp chủ yếu khi trẻ chưa thể sử dụng lời nói để diễn đạt điều trẻ nghĩ trong đầu. Tiếng khóc sẽ giảm dần, khi trẻ lớn và học được cách nói chuyện. Bạn có thể thấy trước 6 tuổi là 1 khoảng thời gian dài, đặc biệt là rất quan trọng cho não bộ, mà đứa trẻ lúc này chủ yếu dùng tiếng khóc để diễn đạt. Nếu chúng ta bỏ qua sự hiểu nó, thật sự đáng tiếc vì chúng ta không thể giúp trẻ phát triển tốt nhất ở giai đoạn này.

* GIAI ĐOẠN SƠ SINH (DƯỚI 3 THÁNG TUỔI)
Tiếng khóc của trẻ có 1 chức năng rất quan trọng. Đúng như cách nó báo hiệu lần đầu tiên về sự sống cho cha mẹ và bác sĩ. Trong những tháng đầu tiên, nó giữ 6 chức năng chính là: đòi bú, đòi được ợ, đòi được thả hơi, đòi được yêu thương, được khỏe mạnh và đòi được ngủ yên.
Vậy, bất kì tác động nào vào 1 trong 6 cái này sẽ kích hoạt sự khóc cho cha mẹ biết. VD, tả ướt khó chịu không ngủ được, trẻ sẽ khóc. Thấy chán đòi ôm ấp, trẻ khóc.

Lời khuyên: mỗi tiếng khóc cho 6 nhu cầu này là nghe khác nhau về tiếng và độ âm thanh cao hay thấp, chỉ cần cha mẹ dành 2 tuần có thể hiểu và đáp ứng ngay thì trẻ sẽ ít “làm phiền” bạn hơn.

Trẻ hay khóc đêm: Vì sao? | Vinmec

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

GIAI ĐOẠN TRẺ NHỎ (TỪ 4-12 THÁNG TUỔI)
Khóc lúc này cũng giống như ở trên, nhưng giảm bớt vài thứ như ợ và đòi thả hơi vì đơn giản trẻ vận động có thể tự làm được. Nhưng, tiếng khóc lúc này sẽ gồm thêm về học cách điều chỉnh giấc ngủ và bắt đầu hiểu sự chán, đặc biệt khi biết lật và lăn.
Lời khuyên: chú ý đừng để trẻ chán, giao tiếp và chơi với trẻ cũng là cách để gia tăng phát triển não bộ và giảm sự khóc do chán của trẻ.

* GIAI ĐOẠN TRẺ 1-3 TUỔI
Tiếng khóc lúc này không quá đặt nặng vào nhu cầu cơ bản như ăn, uống và ngủ. Cha mẹ chỉ cần giữ 1 lịch trình giống nhau mỗi ngày trẻ có thể theo mà không có nhiều ý kiến chống hay thuận. Cái mà trẻ bắt đầu quan tâm hơn là chơi cái gì, chơi với ai và vui không. Nghĩa là, tiếng khóc bắt đầu chuyển sang dạng giao tiếp xã hội và ở đó là cha mẹ giữ vai trò chính. Nó cũng bắt đầu đi cùng với cảm xúc, một số cảm xúc tích cực như giận và buồn. Khóc có thể sử dụng để diễn đạt những cảm xúc này khi cảm thấy không hài lòng.
Nó cũng có thể đi cùng với sự đòi hỏi, khi trẻ cảm thấy muốn điều gì.
Nó cũng có thể đi cùng với nỗi sợ không có tác nhân cụ thể. VD, như sợ tối, sợ đi ngủ, sợ xa cách mẹ (VD khi ngủ dậy không thấy mẹ, trẻ cũng khóc nhè khi gặp lại mẹ khi đi chợ về).

Lời khuyên: bạn đã bắt đầu thấy tiếng khóc phân tầng nhiều lớp theo sự phát triển nhận thức và giao tiếp xã hội của trẻ, chứ không hẳn là chỉ ương bướng/đòi thứ gì. Do đó, giải quyết tiếng khóc là cần giải quyết nguồn gốc thì trẻ sẽ không khóc nữa. Có hai cách:
1. giúp trẻ phát triển ngôn ngữ diễn đạt sớm, đặt biệt về cảm xúc (VD như con giận, con ghét, con buồn…), khi đọc sách cho trẻ, gặp cảm xúc nào dạy trẻ cảm xúc đó. VD. bạn thỏ đang khóc vì mẹ đi vắng, khi mẹ về bạn thỏ nên nói là “con buồn lắm”, thay vì khóc nhè nhè.
2. Thái độ giải quyết các vấn đề thuộc về đòi hỏi của trẻ. Bạn chỉ nên có 1 trong 2 thái độ: “chấp nhận sự đòi hỏi” và “không chấp nhận”. Khi bạn cho trẻ thấy quyết định rõ ràng thì trẻ sẽ dần hiểu.

* TRẺ TỪ 4-6 TUỔI
Nếu những cái ở giai đoạn trước được giải quyết thì sẽ không có ở giai đoạn này. Nhưng, nếu chưa giải quyết thì nó sẽ tiếp tục mang đến giai đoạn này. Riêng, giai đoạn này, tiếng khóc có thể đến từ xã hội lớn hơn như giao tiếp với các bé chơi cùng. Khi đó, trẻ bắt đầu học về khái niệm chia sẻ, bắt đầu có sự cố hữu và chia sẻ. Điều này là bình thường. Do đó, khi thấy đứa trẻ khóc không chịu nhường đồ chơi hay giành giữ chặt đồ chơi cho trẻ thì nói trẻ ích kỷ là không đúng. Thực ra, trẻ đang bước sang giai đoạn học hỏi sự chia sẻ. Biểu hiện đó chỉ là tính cố hữu. Hành vi này xuất hiện khi trẻ không nhận ra sự chia sẻ là có hoàn lại. Do đó, cha mẹ chỉ cần chơi 1 trò chơi với trẻ như “truyền banh”. VD. mẹ chuyền cho trẻ, trẻ chuyền lại cho mẹ. Nếu có càng nhiều người thì mức độ tốt hơn vì thời gian đến tay trẻ lâu hơn và trẻ dần hiểu được như thế nào là sự hoàn lại.

Xem thêm:

CHÂM CỨU BẤM HUYỆT CÓ THỂ CHẤM DỨT NỖI ÁM ẢNH MANG TÊN KHÓC DẠ ĐỀ

Phương pháp giúp bé không khóc đêm, ăn ngon, ngủ ngon để mẹ giảm stress

Khóc dạ đề: làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh này?

Chăm sóc trẻ khi mẹ đi làm trở lại sau sinh

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn

Kết nối yêu thương với em bé sơ sinh

GIÚP TRẺ SƠ SINH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LÀNH MẠNH

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*