Cảnh báo về thuốc gây dị tật thai nhi trong thai kỳ

Theo con số thống kê ghi nhận được năm 2017, ở Việt Nam ta, mỗi năm cứ 33 trẻ sinh ra lại có 1 trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh (3%). Hậu quả của dị tật bẩm sinh thường rất nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng tới hay sức khỏe của người bệnh, mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người thân, gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra dị tật thai nhi trong đo phải kể đến việc sử dụng thuốc trước và trong thai kỳ, các mom cùng đọc bài “Cảnh báo về thuốc gây dị tật thai nhi trong thai kỳ” của Bluecare để hiểu và phòng tránh nhé.

Contents

Mục tiêu của cảnh báo

  • Tránh kê đơn và sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
  • Nếu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi, phải được bác sĩ tư vấn để biết rõ về nguy cơ gây dị tật thai nhi và tuân thủ các biện pháp tránh thai.
  • Khoảng thời gian không nên mang thai sau khi ngừng sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi là khác nhau tùy thuộc vào thuốc. Ví dụ, không nên mang thai trong vòng 3 năm (36 tháng) sau khi ngừng sử dụng acitretin (Novatretin).
  • Cần thận trọng khi kê đơn hoặc sử dụng thuốc làm giảm hiệu quả tránh thai cho đối tượng đang sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi. 

Sử dụng thuốc trong thời gian thai kỳ là bình thường

Việc sử dụng thuốc trong thời gian thai kỳ ngày càng phổ biến và gia tăng. Một nghiên cứu về số lượng đơn thuốc kê cho phụ nữ mang thai ở New Zealand năm 2015 cho thấy 67,2% phụ nữ mang thai có sử dụng thuốc kê đơn.

Việc sử dụng thuốc trong thời gian thai kỳ là cần thiết nhằm điều trị các bệnh mãn tính (đái tháo đường, hen suyễn, động kinh), và bệnh cấp tính (nhiễm khuẩn), hoặc bệnh lý thai kỳ (buồn nôn, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch sâu). Việc điều trị là cần thiết cho cả phụ nữ mang thai và thai nhi.

Phụ nữ mang thai có thể vô tình phơi nhiễm với thuốc do hơn một nửa trường hợp mang thai ở New Zealand là mang thai ngoài ý muốn.

Kê đơn thuốc cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Cân nhắc khả năng mang thai khi kê đơn thuốc hoặc sử dụng thuốc ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu có thể, nên lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp và an toàn trong thai kỳ.

Với thời gian điều trị ngắn, dùng liều tối thiểu có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể nhằm hạn chế phơi nhiễm thuốc trong trường hợp mang thai.

Tránh sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Tránh kê đơn thuốc gây dị tật thai nhi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu có thể.

Nếu cần thiết phải kê đơn thuốc gây dị tật thai nhi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, cần đảm bảo rằng họ biết rõ nguy cơ gây dị tật thai nhi của thuốc nếu họ mang thai.

Phải đảm bảo bệnh nhân không mang thai trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc gây dị tật thai nhi. Bệnh nhân phải sử dụng biện pháp tránh thai có hiệu quả trong vòng một tháng liên tục trước khi bắt đầu điều trị, trong thời gian điều trị và trong một khoảng thời gian nhất định (tùy vào loại thuốc) sau khi điều trị. Thời gian cần tiếp tục thực hiện các biện pháp tránh thai sau khi ngừng điều trị tùy thuộc vào từng loại thuốc và được ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng.

Bệnh nhân cần tránh mang thai ngoài ý muốn khi sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi

Bệnh nhân đang sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi trong khoảng thời gian nhất định, ví dụ sử dụng isotretinoin để điều trị mụn, phải tránh mang thai cho đến khi ngừng điều trị.

Một số bệnh nhân có thể muốn có con trong thời gian điều trị dài hạn bằng thuốc gây dị tật thai nhi nhưnatri valproat. Trong trường hợp này,cần lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi mang thai để hạn chế rủi ro đối với thai nhi và tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân trong thời gian thai kỳ.

Chống chỉ định sử dụng natri valproat để điều trị rối loạn lưỡng cực trong thai kỳ. Bệnh nhân đang điều trị rối loạn lưỡng cực bằng natri valproat cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đổi thuốc điều trị trước khi mang thai.

Chống chỉ định sử dụng natri valproat để điều trị động kinh trong thai kỳ, trừ khi không có thuốc thay thế phù hợp. Những bệnh nhân này cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn trước khi mang thai.

Nếu bệnh nhân mang thai ngoài ý muốn khi đang điều trị bằng natri valproat, cần nhanh chóng tham khảo ý kiếncủa bác sĩ chuyên khoa để đánh giá lợi ích và nguy cơ nếu tiếp tục sử dụng thuốc. Không nên đột ngột ngừng thuốc điều trị động kinh vì có thể dẫn đến co giật, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả bệnh nhân và thai nhi.

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai cho hiệu quả cao phù hợp khi đang dùng thuốc gây dị tật thai nhi

Việc sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi ở bệnh nhân nam

Đối với một số thuốc, bạn tình nam sử dụng vẫn có nguy cơ gây dị tật thai nhi. Ví dụ, lenalidomid, được chỉ định trong điều trị u đa tủy và rối loạn sinh tủy, có cấu trúc tương tự thalidomid. Lenalidomid có trong tinh dịch trong thời gian điều trị. Bệnh nhân nam sử dụng lenalidomid phải tuân thủ các biện pháp tránh thai được yêu cầu trong tờ hướng dẫn sử dụng.

Tương tác với thuốc tránh thai

Cần thận trọng khi kê đơn thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai ở bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc gây dị tật thai nhi.

Thuốc cảm ứng chuyển hóa ở gan bởi CYP3A4 (rifampicin, carbamazepin, phenytoin, topiramat, St. John’s wart) làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống.

Bệnh nhân sử dụng thuốc gây dị tật thai nhi cần chú ý rằng tiêu chảy và nôn làm giảm hấp thu thuốc tránh thai đường uống, có thể dẫn đến mất hiệu quả tránh thai. Trong trường hợp này bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Báo cáo ca tại New Zealand

Cho đến 30/06/2021, CARM đã nhận được 70 báo cáo dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến việc phơi nhiễm một hoặc nhiều thuốc trong thai kỳ. Hầu hết các báo cáo là hội chứng valproat bẩm sinh hoặc tự kỷ liên quan đến phơi nhiễm natri valproat trong thai kỳ. 

Theo Medsafe – New Zealand

Xem thêm:

Dự phòng dị tật thai nhi trước và trong khi mang thai

Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*