Châm cứu bấm huyệt có thể chấm dứt tình trạng khóc dạ đề

Theo thống kê cho thấy, trong 5 trẻ sơ sinh thì có ít nhất một bé mắc hội chứng colic gây nên tình trạng khóc dạ đề. Thông thường trẻ 6 tháng tuổi trở lên sẽ không còn khóc dạ đề nữa. Gần đây nhất, một nghiên cứu tại Anh đã cho thấy phương pháp châm cứu có thể giúp giảm cơn đau bụng do hội chứng colic ở các bé qua đó có thể chấm dứt tình trạng khóc dạ đề, dù các phương pháp hiện đại và tiện lợi không có cách làm nào tương tự như vậy. Tuy nhiên, đây cũng là một điều khá thú vị khi một phương pháp cổ truyền có thể giúp ích cho vấn đề khó chịu này ở trẻ. Ba mẽ hãy cùng Bluecare tìm hiểu trong bài viết sau nhé:

Những nguyên nhân chính khiến trẻ mắc hội chứng colic

Mặc dù đã hơn 50 năm tìm hiểu về những lý do dẫn đến hiện tượng trẻ khóc dạ đề, nhưng cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Tuy vậy, có một số giả thuyết rằng nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa trẻ còn non nớt, từ đó dẫn đến tình trạng liên quan đến đau bụng như khó tiêu, dị ứng với sữa công thức hoặc một số thành phần có trong bữa ăn của mẹ (ảnh hưởng thông qua sữa mẹ).

Một giả thuyết khác lại cho rằng, khóc dạ đề đôi khi cũng bắt nguồn từ việc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, những đứa trẻ có mẹ hút thuốc lá trong suốt thai kỳ cũng là đối tượng của hội chứng colic.

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề
Châm cứu bấm huyệt có thể chấm dứt tình trạng khóc dạ đề

Phương pháp châm cứu có thực sự hữu ích trong việc chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh?

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ), các nhà khoa học đến từ Đại học Lund đã tiến hành thử nghiệm trên 147 trẻ mắc hội chứng colic (khóc dạ đề). Họ đã chia những trẻ này thành ba nhóm, hai trong số ba nhóm này được điều trị bằng phương pháp châm cứu, trong khi nhóm còn lại thì không. Nhóm đầu tiên được châm cứu trong khoảng vài giây, kim châm vào da trẻ sâu khoảng 3 mm, nhóm thứ hai được châm cứu trong khoảng 30 giây.

Toàn bộ thử nghiệm được thực hiện hai lần một tuần và kéo dài trong nhiều tuầu sau đó. Suốt thời gian này, cha mẹ của các bé trong cả ba nhóm được yêu cầu theo dõi mức độ khóc của con họ. Việc này bao gồm kiểm tra tần suất và thời gian khóc của các bé. Sau thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hiện tượng khóc dai dẳng giảm dần ở cả ba nhóm. Điều đáng nói là ở hai nhóm được dùng phương pháp châm cứu, tốc độ giảm nhanh hơn.

Tiến sĩ Kajsa Landgen, một trong những nhà nghiên cứu từ khoa Y của trường Đại học Lund cũng tiết lộ rằng các bé tham gia điều trị không hề khóc trong suốt hơn nửa quá trình điều trị và chỉ khóc hơn một phút trong suốt từ buổi thứ 31 đến 380. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ và các học giả trong lĩnh vực nhi khoa cũng tin rằng nghiên cứu này vẫn chưa mang tính thuyết phục cao, bởi lẽ không thể kết luận một cách chắc chắn khi chỉ bằng việc nghiên cứu trên một nhóm nhỏ đối tượng. Hơn nữa, nghiên cứu cũng đã xác nhận đã có một sự chăm sóc bổ sung, chính vì vậy đây có thể là yếu tố tác động tích cực đến kết quả.

Bé sơ sinh khóc dạ đề
Châm cứu bấm huyệt có thể chấm dứt tình trạng khóc dạ đề

Trên thực tế phương pháp châm cứu có thực sự có tác dụng?

Trong lĩnh vực chăm sóc nhi khoa vẫn có một số trường hợp được chỉ định sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị cho trẻ, với hội chứng colic thì chúng ta vẫn cần có thêm bằng chứng để khẳng định.

Ngày nay, hình thức châm cứu chủ yếu được ứng dụng trong việc điều trị các tình trạng như đau mãn tính (ví dụ như đau vai gáy, đau khớp), trong nha khoa và sau phẫu thuật. Để đối phó với chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, các bà mẹ vẫn có thể sử dụng những biện pháp đã được chứng minh an toàn như: ôm bé vào lòng hay đặt nằm cạnh mẹ; hát ru; massage nhẹ nhàng, xoa bóp toàn thân và vùng bụng trẻ bằng các tinh dầu thiên nhiên…

Các bà mẹ cũng có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa nhất định trong trường hợp đang cho con bú. Bạn hãy tránh tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffein và thức ăn cay nóng, đồng thời duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ, trái cây tươi và uống đủ nước.

Tình trạng trẻ khóc dạ đề thường khiến cho bố mẹ cảm thấy mệt mỏi. Chính vì vậy, bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè để giảm bớt căng thẳng.

Hiện không có nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho việc dùng phương pháp châm cứu điều trị hội chứng colic. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là nghiên cứu này đã mở ra một khả năng mới trong việc giảm cơn đau bụng trong khóc dạ đề cho trẻ, một điều gây khó chịu cho cả cha mẹ lẫn bé!

Bs. Nguyễn Thường Hanh

https://bluecare.vn/app
Clcik vào ảnh ngay để tải app Bluecare

Xem thêm:

Khóc dạ đề: làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh này?

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare