![me-cho-con-bu-bi-nut-co-ga-cach-xu-ly-don-gian-va-hieu-qua-bluecare](https://blog.bluecare.vn/wp-content/uploads/2020/01/me-cho-con-bu-bi-nut-co-ga-cach-xu-ly-don-gian-va-hieu-qua-bluecare-678x381.png)
Chúng ta thường được nghe: “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Nhưng thực ra còn nhiều hơn thế nữa, sữa mẹ còn giúp trẻ sinh trưởng khỏe mạnh, ít bệnh vặt. Khoa học dinh dưỡng đang cố bắt chước 1 vài tính ưu việt nhất của sữa mẹ và xem sữa mẹ là thước đo tiêu chuẩn cả về dinh dưỡng và về yếu tố miễn dịch khỏe mạnh. Vậy sữa mẹ có thành phần như thế nào? Tại sao lại là thước đo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp sữa-thực phẩm?
Theo TS. Martin, ĐH Harvard, Mỹ, nhiệm vụ của sữa mẹ sẽ gồm 2 chức năng chính như:
1. Cung cấp các yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ hợp lý cho trẻ phát triển
2. Bảo vệ trẻ thông qua việc duy trì phát triển hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ, kích hoạt huấn luyện yếu tố miễn dịch để trẻ khỏe mạnh.
YẾU TỐ DINH DƯỠNG
Các thành phần sữa mẹ bao gồm: nhóm carbohydrate khoảng 8g/100mL, chất đạm khoảng 1 -1.2g/100mL, chất béo khoảng 4g/100mL, vitamin, khoáng và đặc biệt là những axit amin tự do với hàm lượng cao gấp 100 lần so với trong các mô khác của cơ thể và thậm chí có cả enzyme giúp tiêu hóa hấp thụ dễ dàng các hợp chất này. Tỷ lệ phân bố này được xem là hoàn hảo để trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh trong 6 tháng đầu thời. Một ví dụ về sự tuyệt vời của sữa mẹ khi người ta thấy hàm lượng axit amin tự do glutamine thay đổi theo sự phát triển của trẻ, cụ thể trong sữa trưởng thành có thể có hàm lượng cao đến gấp 20 lần so với sữa non. Sự thay đổi này là cần thiết liên quan đến sự tăng cường hoạt động dẫn truyền thần kinh trong giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ theo TS. Agostoni, BV San Paolo Ý.
YẾU TỐ MIỄN DỊCH
Sữa mẹ không đơn thuần chỉ là 1 dung dịch giàu dinh dưỡng, mà còn chứa 1 lượng lớn các yếu tố miễn dịch như lactaferrin và lysozyme. Trong đó, có một hợp chất đặc biệt, gọi là HMO (Human Milk Oligosaccharide) với 3 cơ chế quan trọng bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh:
* Nuôi dưỡng lợi khuẩn-yếu tố quan trọng cho miễn dịch đường ruột ở trẻ nhỏ
* Hỗ trợ bắt giữ các tác nhân gây bệnh
* Huấn luyện hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ.
HMO là gì?
HMO là thành phần chất rắn nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. Hiện nay, có khoảng 200 loại, trong đó nổi bật là: 2’-FL và LNnT, được xem là thành phần chủ lực và được nghiên cứu nhiều nhất. Theo TS. Smilowitz, ĐH California, Mỹ, hoạt động của những loại này được biết là có tác động ảnh hưởng lên toàn cơ thể không chỉ bao gồm lên hệ tiêu hóa, mà còn cả não bộ và các cơ quan khác thông qua tăng cường hoạt động trao đổi chất. Trong một báo cáo của GS. Bode, ĐH California, San Diego, Mỹ đã cho thấy tại hàng rào niêm mạc ruột các hợp chất này đóng vai trò như mồi nhử, nhận biết và loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Điều này sẽ hạn chế các mầm bệnh xâm nhập vào bên trong gây bệnh cho trẻ. Một ví dụ khác là điều hòa sự phát triển dị ứng ở trẻ nhỏ thông qua điều hòa hoạt động cân bằng giữa 2 loại tế bào miễn dịch Th1/Th2.
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN
Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app
Hotline 0985768181.
Do đó, cần cho trẻ bú mẹ sớm ngay khi sinh và tiếp tục duy trì là điều rất quan trọng.
TRẺ TỪ 2-6 TUỔI LÀM GÌ ĐỂ TRẺ KHỎE MẠNH?
Trẻ độ tuổi này bắt đầu hiếu động và chủ động khám phá thế giới. Đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bắt đầu “tương tác” nhiều hơn với môi trường để thích nghi và hoàn thiện dần chức năng. Điều này đã được kích hoạt dần ngay từ lúc trẻ bắt đầu ăn dặm. Do đó, việc đa dạng dần thực phẩm giúp trẻ không chỉ về hành vi ăn uống, lấy đủ dưỡng chất, mà còn chuẩn bị cho giai đoạn khỏe mạnh sau này. Khi được 2 tuổi, các yếu tố dinh dưỡng, sinh hoạt và lối sống trong giai đoạn này sẽ góp phần ảnh hưởng trẻ khỏe mạnh như thế nào? Do đó, những điều bạn cần làm cho trẻ là:
• Tăng cường tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời: đi dạo, chơi bóng, nhảy dây, bơi lội… điều này giúp làm mạnh hệ miễn dịch của trẻ.
• Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, béo: bánh kẹo, nước ngọt, bánh snack…có thể làm mất cân bằng trong điều hòa các yếu tố miễn dịch. Hơn nữa, những thực phẩm này khiến trẻ no giữa các bữa ăn dẫn đến biếng ăn ở trẻ trong giai đoạn sau 2 tuổi.
• Cân bằng và đa dạng nguồn đạm từ thịt, cá, trứng… cho trẻ vì đây là nguồn nguyên liệu cần để tạo các tế bào miễn dịch.
• Chủ động nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột từ con đường ăn uống mỗi ngày. Thay vì dùng kháng sinh bừa bãi, bổ sung các thực phẩm chứa các vi sinh vật có lợi sẽ giúp đường ruột trẻ khỏe mạnh hơn Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy mối liên hệ giữa việc hoạt động tích cực của nhóm vi sinh vật đường ruột và sự vui vẻ hạnh phúc của cá nhân đó. Do đó, bố mẹ được khuyên là nên dành thời gian vui chơi, giao tiếp với trẻ mỗi ngày.
• Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho bữa phụ của trẻ. Có thể chọn những loại sữa có bổ sung thêm hợp chất HMOs, đặc biệt là 2’-FL và LNnT. Theo nghiên cứu của nhóm TS. Puccio, ĐH Palermo, Ý đã bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực của sữa bột có bổ sung 2 loại 2’-FL và LNnT trong việc giảm đáng kể nguy cơ bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp dưới và giảm nguy cơ dùng kháng sinh ở trẻ vào các thời điểm quan sát 4, 6 và 12 tháng, so với nhóm đối chứng.
Notes:
Smilowitz, J. T., Lebrilla, C. B., Mills, D. A., German, J. B., & Freeman, S. L. (2014). Breast milk oligosaccharides: structure-function relationships in the neonate. Annual review of nutrition, 34, 143–169.
Bode L. (2012). Human milk oligosaccharides: every baby needs a sugar mama. Glycobiology, 22(9), 1147–1162.
Jantscher-Krenn E, Bode L. Human milk oligosaccharides and their potential benefits for the breast-fed neonate. Minerva Pediatr. 2012;64(1):83‐99.
Puccio G, Alliet P, Cajozzo C, et al. Effects of Infant Formula With Human Milk Oligosaccharides on Growth and Morbidity: A Randomized Multicenter Trial. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2017;64(4):624‐631.
G Clarke, S Grenham, P Scully, P Fitzgerald, R D Moloney, F Shanahan, T G Dinan and J F Cryan. (2012) The microbiome-gut-brain axis during early life regulates the hippocampal serotonergic system in a sex-dependent manner. Mol Psychiatry.
Agostoni, C.; Carratu, B.; Boniglia, C.; Lammardo, A.M.; Riva, E.; Sanzini, E. Free glutamine and glutamic
acid in casien in human milk through a three-month lactation period. J. Pediatry. Gastroenterol. Nutr. 2000, 31, 508–512.
Martin, Camilia R., Pei-Ra Ling, and George L. Blackburn. 2016. Review of Infant Feeding: Key Features of Breast Milk and Infant Formula. Nutrients 8 (5): 279.
Bs. Anh Nguyen
Xem thêm:
Khởi đầu tốt cho con đường nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ kháng thể chống dịch bệnh mùa Covid-19
SỮA MẸ CÓ MÙI XÀ PHÒNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
NGUYÊN NHÂN GÂY ÍT SỮA MẸ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
Bài Chữa Mẹo Dân Gian Để Có Nhiều Sữa Mẹ Cực Hiệu Quả
6 Cách Đơn Giản Để Sữa Mẹ Luôn Dồi Dào
NGUYÊN NHÂN GÂY ÍT SỮA MẸ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
TẠI PHÒNG SAU SINH – CHO TRẺ BÚ BÌNH VÌ SỮA MẸ VỀ CHƯA ĐỦ?
SO SÁNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC
24 CÂU GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ SỮA MẸ, SỮA CÔNG THỨC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA
TẠI SAO TRẺ SƠ SINH BÚ SỮA MẸ BỊ TÁO BÓN?
SỮA MẸ NÓNG HAY MÁT NGUYÊN NHÂN CÁCH XỬ LÝ
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ
Làm sao để sữa mẹ đặc, mát, con tăng cân?
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment