Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn khuyến khích con trẻ, động viên để trẻ thành công hơn, giúp con đạt thành tích tốt trong học tập, cũng như những hoạt động thể dục thể thao. Phụ huynh nào cũng mong muốn con vượt trội hơn những đứa trẻ khác. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi cha mẹ thường xuyên khen ngợi và động viên sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và có thành tích học tập hơn hẳn, tăng lòng tự trọng, sự tự tin và thành công của con trong tương lai.
Vài tháng trước, tôi có một buổi nói chuyện với các giáo viên tại một trường quốc tế ở Saigon về vấn đề bạo hành trẻ em. Mọi người thường cho rằng bạo hành trẻ em là bạo hành về thể chất, thế nhưng có một loại bạo hành ít được quan tâm hơn , đó là bạo hành tinh thần. Khi phụ huynh hoặc người lớn dùng những lời nói miệt thị, sỉ nhục, chỉ trích trẻ là hư đốn, vô dụng, ngu ngốc- Đó chính là bạo hành! Nó gây ra những tổn thương tâm lý nghiêm trọng đến lòng tự trọng của trẻ, ảnh hưởng đến trẻ suốt đời. Những hành vi, cử chỉ, lời nói mang tính dọa nạt làm trẻ sợ hãi, xấu hổ, mất tự tin và dẫn đến hậu quả chính trẻ cho rằng bản thân mình là kẻ vô dụng.
Sau khi buổi họp kết thúc, một giáo viên đến cho tôi biết rằng đó chính là cách mà cha anh đã giáo dục các con khi anh còn nhỏ, bản thân anh đã từng nghĩ đó là phương pháp tốt nhất để thúc đẩy các em học sinh hoàn thành việc học tập tốt hơn, đến hôm nay anh mới nhận ra mình đã sai.
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
Tuy nhiên không phải lúc nào bạn dùng lời khen để khuyến khích con cũng đúng. Tiền sĩ Carol S. Dweck từ đại học Stanford đã thực hiện khá nhiều nghiên cứu về vấn đề “Tư duy của sự thành công”, nghiên cứu mô tả 2 loại hình khuyến khích : Khen ngợi tính cách (“Con đạt điểm cao quá; con thật là thông minh; Con thật là giỏi”) và Khuyến khích- công nhận nỗ lực (“Con làm tốt lắm; Con học chăm chỉ lắm”). Trẻ được khen ngợi tính cách đã đạt thành tích thấp hơn, chúng từ chối thử thách, chọn phương án dễ dàng, an toàn và thoải mái hơn vì thế mà kết quả ngày càng sụt giảm. Mặc khác, trẻ được khuyến khích và khen ngợi nỗ lực có xu hướng tìm kiếm những thử thách và đạt kết quả ngày càng vượt bậc. Đừng khen con thông minh, tại sao lại như vậy?
Khi bạn khen ngợi tính cách của trẻ (“ Wow, con đạt điểm cao quá!; Con mẹ thông mình quá!”) đứa trẻ hiểu rằng chúng rất thông mình, nếu chúng không làm tốt, tức là chúng không còn thông minh nữa. Trẻ có xu hướng lo lắng mình sẽ thất bại, ngại thử thách bản thân , lựa chọn những phương án an toàn, thoải mái bởi chúng sợ bị phán xét về những hành động, kết quả không thông mình của mình.
Nếu bạn khen ngợi dựa trên nỗ lực của con (“ Mẹ biết con đã học bài rất chăm chỉ; con đã cố gắng rất nhiều”) trẻ sẽ chọn những bài tập khó hơn, chấp nhận những thử thách phức tạp hơn bởi vì chúng muốn cho cha me thấy rằng chúng có thể làm tốt hơn. Khi trẻ thất bại, không phải vì trẻ không thông mình mà bởi vì chúng cần phải nỗ lực , cố gắng nhiều hơn.
Cha mẹ cần ý thức lời khen của mình dành cho con, cân nhắc lựa chọn từ ngữ phù hợp . Mỗi lời khen đều đáng giá. Ngay cả khi ban thấy con đã tự hoàn thành bảng xếp hình 100 mảnh và trong đầu rất muốn vỗ tay thật lớn và khen rằng “ Con thật tuyệt vời, con đã tự mình hoàn thành trong tích tắc” . Thay vào đó hãy nói “Wow, con xếp nhanh quá, bố nghĩ mình phải kiếm một cái khó hơn mới được!”
Khen ngợi là một sự bình luận về bản thân người khác. Nó hạn chế và mô tả một người bởi thành công hay thất bại. Khuyến khích là một bình luận về thành tích mà người đó đạt được, và sẽ còn có thể vươn xa tiến bộ hơn.
Thầy của tôi đã từng dạy “ Không có bác sỹ giỏi nhất, chỉ có người giỏi hơn mà thôi”
Làm thế nào để động viên giúp con vượt qua thất bại?
Khi trẻ gặp thất bại, cha mẹ đừng vội xem đó là một trải nghiệm tiêu cực, một sự thất vọng mà hãy coi đó là một cơ hội để trẻ hoàn thiện. Thất bại là thời điểm để chúng ta học cách đối mặt với những tình huống khó khăn, phát triển những kỹ năng mới và đưa ra những giải pháp sáng tạo, vươn xa khỏi vỏ ốc của bản thân và trở nên mạnh mẽ hơn.
Nhiều bậc phụ huynh bao bọc, cưng chiều con quá mức và tránh cho con đụng chạm đến bất kì khó khăn nào. Tình thương của cha mẹ vô tình đã đẩy con vào vòng nguy hiểm ngay trong vòng tay mình. Cha mẹ cần hướng dẫn và dạy cho trẻ biết cách giải quyết khi bản thân con gặp phải tình huống khó khăn, thất vọng. Đây là cách duy nhất để trang bị những kỹ năng sống, giúp con bước vào đời.
Khi trẻ không làm tốt bài kiểm tra, đạt thành tích chưa tốt tại một cuộc thi, đừng cố làm lơ cảm xúc của con. Hãy hỏi con cảm thấy như thế nào? Hỏi con có giải pháp nào để làm tốt hơn lần sau không? Động viên con thử thách bản thân một lần nữa và nghĩ về hướng giải quyết tốt hơn. Động viên trẻ học chăm chỉ hơn và hãy cho con biết cha mẹ tin rằng khả năng của con có thể vượt qua được thử thách đó. Bạn sẽ giúp trẻ trở thành người có ý chí tiến thủ và không ngừng nỗ lực để vượt trội
Chúc các bạn một ngày khỏe mạnh,
BS. Jonathan
Xem thêm:
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment