Bạo hành lời nói tội ác kinh hoàng với trẻ

Khi nghe đến hai từ bạo hành chúng ta thường liên tưởng đến cái gì đó ghê gớm lắm, nhưng thực ra có những lời nói tưởng như không có vấn đề gì nhưng bản chất của nó lại chính là “bạo hành” lên cảm xúc của trẻ. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ ảnh hưởng của nó lên sự phát triển tâm lý và não bộ đặc biệt với những trẻ nhỏ hơn 6 tuổi như thế nào?
Bài viết nhằm đưa ra danh sách những lời nói được cho là bạo hành lên sự phát triển cảm xúc, nhận thức của trẻ, có cái nghe là biết, nhưng có cái trông có vẻ, nhưng lại đúng là nó.

CÁI CÂY NGHE CHỬI RỒI CŨNG SẼ CHẾT
Tôi có đọc 1 thí nghiệm thú vị về cái cây nghe chửi mỗi ngày và sau một thời gian cây đã chết. Đây là 1 thí nghiệm của các em học sinh tại trường trung học. Tôi không rõ liệu cơ chế khoa học như thế nào nằm sau thí nghiệm này, nhưng kết quả là thú vị và đáng để chúng ta suy ngẫm. Vậy con người thì sao? Cây cối không có não bộ, nhưng con người thì có và hầu hết hành vi con người từ đây mà ra. Không ít bằng chứng đã cho thấy bạo hành bao gồm cả lời nói và hành động đủ lâu dài sẽ làm não bộ trẻ bị khiếm khuyến thậm chí là mất chức năng.

Hầu như chúng ta ai cũng biết đánh trẻ con là không đúng và không mang giá trị giáo dục trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến phát triển tâm lý của trẻ. Nhưng, ít người trong chúng ta dành sự quan tâm đến bạo hành lời nói mặc dù nó cũng gây hậu quả tương tự. Một đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành lời nói sẽ phát triển hội chứng tự kỷ do bạo hành cảm xúc. Các bé sẽ chậm phát triển mọi mặt về nhận thức, hành vi và giao tiếp. Do đó, bạo hành lời nói là 1 một vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi giao tiếp với trẻ bởi vì có những lời nói có thể được nói ra mà chúng ta không lường hết tác động của nó.

Bạo hành lời nói: Nguyên nhân cố hữu khiến cha mẹ đẩy con đến bờ ...

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

NHỮNG LỜI NÓI GỌI LÀ BẠO HÀNH
Những lời nói sau đây nếu thường xuyên lập lại nhiều lần trong ngày hoặc trong tuần có thể ảnh hưởng lâu dài đến trẻ, đặc biệt là nhận thức của trẻ. Cha mẹ cần hạn chế nói hoặc khi nói ra thì nên giải thích với trẻ trong 48 tiếng sau khi nói.

1. Thường xuyên bỏ qua, từ chối nói chuyện hay đáp ứng của trẻ
Đây là hành vi thường gặp ở các cha mẹ hiện đại. Lúc này họ ít dành thời gian cho trẻ, thường sử dụng công nghệ để thay thế vai trò của họ. Các lời nói từ chối như “mẹ bận”, hay lời hứa suông “lát nữa bố chơi” hoặc đơn giản là bỏ qua hoặc đưa những lời trách móc khi trẻ chạy lại hỏi hay muốn chơi.
Tất cả các hành vi tưởng chừng như không nói, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn về hành vi đáp ứng của trẻ về sau.

2. Ép trẻ làm bằng cách đe dọa hay làm trẻ thật sự sợ để làm
Dĩ nhiên, vài dịp bạn dọa “ông kẹ” để trẻ ăn thì không có vấn đề. Tuy nhiên, bạn nuôi 1 nỗi sợ trong trẻ như 1 ám ảnh là không nên. VD: tôi thấy 1 người mẹ cho trẻ ăn, đứa trẻ vừa mè nheo thì người mẹ giơ tay lên như dọa đánh thì đứa trẻ liền há miệng để ăn hoặc tương tự ông bố cầm cây roi đánh vào ghế như cách răn đe khi cậu con trai chuẩn bị khóc vì một vấn đề gì đó. Thực ra, những điều này bạn không làm trẻ tốt hơn, mà chỉ đang đối phó cho qua hành vi bướng bỉnh của trẻ. Những đứa trẻ được nuôi trong nỗi sợ này sẽ phát triển 2 hành vi có thể thấy sau đó:
a. Phản kháng lại, tức là trẻ bắt đầu lờn và không nghe nữa. Khi lớn hơn trẻ có sức mạnh hơn có thể chống hay hỗn lại với cha mẹ mình. Đứa trẻ cũng sẽ trở nên khinh thường người tạo ra hành vi đó lúc nhỏ.
b. Trẻ thu mình rụt rè và phát triển hội chứng sợ và lo lắng, ít giao tiếp và ngại đám đông cho đến khi lớn.

3.So sánh trẻ với trẻ khác
So sánh là nên tránh khi nói về hình thể (mập/ốm/cao/lùn), đẹp và xấu, hơn nữa là thành tích và nổ lực. So sánh không làm đứa trẻ biểu hiện tốt hơn mà còn ảnh hưởng đến suy nghĩ tiêu cực ở trẻ khi nhỏ và khi lớn.

So sánh nên tránh cả trong gia đình, đặc biệt có hai bé. Nhiều cha mẹ không cố ý so sánh, nhưng cách cha mẹ thể hiện có thể là 1 so sánh mà đứa trẻ có thể nhận ra. VD. tôi thấy 1 người mẹ hay chọn bài toán khó cho bé gái (chị lớn hơn) và bài toán dễ hơn cho bé trai (bé nhỏ hơn) và dễ dàng bỏ qua cho bé trai khi cậu bé không muốn làm. Khi hỏi, chị nói “bé gái giỏi toán hơn, bé trai không giỏi bằng chị nó, nó vậy là giỏi rồi”. Đó là suy nghĩ so sánh thường có trong cha mẹ, thường nghĩ đứa này giỏi hơn, đứa kia khờ hơn – đừng tưởng trẻ không biết. Đứa trẻ sẽ nhận ra và điều này không tốt chút nào. Tốt hơn là đối xử công bằng và cho đúng năng lực và phát huy điểm mạnh từng bé. Làm vậy bạn sẽ nuôi dưỡng ra cả hai bé đều giỏi.

4. Mắng chửi trẻ kiểu hổ báo

5. Nói đùa với trẻ về tình yêu, về hạnh phúc và sự có trẻ
Lúc nóng giận, chúng ta thường nói với trẻ những lời không hay và sai sự thật như “đồ con hoang”, như đứa trẻ hư hỏng, không phải con của mẹ.
Bạn hãy giải thích với trẻ lại trễ nhất trong 48 giờ để trẻ không nhận ra đây là 1 lời bạo hành

6. Cái gì cũng cấm, cũng không cho
Dạy trẻ có kỷ luật là cần thiết, nhưng nếu bạn quá cực đoan cấm hết mọi niềm vui, mọi trò chơi để trẻ khám phá và học hỏi thì không nên. Nó đang tước đi sự khám phá và học hỏi của trẻ.

7. Bỏ qua mọi hoạt động, thành tích và nổ lực của trẻ
Dù bạn bận với công việc, nhưng ít nhất bạn cũng nên quan tâm những hoạt động trẻ đang làm và nổ lực trẻ đang cố gắng và sẽ có. Đó là cách mà bạn giúp trẻ thành công. Khi trẻ chạy lại hỏi bạn nhận xét về bức tranh trẻ vừa vẽ, hãy ngồi xuống 2-3 phút để nhận xét với trẻ. Đi họp phụ huynh về, bạn đừng im lặng hay chỉ trích thành tích xấu của trẻ, mà bạn nên trò chuyện buổi họp như thế nào, những cái nào cô giáo khen, và thảo luận thêm những gì trẻ cần nổ lực hơn. Đơn giản bạn cho trẻ thấy bạn quan tâm đến trẻ, thì trẻ cũng sẽ có trách nhiệm quan tâm đến những điều bạn mong muốn trẻ phát triển.

Bs. Anh Nguyen

Xem thêm:

Dạy trẻ về sự công bằng

Dạy trẻ tập nói

Dạy trẻ tính kiên nhẫn

Động viên trẻ như thế nào cho đúng

Kết nối yêu thương với em bé sơ sinh

“QUY TRÌNH” XỬ LÍ MỘT CUỘC “ĂN VẠ” CỦA CÁC BẠN BÉ

Dạy trẻ chấp nhận thất bại và tự đứng lên

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*