Bạn có biết cơ thể con cái bạn có thể “nhớ” lên đến hàng chục năm những gì mẹ chúng đọc cho chúng nghe, lịch sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ của mẹ vào những ngày tháng mang thai. Điều này có thể làm được thông qua một cơ chế được hiểu như cách “đánh dấu” vào cơ thể của chính trẻ. Đó là lí do tại sao 1000 ngày đầu tiên, đặc biệt là giai đoạn mang thai, là rất quan trọng và dành được nhiều sự quan tâm của khoa học như vậy. Những “đánh dấu” này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của thai nhi mà thậm chí vài năm hoặc vài chục năm sau, các “đánh dấu” này có thể là nguyên nhân của một vấn đề nào đó lên trẻ. Đến nay, khoa học có thể hiểu khá tốt về ảnh hưởng của 5 yếu tố quan trọng trong thai kỳ gồm dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và giao tiếp với trẻ, mời các mom cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau của Bluecare nhé
Contents
Sàng lọc di tật thai nhi trước sinh
Sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh là một thuật ngữ chung bao hàm nhiều phương pháp và xét nghiệm được thực hiện như siêu âm, phân tích mẫu máu hoặc mô, mà bác sĩ có thể tư vấn hoặc mẹ bầu mong muốn được thực hiện trong thời kỳ mang thai. Các xét nghiệm này sẽ cho biết liệu vợ hoặc chồng có mang gen bẩm sinh gây ra bất thường di truyền ở thai nhi hay không? Em bé có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe hoặc nhiễm sắc thể bất thường nào không, thai nhi có bị dị tật không? Từ đó bác sĩ sẽ tiên lượng, tư vấn cho mẹ bầu và gia đình và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Xem thêm: Sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh mẹ bầu cần biết
Dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn này bao gồm: axit folic hay folate, canxi, sắt, vitamin D, và chất béo omega-3.
• Axit folic hay folate:
Nên bổ sung 400 microgram ít nhất từ mang thai – hết thai kì đầu tiên. Tốt nhất nên bắt đầu trước mang thai 30 ngày. Thai kì thứ 2 – sinh có thể duy trì bổ sung 400-600 microgram mỗi ngày.
• Canxi:
Thai phụ nên có chế độ ăn cân bằng giàu canxi từ sữa, trứng, cá, tôm, hải sản trong tuần. Có thể bổ sung 1500 -2000mg canxi mỗi ngày từ lúc mang thai. Chọn loại có hàm lượng nhỏ (khoảng 500mg/viên) và có thể uống 3-4 viên thay vì uống viên có hàm lượng cao. Điều này sẽ giúp hấp thu canxi tốt hơn.
• Sắt:
Thai phụ nên duy trì chế độ ăn giàu sắt nguyên tố từ thịt bò, heo, nhưng tránh ăn thịt nội tạng (VD, gan heo). • Chất béo omega-3: nên duy trì 2 ngày/tuần từ các loại cá dầu như cá thu, cá hồi, cá chép hoặc lươn sông.
• Vitamin D:
Bổ sung 400 IU/ngày2.
Xem thêm: Bổ sung vi chất khi mang thai
Giấc ngủ
Giấc ngủ của phụ nữ mang thai là mối quan tâm số 2 sau dinh dưỡng vì có nhiều bằng chứng cho thấy nó ảnh hưởng đến sức khỏe của thai. Nếu thai phụ ngủ không đủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng sẽ gia tăng nguy cơ sinh muộn, đái tháo đường thai kì và sẩy thai. Bạn biết không! Gần đây, TS. Lavonius, ĐH Turku, Hà Lan còn cho biết sự phát triển não bộ của thai nhi ở giai đoạn sớm xảy ra rất mạnh mẽ trong lúc ngủ của mẹ vì vậy chất lượng giấc ngủ của mẹ rất quan trọng cho phát triển não bộ của thai nhi ở giai đoạn sớm.
Thời gian ngủ được khuyên:
Phải đủ 8-9 tiếng mỗi ngày và đừng thấp hơn 6 tiếng/ngày
Vị trí ngủ:
Theo lời khuyên của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, khi thai lớn từ thai kì thứ 2 việc người mẹ nằm ngủ ở tư thế nghiêng, bên trái hoặc phải, sẽ hỗ trợ tốt nhất cho vận chuyển lưu lượng máu và oxy cho sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể tham khảo video đính kèm về “Tầm quan trọng của tư thế ngủ trong thai kỳ” để hiểu hơn về tư thế này. Hiệp Hội này còn hướng dẫn thai phụ có thể sử dụng 1 số gối ngủ dạng ôm đỡ theo chiều dài của thân có phần bệ đỡ giữa 2 chân khi ngủ để mẹ nằm ở tư thế nghiêng với 1 hoặc 2 chân cong sẽ hỗ trợ giấc ngủ của cả mẹ và thai nhi được thoải mái.
Một số gối ngủ hỗ trợ thai phụ dạng ôm toàn thân cũng được một số bệnh viện sản nhi ở Anh khuyến khích các thai phụ sử dụng khi thai lớn hơn hoặc thường có thói quen nằm sấp khi ngủ.
Vận động
Nhiều bạn nghĩ rằng vận động có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Thực ra là ngược lai, vận động hợp lý sẽ giúp thai khỏe mạnh hơn. Bạn dành thời gian từ 15-20 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc vận động các bài tập hỗ trợ mang thai. Thực tế, vận động giúp hormone trong quá trình mang thai điều tiết tốt, cung cấp oxy dồi dào cho thai nhi cũng như hổ trợ sinh nở tốt hơn.
Đọc sách
Đọc sách-kể chuyện là một trong những hoạt động tương tác tích cực quan trọng cần có khi bạn bước vào ngày thứ 15 thai kì để giúp não trẻ phát triển tốt nhất.
Nghiên cứu của TS. Duursma, ĐH Boston, Mỹ cho thấy: Thai nhi có thể nghe được giọng của mẹ từ những tuần sớm của thai kì, ngôn ngữ của mẹ có thể truyền qua môi trường nước ối để đến được với thai. Những câu chuyện đời thực mẹ gặp phải, kể cả tiêu cực hay tích cực, thai nhi đều có thể cảm nhận được.
Do đó, đọc sách lúc mang thai là việc làm cần thiết. Nếu mẹ đọc những quyển sách mang tính giáo dục thì trẻ cũng thấm nhuần các triết lí giáo dục này ngay khi còn trong bụng mẹ. Nghiên cứu của nhóm TS. Mendala, ĐH Paris, Pháp đã thực hiện nghiên cứu nội dung những quyển sách mà mẹ của những người nổi tiếng chọn đọc khi mang thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, họ tìm thấy mối quan hệ giữa những bài học về giáo dục làm người, bài học về nhân nghĩa trong những quyển sách này với những việc làm mà những người nổi tiếng này đang làm cho cộng đồng.
Có 2 cách đọc được khuyên:
• Dạng đối thoại: tưởng tượng thai nhi là người đang đối thoại với bạn, bạn cứ kể cho bé nghe điều gì làm bạn cảm thấy vui mỗi ngày.
• Dạng đọc to: tìm 1-2 mẫu chuyện ngắn đọc to cho trẻ nghe.Thời gian đọc: khoảng 15-20 phút mỗi ngày NotesACOG. 2021. Can I sleep on my back when I’m pregnant?
Bs. Anh Nguyen
Xem thêm: Đọc truyện cho trẻ sơ sinh lợi ích cách đọc và những lưu ý
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment