Bệnh vàng da sơ sinh – mẹ hỏi bác sĩ trả lời

Bác sĩ Phan Hồng Sáng – Phó trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc trả lời các câu hỏi của các mẹ về bệnh vàng da sơ sinh.

Contents

1. Tại sao trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da?

Trả lời: Vì thời kì bào thai máu của con có hemoglobin là HbF khi ra đời hồng cầu con bị vỡ thay bằng Hb A do tủy xương, gan của e bé sản xuất ra làm tăng bilirubin ( có màu vàng) ngấm vào tổ chức dưới da, mắt gây vàng da.

2. Vàng da sơ sinh sinh lý là gì? Bệnh lý là gì?

Trả lời: Vàng da sinh lý khi xuất hiện sau đẻ 3 ngày và vàng nhẹ ở mặt, ngực hết khi 1 tuần. Vàng da bệnh lý khi xuất hiện sớm trước 3 ngày tuổi và vàng nặng xuống bung chân, tay.

3 . Bệnh vàng da sơ sinh có nguy hiểm ko?

Trả lời: Có nguy hiểm trong 10 ngày đầu đời với trẻ đẻ đủ tháng và 15 với trẻ non tháng vì hàng rào máu não chưa trưởng thành. Bilirubin ngấm vào não gây vàng da nhân não. Não bé có màu vàng và bại não.nếu vàng da xuất hiện sớm trước 2 ngày tuổi hoặc vàng nặng xuống chân, tay, vàng đậm.

4. Trẻ sơ sinh nào có nguy cơ bị bệnh vàng da nặng?

Trả lời: Khi có bất đồng nhóm máu mẹ nhóm O, con nhón máu A hoặc B, Bé bị nhiễm khuẩn sơ sinh hoặc thiếu men G6PD

5. Có các biện pháp nào điều trị bệnh vàng da sơ sinh?

Trả lời: Hiện nay có 2 biện pháp điều trị vàng da sơ sinh. một là CHIẾU ĐÈN, hai là THAY MÁU.

Chiếu đèn

Chiếu đèn là lợi dụng ánh sáng để xuyên qua da giúp chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, đào thải ra ngoài phân, nước tiểu… đây là phương pháp điều trị được áp dụng trên toàn cầu rất an toàn và hiệu quả.

Thay máu

Khi trẻ vàng da ở mức độ nặng và sau khi thất bại trong điều trị với liệu pháp chiếu đèn thì sẽ chuyển qua thay máu. Biến chứng của trường hợp này rất nhiều và nguy hiểm.

6. Khi nào cần chiếu đèn điều trị?

Trả lời: Khi trẻ bị vàng da nặng (vàng đến chân, tay) tromg 1 tuần đầu.

7. Vàng da kéo dài là gì?

Trả lời:

Là vàng da kéo dài quá 2 tuần tuổi nguyên nhân hay gặp là do vàng da nặng, bất đồng nhóm máu mẹ con, thiếu men G6PD hiếm gặp hơn là suy giáp, tắc mật nếu phân bạc màu

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài – điều trị thế nào?

8. Vàng da kéo dài chiếu đèn có hết ko?

Trả lời: Thông thường chiếu đèn liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày là bé sẽ hết vàng da.

Xem thêm: Hướng dẫn chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh

9. Vàng da kéo dài có nguy hiểm ko?

Trả lời: Vàng da kéo dài có thể gặp trong bệnh suy giáp, bác sĩ sẽ khám loại trừ cho bạn.

10. Vàng da tắc mật là gì?

Trả lời: Là khi da của trẻ bị Vàng xỉn kèm theo phân bạc màu.

11. Vàng da có thể được khám và điều trị tại nhà không?

Trả lời: Để tránh nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và lây chéo khi cho trẻ nhập viện điều trị đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp. Bạn có thể đặt dịch vụ khám, xét nghiệm tư vấn và chiếu đèn điều trị vàng da tại nhà qua ứng dụng Bluecare – hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe tại nhà

Chiếu đèn vàng da sơ sinh tại nhà
Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà

12. Cho trẻ sơ sinh tắm nắng sáng sớm có giúp trẻ khỏi bệnh không?

Trả lời: Nhiều phụ huynh cho rằng “Đèn” nó hại lắm, để tao đem con tao về phơi nắng sớm cho thuận tự nhiên – mà không biết rằng phơi trẻ dưới nắng vào buổi sáng không giúp điều trị vàng da bệnh lý vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả, không khéo chưa hết vàng da nó lại chuyển qua ung thư da thì đau thương lắm.

Xem thêm: Tắm nắng chữa vàng da cho trẻ: Sai lầm nguy hiểm

13. Tại sao trẻ sơ sinh sinh ra có bé bị vàng da có bé không?

Trả lời: Trong thời kỳ thào thai hồng cầu em bé là Hemoglobin F viết tắt là ( HbF) khi bé ra đời diễn ra quá trình thay máu tủy bé tự sản sinh ra hồng cầu giống người lớn (HbA) để thay thế HbF . Toàn hộ HbF vỡ dần ra gây ra màu vàng. Quá trình này diễn ra trong 1_6 tuần và thường mạnh nhất trong tuần đầu tiên. Nếu bé nào chuyển hóa kém hoặc quá trình thay máu diễn ra ồ ạt gây ra hiện tượng vàng da nặng.( bệnh lý ) Bé nào chuyển hóa tốt, quá trình thay máu diễn ra từ từ thì vàng nhẹ ( sinh lý)

– Những trẻ bất đồng nhóm máu với mẹ (Mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A, B, hoặc AB,) (Xem thêm: Vàng da sơ sinh do bất đồng nhóm máu)

– Trẻ thiếu men G6PD, thiếu máu huyết tán thì nguy cơ vàng da nặng hơn các bé khác. (Xem thêm: Vàng da sơ sinh do thiếu men G6DP)

14. Thế nào là vàng da sinh lý? Thế nào là vàng da bệnh lý?

– Vàng da sinh lý là vàng nhẹ ở mặt, ngực. Tự hết sau 7 đến 10 ngày – Vàng da bệnh lý là vàng da nặng xuống bụng, đùi, cẳng chân – Vàng da bệnh lý khác với vàng da sinh lý như thế bào? Chỉ khác nhau là độ nặng của vàng da nếu vàng da nhẹ vùng mặt ngực là sinh lý. Vàng xuống chân là bệnh lý hoặc vàng da kèm theo phân bạc màu là bệnh lý

Xem thêm: Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý

15. Vàng da có nguy hiểm không? Cần chiếu đèn khi nào?

Có nguy hiểm trong 2 tuần đầu đời vì hàng rào máu não của trẻ cần 2 tuần để trưởng thành. Vì vậy nếu vàng da nặng đến chân cần chiếu đèn để ko bị quá nặng sẽ ngấm vào não bé làm cho não có màu vàng >> bại não – vàng da sinh lý tức là nhẹ vùng mặt, ngực thì thì ko sao – Nên chiếu đèn khi vàng xuống cẳng chân

Xem thêm: Vàng da sơ sinh vô cùng nguy hiểm mẹ cần biết

16. Sau 14 ngày da bé vẫn vàng thì có cần chiếu đèn?

Ko nhất thiết phải chiếu vì hàng rào máu não đã trưởng thành thì ko ngấm vào não bé nữa. Nhưng mẹ có thể chiếu đèn để bé đào thải nhanh hơn làn da trắng hồng thì nhìn khỏe khoắn mà bố mẹ lại không lo.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài – điều trị thế nào?

17. Tại sao vàng da chiếu đèn rồi có bạn vẫn bị vàng lại?

Trả lời: Trong thời kỳ bào thai hồng cầu là loại hồng cầu bào thai HbF ra đời tủy của bé tự sản sinh hồng cầu mới loại HbA. Toàn bộ HbF vỡ đi. Gây vàng da. Con vẫn đang trong quá trình HbF vỡ. Quá trình này kéo dài 1_6 tuần tùy bé Ngừng chiếu thì có bạn có thể lại vàng.nhưng nhẹ và sau 14 ngày tuổi hàng rào máu não đã trưởng thành. Ko nguy hiểm mữa

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare