Lượt xem: 1.442

TẮM CHO TRẺ SƠ SINH

Cách tắm cho trẻ sơ sinh là việc hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bé. Việc tắm rửa, vệ sinh đúng cách giúp bé thư giãn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và hiểu biết của ba mẹ. Để giúp bạn dễ dàng chăm sóc bé, Bluecare đã tổng hợp đầy đủ tất cả các vấn đề liên quan đến tắm bé dưới đây. 

Tắm cho trẻ sơ sinh là gì?

Tắm cho trẻ sơ sinh là nhẹ nhàng làm sạch cho bé bằng khăn mềm và nước ấm. Sử dụng sữa tắm dịu nhé cho bé nếu cần. Rửa mặt, gội đầu, làm sạch cổ và cơ thể của bé trước. Làm sạch giữa các ngón tay, ngón chân và nếp gấp da. Sau đó là bộ phận sinh dục và mông của bé.  

Lợi ích thường xuyên tắm cho trẻ sơ sinh

Loi-ich-tam-be-thuong-xuyen-1
Loi-ich-tam-be-thuong-xuyen-2
  • Tắm bé thường xuyên giúp bé giảm các bệnh về da và sạch cứt trâu. 
  • Mang đến cho bé một giấc ngủ ngon. Xoa dịu căng thẳng, làm bé nguôi khóc. Bé ngủ sâu giấc hơn vì cơ thể được thoải mái, thư giãn. 
  • Giúp bé phát triển trí tuệ và tăng cường sức đề kháng tốt nhất.
  • Giúp cơ thể bé luôn sạch sẽ, thơm tho.  Loại bỏ những vi khuẩn có hại, đặc biệt là tại các vùng da quấn tã, ngấn.  
  • Giúp kết nối tình cảm giữa cha mẹ và bé.
  • Tắm bé mang đến cho trẻ một trải nghiệm lý thú. 

Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho bé sơ sinh vào lúc nào là tốt nhất? Các vấn đề liên quan đến thời gian tắm cho trẻ được giải đáp dưới đây:

Trì hoãn lần tắm đầu tiên cho trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh có một lớp sáp (gây) bao phủ trên người. Lớp màng bảo vệ này có tác dụng làm mềm da và miễn dịch cho bé khi thay đổi môi trường từ trong bụng mẹ ra bên ngoài. Nếu tắm ngay cho bé sau khi sinh. Bé dễ bị sốc nhiệt, khô da và nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo mẹ nên trì hoãn việc tắm cho trẻ sơ sinh sau 24 giờ. Thay vào đó mẹ hãy tích cực da kề da và cho con bú trong khoảng thời gian này mẹ nhé!

Việc tắm lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh quá sớm có thể dẫn đến một số tác động xấu đến bé như:

  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể và lượng đường trong máu.
  • Ngăn cản mối liên kết giữa mẹ và bé, cản trở quá trình cho con bú. Một nghiên cứu chỉ ra mức động thành công của việc cho con bú sữa mẹ lần đầu tại bệnh viện tăng đến 166% khi lần tắm đầu tiên của trẻ được trì hoãn 12 giờ so với những đứa trẻ được tắm ngay trong vòng vài giờ đầu đời.
  • Khiến da bé bị khô. Lớp phủ Vernix (dân gian gọi là lớp gây) trên da bé có tác dụng dưỡng ẩm, và bảo vệ bé khỏi các vi khuẩn ở môi trường ngoài bụng mẹ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo mẹ nên để lớp Vernix này trong một khoảng thời gian để bảo vệ làn da nhạy cảm và mỏng manh của bé. 

Xem ngay: 8 lợi ích tuyệt vời của việc trì hoãn ngày tắm đầu tiên cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất?

Câu trả lời là mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh khi có ánh nắng mặt trời, trong khoảng từ 10-11 giờ sáng hay 15-16 giờ. Không nên tắm quá lâu, chỉ từ 4 – 5 phút cho mỗi lần tắm đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Thời điểm tắm cho trẻ là khi nào?

– Trẻ không quá đói hoặc quá mệt, giúp trẻ hứng thú với việc được tắm.

– Khi mẹ không vội vã vì công việc.

– Khi có người thân ở xung quanh để trợ giúp nếu cần.

Massage cho trẻ sơ sinh

Khám phá loạt bài viết về massage trẻ sơ sinh theo menu dưới đây

Tổng quan   | Lợi ích | Thời điểm | Cách massage | Sai lầm | Lưu ý | Dịch vụ | Sản phẩm

Tác dụng của massage cho trẻ sơ sinh là gì?

Massage nhẹ nhàng cho bé mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển của bé:

  • Massage giúp bé thở đều nhịp: Trẻ mới sinh thường thở không đều, lúc nhanh, lúc chậm. Các động tác nhịp nhàng trên làn da, tác động vào các đầu dây thần kinh của bé. Giúp bé thở đều nhịp hơn.
  • Tăng cường sự phát triển của não bộ do massage giúp các tế bào thần kinh của bé được kích thích phát triển. 
  • Miễn dịch tốt hơn
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi ở bé. 
  • Giúp bé giảm đau
  • Sản sinh cảm giác hạnh phúc
  • Cảm nhận yêu thương, kết nối sâu sắc với ba mẹ.
  • Kích thích sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm ở trẻ. 
Một bé sơ sinh được cô điều dưỡng tắm bé của Bluecare massage tại nhà

Cách massage cho trẻ sơ sinh trước khi tắm

Bước 1: Chuẩn bị trước khi massage cho bé

  • Nhiệt độ phòng: Mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm áp. 
  • Chuẩn bị dụng cụ phục vụ massage bao gồm: khăn quấn bé và dầu massage.
  • Ba mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ. Móng tay cắt gọn, đầu móng tay cùn để không làm bé bị thương. 
  • Đảm bảo bé không quá đói hoặc quá no khi massage.

Bước 2: Giúp bé làm quen trước khi massage

Ba mẹ trò chuyện với bé. Nói với bé : “Ba/mẹ chuẩn bị massage cho con nhé!”. Sau đó lấy một ít dầu vào lòng bàn tay, nhẹ nhàng xoa lên bụng bé để giúp bé làm quen. Trong quá trình thực hiện, nhớ cười nói vui vẻ, biểu hiện bằng khuôn mặt với bé.

Bước 3: Các bước massage cho bé

▣ Mặt
1. Bắt đầu với tư thế trẻ nằm.
2. Nhẹ nhàng chạm dọc theo hai bên khuôn mặt của bé.
3. Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào trán.
4. Vuốt một bên khuôn mặt theo chuyển động tròn.
5. Dùng đầu ngón tay ấn về phía mũi, má và cằm.
6. Massage sau tai và hướng về phía đầu.

▣ Ngực
1. Dùng các đầu ngón tay vuốt ve ngực trẻ từ giữa ra ngoài như thể đẩy dọc theo xương sườn, sau đó xoa ngược về giữa ngực như vẽ hình trái tim.
2. Xoa từ giữa ngực về phía vai đối diện.
3. Đặt cả hai tay lên ngực trẻ và đồng thời massage theo hướng thẳng từ vai trở lên.

▣ Cánh tay
1. Dùng tay giữ cánh tay trẻ và di chuyển từ vai xuống cổ tay như thể đang vắt sữa bò.
2. Massage cánh tay của bạn theo cùng một hướng bằng cách siết chặt và vặn nhẹ.
3. Ấn vào lòng bàn tay của bé đồng thời di chuyển các ngón tay cái của bạn chồng lên nhau.
4. Bóp ngón tay và kéo nhẹ nhàng.
5. Dùng ngón tay cái ấn chặt vào lòng bàn tay bé.
6. Massage cổ tay và lòng bàn tay theo vòng tròn nhỏ.
7. Massage từ đầu cánh tay về phía tim như thể đang vắt sữa.
8. Giữ cánh tay của em bé bằng cả hai tay như thể đang cầm một cây gậy bóng chày và xoa nó đồng thời xoay nó qua lại từ vai đến ngón tay.
9. Vuốt nhẹ về phía cổ tay.
10. Massage cánh tay đối diện theo cách tương tự, sau đó nhẹ nhàng quấn cả hai cánh tay cùng lúc.

▣ Bụng
1. Dùng muôi ngoài của bàn tay xoa bụng trẻ theo chuyển động hướng xuống dưới. Massage xen kẽ bằng cả hai tay như thể bạn đang kéo cát vào nhau.
2. Dùng đầu ngón tay của mẹ đi vòng quanh bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ như đang đi bộ. Bạn có thể cảm nhận được nhu động ruột của bé trở nên tích cực hơn.

▣ Quay lại massage lưng
1. Đặt trẻ nằm úp mặt xuống.
2. Massage theo đường chéo từ bên này sang bên kia lưng của bé.
3. Dùng lòng bàn tay ấn theo hướng chồng lên nhau từ cổ đến mông.
4. Vuốt từ sau lưng đến gót chân.
5. Massage theo chuyển động tròn bằng đầu ngón tay dọc theo các cơ xung quanh cột sống từ đầu đến mông. Không bao giờ ấn trực tiếp vào cột sống. Massage cổ và vai của bạn theo chuyển động tròn.
6. Dùng lòng bàn tay quét từ cổ đến chân.

▣ Chân
Massage chân cho bé giống như cách bạn xoa bóp cánh tay, nhẹ nhàng bóp rồi thả ra.

Đảm bảo an toàn khi tắm bé

An toàn khi tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những điều quan trọng hàng đầu trong quá trình chăm sóc em bé mới chào đời. Các yếu tố an toàn cho bé bao gồm: đảm bảo an toàn phòng tắm, nước tắm và thao tác tắm cho bé. Bên cạnh đó mẹ cũng cần nắm được cách xử lý các tình huống nguy hiểm. Chẳng hạn như khi con bị bỏng da, sặc nước, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng v.v khi tắm. 

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ lý tưởng cho nước tắm là khoảng 38 độ C. Để tránh bị bỏng, cần điều chỉnh nhiệt độ trên máy nước nóng sap cho luôn thấp hơn 49 độ C. Bên cạnh đó, nên tắm bé ở những nơi ấm áp và thoải mái, tránh bị gió lùa vì trẻ sơ sinh đang bị ướt rất dễ nhiễm lạnh.

Đọc thêm: Mẹo giúp mẹ pha nước tắm cho bé chuẩn nhiệt độ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Các bước chuẩn bị 

  • Rửa tay sạch sẽ
  • Đo nhiệt độ bé trước khi tắm
  • Để mông trần và lau sạch nếu có dính phân xu
  • Rửa sạch và làm đầy nửa bồn tắm là đủ. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cổ tay trong (nước nên ấm và không quá nóng).
  • Chỉ bắt đầu tắm bé khi nhiệt độ nước tắm khoảng 37°C

Chuẩn bị trước khi tắm

  • 2 chậu tắm (1 chậu tắm chính, 1 chậu tắm tráng)
  • 2 khăn xô nhỏ sữa tắm dầu gội nước ấm
  • Quần áo
  • Tăm bông
  • Bao tay, bao chân,
  • Tã gián/ bỉm
  • Nước muối sinh lý
  • Khăn lớn,
  • Miếng rơ lưỡi
chuan-bi-truoc-khi-tam-be

Hướng dẫn các bước tắm cho trẻ sơ sinh

Tư thế tắm cho bé:

Mẹ ngồi thoải mái trên một chiếc ghế thấp. Bế bé trên cánh tay trai hoặc phải, đầu bé nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay. Phần mông của trẻ được đặt lên đùi của mẹ.

Rửa mặt: Dùng khăn mền thấm nước ấm, vắt khô rồi nhẹ nhàng lau mặt, lau mắt, sống mũi, tai, cổ cho bé.

Gội đầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt lỗ tai của trẻ để tránh nước có thể vào tai bé trong quá trình tắm gội. Dùng tay phải gội đầu cho trẻ bằng cách xoa nhẹ nhàng để lấy đi những tế bào chết có trên da bé bằng nước ấm, sau đó dùng khăn lau khô tóc bé.

Đối với hình thức tắm thả: Mẹ bắt đầu tắm cho trẻ theo thứ tự từ trên xuống, từ mặt, cổ, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, hai bên đùi, mông và bàn chân, tránh bỏ sót phần hõm nách, các nếp lằn ở mông, đùi, cánh tay, cổ. Sau đó, mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục và phần hậu môn cho bé. Cuối cùng mẹ tráng lại người cho bé bằng chậu nước sạch bên cạnh (đã chuẩn bị trước đó). Bế bé ra ngoài, đặt lên khăn khô đã trải sẵn.

Đối với hình thức tắm từng phần: Mẹ nên tắm cho trẻ theo hình thức này nếu trẻ đang bị ốm hay thời tiết quá lạnh. Khi tắm, mẹ sẽ lau người bé theo thứ tự từ khóe mắt vòng ra vành tai, tiếp đến là cổ, hõm nách, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi, mông (chú ý vệ sinh sạch các nếp lằn ở mông, đùi) và bàn chân. Sau đó, mẹ dùng một bông gạc hay khăn mềm vệ sinh bộ phận sinh dụng và phần hậu môn cho bé. Trong suốt quá trình này, mẹ tránh làm ướt rốn của bé. Sau khi tắm xong, mẹ lau người và mặc quần áo, quấn tã cho bé.

Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: Trong trường hợp này mẹ cần tắm cẩn thận và tuyệt đối không để nước rôi vào cuống rốn của bé nhằm tránh nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâmCách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn chuẩn y khoa

cac-buoc-tam-be-1
cac-buoc-tam-be-2

Một số hình ảnh tắm bé

Video Clip hướng dẫn cách tắm cho trẻ đúng cách tại nhà

Tắm cho trẻ sơ sinh theo mùa

Những điều nên và không nên khi tắm cho trẻ.

   Nên:

– Nói chuyện và chơi với trẻ.

– Sử dụng bồn tắm chuyên biệt.

– Rủ người thân cùng tham gia.

– Quấn khăn giữ ấm cho trẻ.

     Không nên:

– Chà xát da trẻ quá mạnh.

– Để trẻ 1 mình trong thau tắm.

– Dùng nước quá nóng để tắm trẻ.

– Dùng quá nhiều sữa tắm, dầu gội.

– Làm việc khác khi đang cho trẻ tắm, kể cả nghe điện thoại.

– Không tắm cho trẻ khi trẻ vừa bú xong.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi tắm cho bé:

Một gia đình rất hài lòng khi lựa chọn dịch vụ tắm bé Bluecare

 

  • Chú ý các kẽ và nếp gấp da.
  • Cha mẹ nên cắt móng tay gọn gàng trước khi tắm cho trẻ. 
  • Cẩn thận với động tác lật trở bé.
  • Các vùng da nhạy cảm của bé cần được chăm sóc kỹ lưỡng.
  • Chú ý hỗ trợ đỡ cổ bé khi tắm cho con.
  • Nên tắm cho trẻ trong thau, chậu nhỏ, vừa cỡ của bé.
  • Luôn kiểm tra nhiệt độ nước tắm cẩn thận.
  • Lưu ý tắm cho bé vào thời gian cố định trong ngày.
  • Cần tìm ra nguyên nhân nếu bé khóc sợ tắm.

Dịch vụ tắm bé tại nhà

Ngày nay, dịch vụ tắm bé tại nhà trở nên rất phổ biến với chi phí hợp lý, phù hợp với rất nhiều đối tượng. Lý do để các bậc phụ huynh lựa chọn loại hình dịch vụ này rất đa dạng. Có thể là do mẹ chưa kịp phục hồi sau sinh. Cũng có thể do mẹ muốn đảm bảo an toàn cho con vì chưa tự tin với các thao tác tắm bé. Hoặc chỉ đơn giản là mẹ muốn con được chăm sóc bởi những người có chuyên môn và kỹ năng tốt nhất.

Dịch vụ tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà Bluecare bao gồm:

1/ Tắm bé.

– Massage cho bé trước khi tắm tạo cảm giác thân thiện và giúp bé an tâm khi tiếp xúc với nước, giúp cải thiện hệ tuần hoàn. Giúp cơ bắp cứng cáp, chống táo bón và giúp trẻ thư giãn

– Tiến hành vệ sinh lưỡi cho bé

– Kiểm tra và vệ sinh rốn

– Kiểm tra và vệ sinh mũi.

– Hơ là trầu (Tphcm, Biên Hoà, Bình Dương)

2/ Chăm sóc mẹ sau sinh:

– Kiểm tra tăng sinh môn hoặc vết mổ, cắt chỉ thay băng miễn phí.

– Sữa tắm, dầu gội (Johsson & Johnson, Chico hoặc tương đương)

– Dầu mát xa: Johnson & Johnson, Chico hoặc tương đương.

– Bông băng, gạc.

– Cồn vệ sinh rốn Người thực hiện: Hộ lý, hộ sinh, điều dưỡng viên…

 

QUY TRÌNH THỰC HIỆN TẮM BÉ VÀ CHĂM SÓC MẸ SAU SINH CỦA BLUECARE

    • Bước 1

      – Hỏi bố mẹ về tình trạng của bé.

    • Bước 2

      – Khám sức khỏe cho bé.

    • Bước 3

      – Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trước khi massage và tắm cho bé.

    • Bước 4

      – Massage cho bé, vệ sinh lưỡi.

    • Bước 5

      – Kiểm tra nước và tắm cho bé.

    • Bước 6

      – Kiểm tra vệ sinh rốn của bé.

    • Bước 7

      – Kiểm tra vệ sinh tai, mũi.

    • Bước 8

      – Thay băng, cắt chỉ, rửa vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn cho mẹ

    • Bước 9

      – Hơ và đắp là trầu (Thành phố HCM, Biên Hòa, Bình Dương)

 

BẢNG GIÁ GÓI DỊCH VỤ TẮM BÉ TẠI NHÀ HÀ NỘI

Tên gói dịch vụGiá (1 buổi)Liệu trìnhThời gianPhạm vi công việc
Gói tắm bé từ 5-9 buổi129.000 đ1 buổi 40 phút

– Massage cho bé

– Tắm bé

– Vệ sinh tai, mũi, lưỡi, rốn cho bé

– Vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn cho mẹ. 

Gói tắm bé từ 10-19 buổi119.000 đ10-19 buổii40 phút

– Massage cho bé

– Tắm bé

– Vệ sinh tai, mũi, lưỡi, rốn cho bé

– Vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn cho mẹ. 

Gói tắm bé từ 20-buổi trở lên 109.000 đTừ 20 buổi40 phút

– Massage cho bé

– Tắm bé

– Vệ sinh tai, mũi, lưỡi, rốn cho bé

– Vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn cho mẹ.

 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ TẮM BÉ TẠI NHÀ HÀ NỘI (BUỔI LẺ)

 

Tên gói dịch vụGiá (1 buổi)Liệu trìnhThời gianPhạm vi công việc
Dịch vụ tắm bé buổi lẻ139.000 đ1-4 buổi40 ph 

– Massage cho bé

– Tắm bé

– Vệ sinh tai, mũi, lưỡi, rốn cho bé

– Vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn cho mẹ.

     
     

BẢNG GIÁ GÓI DỊCH VỤ TẮM BÉ TẠI NHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, BÌNH DƯƠNG, BIÊN HÒA

Tên gói dịch vụGiá (1 buổi)Liệu trìnhThời gianPhạm vi công việc
Gói tắm bé từ 5-9 buổi229.000 đ1 buổi 50 phút

– Massage cho bé

– Tắm bé

-Hơ lá trầu

– Vệ sinh tai, mũi, lưỡi, rốn cho bé

– Vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn cho mẹ. 

Gói tắm bé từ 10-19 buổi219.000 đ10-19 buổii50 phút

– Massage cho bé

– Tắm bé

-Hơ lá trầu

– Vệ sinh tai, mũi, lưỡi, rốn cho bé

– Vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn cho mẹ. 

Gói tắm bé từ 20-29 buổi 209.000 đ20-29 buổi50 phút

– Massage cho bé

– Tắm bé

-Hơ lá trầu

– Vệ sinh tai, mũi, lưỡi, rốn cho bé

– Vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn cho mẹ.

Gói tắm bé từ 30 buổi trở lên có giá 199.000 đ/ buổi

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ TẮM BÉ TẠI NHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, BÌNH DƯƠNG, BIÊN HÒA (BUỔI LẺ)

Tên gói dịch vụGiá (1 buổi)Liệu trìnhThời gianPhạm vi công việc
Dịch vụ tắm bé buổi lẻ239.000 đ1-4 buổi50 ph 

– Massage cho bé

– Tắm bé

-Hơ lá trầu

– Vệ sinh tai, mũi, lưỡi, rốn cho bé

– Vệ sinh vết mổ/ vết khâu tầng sinh môn cho mẹ.

     
     

Đặt lịch dịch vụ tắm bé tại nhà thông qua Bluecare

1/ Đặt lịch tắm bé tại nhà qua website bluecare.vn

Bạn hãy truy cập link tải app Bluecare tại đây

 

Đặt-lịch-tắm-bé-tại-nhà-bluecare

Bạn hãy điền thông tin của bạn vào các ô trống. Sau đó ấn đặt lịch. Ứng dụng sẽ tự động điều người và thông báo với bạn về nhân viên nhận lịch tắm cho em bé nhà bạn. 

2/ Đặt lịch tắm bé tại nhà qua ứng dụng Bluecare

Bạn hãy truy cập link đặt lịch trên website Bluecare tại đây

các-dịch-vụ-chăm-sóc-sức-khỏe-mẹ-và-bé-tại-nhà-của-Bluecare
các-dịch-vụ-chăm-sóc-sức-khỏe-mẹ-và-bé-tại-nhà-của-Bluecare
Dịch-vụ-tắm-bé-tại-nhà-qua-app-bluecare
Dịch-vụ-tắm-bé-tại-nhà-qua-app-bluecare

Sản phẩm, dụng cụ tắm bé

1. Chậu tắm cho bé

Chọn chậu tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những hạng mục quan trọng trong list đồ cần sắm cho bé. Với thị trường có quá nhiều sự lựa chọn  như hiện nay, tìm được một chiếc chậu ưng ý, an toàn, sử dụng phù hợp với nhu cầu của mẹ và bé khá tốn thời gian.. Nếu mẹ đang lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu thì loạt bài dưới dây của Bluecare chắc chắn cực kỳ hữu ích với mẹ.

Bài viết cùng chủ đề:

2. Dầu massage

Dầu massage giúp cho quá trình massage bé trở nên dễ dàng hơn.Tuy nhiên, để lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da mong manh của bé không hề đơn giản.

Mẹ hãy tham khảo bài viết Dầu massage cho bé – Tất cả những điều mẹ cần biết trước khi mua để có cái nhìn tổng thể nhất về vấn đề này nhé!

3. Sữa tắm cho bé, nước tắm thảo dược cho bé

Sữa tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những món đồ mẹ cần rất cẩn thận khi lựa chọn cho bé. Làn da của em bé mới sinh rất mỏng manh và dễ bị kích ứng. Theo các bác sĩ Da liễu, ba mẹ nên lựa chọn các loại sữa tắm của những thương hiệu uy tín, công thức an toàn và lành tính. Bluecare xin giới thiệu với ba mẹ một bài viết đầy đủ về cách lựa chọn cũng như top các loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất trên thị trường.

Sữa tắm cho trẻ sơ sinh – Top 10 loại bác sĩ da liễu khuyên dùng

 

4. Khăn tắm cho bé

a – Chất lượng phải ưu tiên lên hàng đầu:

Hiện, trên thị trường có khá nhiều loại khăn tắm cho trẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, bạn cũng có thể dễ dàng thấy được những loại mặt hàng này tại các khu chợ, cửa hàng nhỏ lẻ hoặc ngay cả trong siêu thị lớn với giá thành khá rẻ. Nhưng không phải mẹ nào cũng nắm bắt được đây chính là loại khăn chứa nhiều phẩm màu cũng nwh chất liệu gây ra độc hại, làm tổn thương tới làn da nhạy cảm của con yêu.

Để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ thì mẹ cũng có thể lựa chọn mua khăn tắm của con với những thương hiệu có uy tín chuyên trong việc sản xuất đồ dùng cho trẻ. Đối với những sản phẩm này đều có giá thành cao hơn thị trường chung nhưng với chất lượng luông đảm bảo, mang lại sự thân thiện cho làn da của bé yêu. Hiện nay, tất cả những loại khăn tắm đều được nhập khẩu trực tiếp từ Anh, Mỹ, Đức, từ những thương hiệu lớn đang được các mẹ tin dùng.

Với những loại khăn tắm có chất lượng tốt là khi cảm nhận được bằng tay, mẹ sẽ cảm thấy sự mềm mại, êm ái. Còn nếu sau thời gian sử dụng mà sợi vải sẽ bung ra và khô cứng, khăn bị phai màu thì đó là những loại khăn kém chất lượng.

b – Lựa chọn về chất liệu phải phù hợp:

Với chất liệu cotton hoặc vải bông luôn là chất liệu đang được khuyên dùng để lựa chọn làm khăn tắm cho trẻ, chúng đều có độ thấm hút khá tốt giúp cho da của trẻ nhanh chóng khô sau mỗi lần tắm. Mẹ cũng có thể lựa chọn khăn phù hợp với điều kiện về kinh tế của gia đình. Nếu kinh tế của bạn không quá dư dả, thì mẹ cũng có thể lựa chọn khăn tắm làm từ các sợi tổng hợp, sản xuất ở trong nước bởi giá thành hợp lý lại đảm bảo an toàn với da của trẻ.

c – Lựa chọn khăn tắm phù hợp với thời tiết:

Thời tiết vào mùa hè nóng lực thì mẹ nên lựa chọn cho trẻ với những loại khăn tắm thoáng mát mang lại sự dễ chịu, êm ái cho làn da của trẻ khi sử dụng. Với khăn tắm xô là sựa lựa chọn phù hợp nhất cho trẻ trong các điều kiện về thời tiết nóng nực. Đây chính là loại khăn mỏng, nhẹ được làm hoàn toàn từ chất contton, khăn tắm xô có khả năng trong việc thấm hút khá tốt, dễ khô nhưng lại mang tới độ bền cao. Mỗi khi sử dụng, mẹ cũng có thể dễ dàng thấm hút nước cho trẻ mà không sợ làn da bé bị tổn thương.

Vào mùa đông thời tiết sẽ lạnh hơn, mẹ nên lựa chọn cho con với những loại khăn bông dày dặn, hoặc những bộ khăn choàng tắm cho trẻ. với những loại chất liệu mềm mại cùng với khả năng thấm hút được tốt nhất, khăn bông không những mang tới sự ấm áp cho trẻ mà còn giúp mẹ được dễ dàng lau khô người cho bé.

Chăm sóc bé sau khi tắm

1. Chống hăm cho bé

  • Dùng khăn bông lau khô mông bé. Đặc biệt là các vùng ngấn, bẹn. 

  • Vì da của bé rất nhạy cảm. Ba mẹ phải đảm bảo tay thật sạch trước và sau khi thay tã cho bé.
  • Trên thị trường có rất nhiều loại tã bỉm. Mẹ nên sử dụng loại tã ít chất tạo mùi, độ thấm hút tốt. Nếu mua tã/ bỉm không hợp với con thì nên đổi loại ngay. 
  • Các loại tã/ bỉm đều có vạch báo đầy. Ba mẹ để ý để thay tã thường xuyên.
  • Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. nên được giặt sạch trước khi dùng.
  • Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
  • Gọi cho bác sĩ nếu em bé bị sốt, mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã, bỏ bú hay nôn mửa.

2. Chăm sóc da cho bé

Tránh việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da:

  • Quần áo cho bé ba mẹ nên lựa chọn kỹ chất vải. Nên là các loại vải cotton mềm, co giãn tốt, ít màu sắc và thấm hút tốt. ;
  • Quần áo của bé cần được giặt bởi loại nước giặt chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. 

Giữ da bé có độ ẩm thích hợp:

  • Nếu thời tiết hanh khô, mẹ nên thoa kem dưỡng da sơ sinh cho bé. 
  • Nếu bé nằm trong điều hoà, trong phòng nên đặt máy phun sương tạo ẩm. 

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng da từ môi trường:

  • Thay tã cho trẻ mỗi khi tã ướt để da bé không bị tiếp xúc quá lâu với phân, nước tiểu;
  • Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, được kiểm chứng trên lâm sàng để chống lại tình trạng kích thích da, giảm cọ xát da bé;
  • Chọn loại tã phù hợp với trẻ;

Tránh các tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới mắt của trẻ.

Vì trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt hay bài tiết nước mắt khi gặp các tác nhân gây kích ứng nên cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần lưu ý:

  • Giữ bé tránh xa khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm;
  • Tránh các sản phẩm làm sạch có chứa xà phòng hoặc cồn;
  • Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc và da có thành phần dịu nhẹ, không gây cay mắt;

Hạn chế làm thay đổi sự cân bằng của các loại vi khuẩn trên da bé.

Các chủng vi khuẩn thường trú trên da bắt đầu có ngay từ khi trẻ ra đời. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi trên da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da trẻ bị phá hủy. Do vậy, phụ huynh cần phải:

  • Giữ sạch cuống rốn và các vết thương hở của bé;
  • Làm sạch da bé với sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da.

Vệ sinh những vùng cơ thể đặc biệt của trẻ

Khám phá loạt bài viết về vệ sinh cho trẻ sơ sinh theo menu dưới đây

Mặt | Tai | Mắt |  Mũi | Rơ lưỡi | Chăm sóc rốn | Vùng kín bé gái | Vùng kín bé trai

1. Vệ sinh mắt cho bé

Chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý
  • Bông gòn vô trùng.
  • Khăn sữa
  • Nước ấm

Thực hiện:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Mẹ lấy bông gòn vô trùng với nước muối lau theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt, thực hiện khoảng 2 lần hoặc lau khi có gỉ xuất hiện.
  • Cuối cùng, mẹ nhúng khăn trong nước ấm lau quanh toàn bộ mặt của bé.
  • Sau khi thực hiện xong, mẹ nên giặt khăn mặt phơi ngoài nắng, không dùng khăn vệ sinh các vùng cơ thể khác. 

Lưu ý:

  • Khi vệ sinh mắt, mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng, không để bé đau.
  • Trong trường hợp mắt có gỉ khô, chỉ cần nhỏ thêm nước muối và dùng bông gòn lấy nhẹ nhàng, không tì mạnh gây tổn thương cho trẻ.
  • Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người.
  • Đặc biệt mẹ cần phải lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các chuyên gia Nhi khuyên dùng.
Mẹ nên đọc: 

Hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh đúng cách – Bác sĩ Thu Thuỷ – Bệnh viện mắt Sài Gòn

2. Vệ sinh tai cho bé

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, một chiếc khăn sạch mềm và tăm bông vô khuẩn mềm.
  • Bước 2: Để trẻ nằm trên giường, đầu nghiêng sang một bên.
  • Bước 3: Đưa ống nước muối sinh lý đến gần cửa tai, bóp nhẹ ống nước muối sinh lý, nhỏ từ 3-4 giọt.
  • Bước 4: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào nắp tai trẻ để che ống tai, ngăn nước muối chảy ra ngoài. Đợi khoảng một vài phút cho ráy tai mềm và tự bong ra.
  • Bước 5: Thẳng đầu trở lại, dùng khăn khô lau sạch dịch thừa chảy ra ngoài
  • Bước 6: Thực hiện các thao tác tương tự với tai còn lại.
  • Bước 7: Dùng tăm bông vô khuẩn mềm để thấm hút dịch ra bên ngoài tai và khều các mẩu ráy tai đã trôi ra ngoài ống tai.

Lưu ý:

  • Mẹ hãy lựa chọn loại khăn có chất liệu mềm, mỏng để tránh làm xước tai bé.
  • Không nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai hàng ngày, tránh tạo ra môi trường ẩm ướt trong tai, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
  • Trong trường hợp trong tai bé còn đọng nước muối sinh lý, mẹ hãy ấn nắp bình tai hoặc kéo vành tai trẻ khoảng 5 phút. Nhờ vậy nước muối sẽ phân tán vào lớp da và mỡ dưới da, giúp tai mau khô ráo.
  • Quan trọng nhất vẫn là lựa chọn được sản phẩm nước muối sinh lý an toàn cho con.

3. Vệ sinh mũi cho bé

Chuẩn bị:

Nước muối sinh lý Natri clorid 0.9%

Thực hiện:

Đặt con nằm yên, đầu hơi nghiêng và cao hơn một chút
Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi bé. Sau đó mẹ đợi 30 – 60 giây.
Hơi bóp nhẹ cánh mũi để đảm bảo nước muối đi sâu vào trong mũi bé. 
Lấy khăn giấy thấm nước mũi hoặc nước muối bị chảy ra ngoài.
Dùng khăn hoặc đầu tăm bông nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi. Lưu ý chỉ lau xung quanh mà không xâm nhập sâu vào lỗ mũi.
Mẹ nhớ làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.

5. Vệ sinh rốn cho bé

Hướng-dẫn-chăm-sóc-vệ-sinh-rốn-cho-trẻ-sơ-sinh
  • Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 70 độ. Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.
  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không ?
  • Lau rốn sạch bằng gòn và nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%), sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
  • Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.

Bài viết cùng chủ đề:

  •  

6. Vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé

Trẻ sơ sinh có hệ sinh dục cơ bản như người lớn nhưng vẫn trên đà hoàn thiện. Việc chăm sóc vùng kín này hết sức quan trọng để tránh những viêm nhiễm không đáng có. 

Trẻ em mặc dù cũng có hệ sinh dục cơ bản như người lớn, nhưng tất cả đều đang trên đà hoàn thiện. Với bé gái bộ phận sinh dục sẽ giúp bảo vệ vùng kín và cần được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận như người lớn để tránh những tình trạng viêm nhiễm không đáng có.

Vệ sinh vùng kín cho bé gái

Chuẩn bị:

  • Nước ấm sạch.
  • Bông gòn cắt miếng.
  • Khăn giấy
  • Khăn xô
  • Tã/ bỉm mới

Thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng sát khuẩn.
  • Bước 2: Một tay mở tã bẩn ra, tay còn lại cầm nhấc nâng 2 chân bé lên nhẹ nhàng rút tã bẩn ra ngoài.
  • Bước 3: Nhúng bông gòn cắt miếng vào nước ấm, vắt cho ráo nước. Lau cho bé theo thứ tự bụng rồi đến mông. 
  • Bước 4: Quan sát da và vùng sinh dục của bé. Lấy khăn giấy khô lau sạch sẽ. Lau từ trên xuống dưới, không lau ngược từ dưới lên trên. Lưu ý khi vệ sinh tránh để vết bẩn dây trở lại.
  • Bước 5: Dùng khăn mềm lau khô cho bé
  • Bước 6: Mặc tã/ bỉm mới cho bé.

Lưu ý: Nguyên tắc vệ sinh vùng kín cho bé gáitừ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, lau theo thứ tự bụng, mông, lưng, đùi, vùng kín.

Xem thêm: Những sai lầm khi vệ sinh vùng kín bé gái sơ sinh

Những điều mẹ cần dạy con gái để không bị viêm nhiễm phụ khoa

Vệ sinh vùng kín cho bé trai

Chuẩn bị:

  • Chậu nước ấm.
  • Bông gòn cắt miếng.
  • Miếng lót sơ sinh.
  • Tã / bỉm.
  • Khăn, giấy mềm.

Các bước vệ sinh bộ phận sinh dục bé trai sơ sinh:

  • Bước 1: Lót miếng tã dưới mông bé và tháo tã bẩn ra.
  • Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước ấm lau phần mông từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy mềm lau khô và thay tã mới.

Tắm khi bé bị ốm

Trẻ bị sốt có nên tắm không?

Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không? Trẻ bị sốt phát ban có nên tắm không? Trên thực tế, không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ sơ sinh khi trẻ bị sốt sẽ khiến bệnh của trẻ nặng và lâu khỏi hơn nên khi con ốm không tiến hành tắm gội cho trẻ. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm bởi khi trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ kiêng nước, kiêng tắm cho trẻ sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, dễ bị mắc các bệnh da liễu: viêm da, mẩn đỏ…

Việc tắm cho trẻ sơ sinh khi bị sốt là một trong những cách giúp trẻ mau hạ thân nhiệt. Khi cơ thể con sạch sẽ, thoải mái thì bệnh tình con sẽ mau khỏi. Từ lợi ích của việc tắm mang lại, khi được hỏi trẻ bị sốt có nên tắm không thì câu trả lời chắc chắn là có.

Những trường hợp không nên tắm cho trẻ bị sốt

  • Khi trẻ vừa tiêm phòng xong.
  • Cơ thể trẻ bị tổn thương, chốc lở.
  • Khi trẻ đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy.
  • Trẻ đang cơn rét run.
  • Khi trẻ vừa ăn no xong.

Tắm bé & câu hỏi thường gặp

Việc tắm thường xuyên cho bé là cần thiết và tuỳ thuộc vào bạn. Một số em bé thích được ngâm mình trong nước. Đa phần các em bé được ngâm mình trong nước ấm đều cảm thấy vui vẻ và thư giãn.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải tắm cho bé hàng ngày. Nếu con bạn là trẻ sơ sinh , tắm hai hoặc ba lần một tuần là đủ để giữ cho con sạch sẽ .

Tuỳ thuộc vào độ cứng của nước nơi bạn sinh sống, quá nhiều nước máy có thể làm khô và làm tổn thương da của bé .

Giữa các lần tắm ba mẹ nên:

Rửa mặt cho bé thường xuyên
Lau sạch bộ phận sinh dục và mông của bé sau mỗi lần thay tã
Lau sạch bụi bẩn trên da của con

Trong những lần đầu tiên bạn tự tắm cho con, nên có một người bên cạnh hỗ trợ bạn. Trong trường hợp bạn quên một số thứ cần cho em bé, người hỗ trợ rất cần thiết.

Xử lý một em bé vặn vẹo, ướt và trơn trượt cần thực hành và sự tự tin. Hãy lựa chọn dịch vụ tắm bé tại nhà để quan sát và được hướng dẫn trước khi thực hành với bé. Khi đã “vào nhịp”, Bạn và bé sẽ quen với giờ tắm và bắt đầu thích thú với việc này. Hầu hết trẻ sơ sinh đều thấy nước ấm làm dịu và tắm có thể giúp trẻ hay quấy khóc thư giãn và bình tĩnh hơn .

Trẻ sơ sinh rất thích tắm. Khi được tắm, tất cả các giác quan của bé được tham gia trong thời gian đặc biệt này, khuyến khích não bộ của bé thực sự tập trung và chú ý. Việc xoa nhẹ da trẻ trong bồn tắm làm chậm lại các chức năng sinh lý: làm chậm nhịp tim, chậm huyết áp, thay đổi sóng não theo hướng thư giãn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên trì hoãn việc tắm lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh đến 24 giờ sau khi sinh. Hoặc đợi ít nhất 6 tiếng sau sinh mới tắm cho trẻ nếu không thể lùi thời gian tắm sau 1 ngày vì lý do văn hóa.

Tùy vào điều kiện thời tiết mà ba mẹ có thể tắm cho bé hàng ngày hoặc 3 lần mỗi tuần. 

Những ngày hè nóng nực, ba mẹ nên tắm hàng ngày để bé ngủ ngon, da sạch mồ hôi không gây hăm tại các vùng có ngấn của bé.

Những ngày đông giá rét ba mẹ có thể giãn thời gian tắm 3 lần một tuần.  Tuy nhiên việc rửa mặt, cổ, tay và khu vực đóng bỉm tã cho bé hàng ngày là cần thiết. Ba mẹ đọc bài hướng dẫn vệ sinh trên, dưới cho bé để xem hướng dẫn cụ thể nhé!

Follow by Email
Pinterest
LinkedIn
Share