Tôi nhận được nhiều câu hỏi của cha mẹ về hành vi khó đoán của các bé. Đôi lúc bé tức giận, khóc thét la hét và quăng đồ mà không cách nào dỗ được, đặc biệt là khi bé không đồng ý điều gì. Những lúc khác, bé lại rất nhõng nhẽo đòi mẹ bồng bế và lè nhè với mẹ mỗi khi mẹ đi làm về, mặc dù cả ngày ở nhà với bà hoặc học trên lớp vẫn rất ngoan. Liệu hành vi này từ đâu mà ra?
TẠI SAO TRẺ CÓ NHỮNG HÀNH VI NHƯ VẬY?
Theo GS. Michelle A. ĐH Wales, Anh Quốc: “Điều này xảy ra là do trẻ đang học cách cảm nhận cảm xúc giận dữ và sự chịu đựng trước khi có thể kiểm soát tốt về nó”.
Thật khó để chấp nhận 1 cảm xúc thất vọng, buồn chán, hoặc bị bỏ rơi. Người lớn chúng ta đã khó, huống chi là các bé dưới 5 tuổi, thời điểm mà mọi thứ cảm xúc lộn xộn mà trẻ phải kéo ra để nhận biết, và sau này cần sử dụng. Việc học hỏi này gồm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Đối mặt với “điều không thích” bằng cách thể hiện cảm xúc
* Giai đoạn 2: Nhận biết và giữ cảm xúc
* Giai đoạn 3: Bình tĩnh và chuyển cảm xúc
Hầu hết trẻ có khuynh hướng ở lại khá lâu ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2.
Ví dụ khi trẻ không vòi được món đồ chơi mà trẻ muốn, trẻ sẽ bắt đầu khóc, đó là giai đoạn 1: thể hiện cảm xúc. Sau đó, trẻ sẽ khóc lớn hơn, la hét, nằm lăn ra và thậm chí không chịu món đồ nào dù mẹ có đưa lại đó là giai đoạn 2: nhận biết cảm xúc “khóc, la” và giữ lâu nhất có thể. Tuy nhiên, hầu như trẻ sẽ kết thúc ở giai đoạn này nếu cha mẹ không chịu nổi sự vòi vĩnh hay khóc la này của trẻ, và họ sẽ vỗ về trẻ. Rất tiếc! giai đoạn 3 chưa thể xuất hiện.
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
SỰ QUAN TRỌNG CỦA GIAI ĐOẠN 3
Việc trẻ thể hiện cảm xúc và níu kéo cảm xúc đó là chuyện bình thường và xảy ra tự nhiên. Người lớn chúng ta cũng vậy. Khi gặp chuyện không hài lòng, cũng bực bội và thậm chí thể hiện những hành động mà sau này có thể sẽ làm chúng ta hối hận.
Do đó, giai đoạn 3 là phần kết, nó cần xuất hiện để trẻ có thể học được cách kiểm soát cảm xúc. Khác với giai đoạn 2 nơi mà nguồn “năng lượng” được giải phóng nhanh ra đến các bộ phận như tay chân (VD đạp tay chân) hoặc biểu hiện khuôn mặt (VD nhíu mày, khóc la), phần lớn năng lượng của giai đoạn 3 dành cho não bộ và lúc này vận dụng các vùng của nó nhiều hơn để suy nghĩ và ít sử dụng chân tay và khuôn mặt. Do đó, trẻ cần trải qua giai đoạn 3 để có thể học được cách sử dụng cảm xúc đúng và rèn luyện não bộ trong kiểm soát hành vi.
LÀM SAO GIÚP TRẺ BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN 3
Tôi biết khi đối mặt với cảm xúc giận dữ hay mè nheo của trẻ, bạn cảm thấy rất khó chịu. Điều này cũng dễ hiểu vì đa số chúng ta cũng khó kiểm soát được cảm xúc. Thay vì bạn cảm thấy quá chán với hành vi của trẻ , chúng ta có thể dạy trẻ mỗi ngày quen với vận dụng sự suy nghĩ và phân tích. Sự vận dụng tích cực của não bộ cho 2 hoạt động này sẽ làm trẻ ít giữ cảm xúc hơn, và dễ dàng để cảm xúc tự chuyển. Đây là 1 số cách cha mẹ có thể lồng vào hoạt động hằng ngày để giúp trẻ vận dụng não bộ nhiều hơn trong suy nghĩ và phân tích.
1. Đừng chỉ cho mệnh lệnh hay thông tin, mà nên hỏi và hiểu cách trẻ tiếp nhận mệnh lệnh hay thông tin đó như thế nào. Mỗi đứa trẻ tiếp nhận khác nhau, thậm chí ở những thời điểm khác nhau chúng có cách hiểu khác nhau. Trong 1 mô hình khái quát về sự thay đổi khá nổi tiếng của TS. Prochaska, bước đầu tiên của mô hình này rất quan trọng vì cũng là phần lớn thất bại cũng nằm ở bước này. Đó là suy nghĩ của con người như thế nào khi nhận 1 lời khuyên thay đổi họ. Điều này cho bạn thấy rằng: khi 1 đứa trẻ thay đổi trừ khi chúng nhận ra cần sự thay đổi. Mệnh lệnh hay la mắng không thể bắt 1 đứa trẻ chịu nghe lời. Khi bạn đưa ra thông tin trong đời sống hằng ngày, thì hãy đảm bảo trẻ sử dụng thông tin đó như thế nào. Một số câu hỏi như “con thấy thế nào? con thử nghĩ sẽ làm sao nếu…?”. Nó không chỉ giúp bạn dễ dàng thỏa thuận với đứa trẻ, mà điều này tạo 1 thói quen trẻ luôn tự suy nghĩ trong hành động của trẻ. Suy nghĩ giúp trẻ khôn ngoan hơn khi nói về quản lý cảm xúc.
2. “Tại sao con không thử cố hơn 1 tí!” Đây là 1 cách cổ điển để khích lệ ai đó làm gì đó khi họ sắp bỏ cuộc. Với trẻ, nó không chỉ khích lệ mà còn rõ ràng mục tiêu và hướng dẫn. Trẻ con có thể tập trung tốt, nhưng ngắn và cần nhiều khích lệ. Con người, gồm cả trẻ, đều có khuynh hướng chọn dễ, an nhàn, ít nổ lực. Nhưng, cuộc sống không như vậy, nó cũng trải đều từ đơn giản, đến khó và phức tạp. Trẻ con cần được nhận ra rằng chọn cái dễ là bỏ qua 2/3 sự thành công. Các bé cần được dạy về sự cố gắng và hoàn thành mục tiêu. Đây cũng là cách tốt giúp trẻ rèn tính tư duy. Khi chơi cùng trẻ, luôn tạo mức độ khó dần và đặt mục tiêu để đạt được. Với trẻ, mục tiêu càng cụ thể, càng không áp lực, càng có thể đạt được càng giúp trẻ gặt hái được nhiều lợi ích. Đừng cho mục tiêu quá cao, quá áp lực. VD, thay vì đặt mục tiêu là con cần thuộc danh sách 10 từ mới về rau củ quả này. Thì hãy đặt mục tiêu như con nêu tên những loại rau quả mẹ có trong giỏ nè, và có thể tăng độ khó của mục tiêu như hãy nêu những quả có 1 hạt, chỉ cần 2 thôi con sẽ chiến thắng!
CHÚNG TA CŨNG CẦN RÚT RA BÀI HỌC TỪ SỰ GIẬN DỮ & MÈ NHEO CỦA TRẺ
Bài học mà chúng ta học được từ việc nghiên cứu cảm xúc ở trẻ nhỏ là rất ý nghĩa. Khác với trẻ, người lớn chúng ta suy nghĩ quá nhiều và biết cách nén lại và thường bỏ qua giai đoạn 1, mà tự chuyển hẳn sang giai đoạn 2. Nghĩa là, bạn thường kéo dài cảm xúc đó, nhưng giữ lâu hơn ở trong lòng.
Người lớn chúng ta đôi lúc cũng rơi vào ma trận của cảm xúc, nơi mà bạn không biết tìm cách giải quyết. Việc thể hiện cảm xúc ra bên ngoài là không sai. Ngược lại nó hoàn toàn cần thiết. Nhiều người lớn cần học cách thể hiện cảm xúc ở giai đoạn 1 và cứ để nó chuyển tiếp sang giai đoạn 2 và 3. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể chọn khóc hoặc la hét nếu bạn cần giải tỏa cảm xúc này. Đó là giai đoạn 1.
Khi bạn khóc và thể hiện cảm xúc sẽ tạo cơ hội cho cảm xúc đó đi ra, và bạn đủ nhận thức để biết cảm xúc đó là gì và tìm cách giải quyết. Một khi không nhận ra cảm xúc, giữ lâu sẽ trở thành trầm cảm.
BÀI HỌC CẢM XÚC DÀNH CHO MẸ:
3 bài tập dành cho những bà mẹ trẻ giúp tránh tiền trầm cảm sau sinh:
1. Tập thở với thau nước:
Tôi khuyên cha mẹ thở với thau nước như cách nhìn cảm xúc đi ra và tan biến theo gợn sóng của nước. Điều mà bạn cần hiểu, dù bạn có tức giận đến đâu thì cuối cùng chỉ là hư vô và tan biến.
2. Vò 2 bàn tay như đang xoa nắn vật gì (có thể dùng 1 trái banh tennis)
Xoay chuyển theo vòng tròn sẽ giúp bạn hiểu mọi lực tác động vào sẽ tập trung vào 1 điểm nhỏ bé như tâm của vòng tròn. Mọi chiếc xe dù 4 phương 8 hướng khi vào bùng binh sẽ phải theo quy luật và đi đúng đường. Hãy làm điều này khi bạn giận dữ hay buồn chán, và bạn sẽ hiểu được quy luật của cảm xúc.
3. Hét thật lớn, hãy khóc và cười.
Không quá điên! khi bạn vừa khóc vừa cười. Chỉ đơn giản và tự nhiên, cảm xúc cần giải tỏa, cần thể hiện. Quy luật cầu vồng sau mưa luôn đúng!
Notes:
Eisenberg, N., & Sulik, M. J. (2012). Emotion-Related Self-Regulation in Children. Teaching of Psychology (Columbia, Mo.), 39(1), 77–83.
Michelle A. et al. (1997) Talking about feelings: Young children’s ability to express emotions. Child Abuse & Neglect. 21(12) 1221-1233
Bs. Anh Nguyen
Xem thêm:
Động viên trẻ như thế nào cho đúng
Kết nối yêu thương với em bé sơ sinh
GIÚP TRẺ SƠ SINH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LÀNH MẠNH
Đọc truyện cho trẻ sơ sinh lợi ích cách đọc và những lưu ý
“QUY TRÌNH” XỬ LÍ MỘT CUỘC “ĂN VẠ” CỦA CÁC BẠN BÉ
Thực hành THAI GIÁO CẢM XÚC giúp mẹ thư giãn và kết nối với thai nhi
Giúp mẹ thực hành THAI GIÁO CẢM XÚC kết nối với thai nhi #No2
Tổng hợp các cách massage giúp bé sơ sinh tăng sức đề kháng, IQ và EQ
Não bộ trẻ sẽ phát triển tốt nếu mẹ làm các việc này từ khi mang thai
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment