Cách tắm cho trẻ sơ sinh khi giao mùa là vấn đề rất nhiều ba mẹ quan tâm. Giao mùa thời tiết thay đổi, bé rất dễ các bệnh lý về hô hấp. Làm sao để tắm cho bé sạch sẽ nhưng cũng bảo vệ được sức khỏe của con. Bluecare sẽ giải đáp cho bạn ở bài viết này nhé!
Contents
Đặc điểm thời tiết khi giao mùa
Việt Nam nằm trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc. Chính vì vậy, Việt nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa bao gồm: Mùa xuân mát mẻ, ấm áp. Mùa hè nóng bức. Mùa thu khô hanh và mùa đông gió rét.
Với đặc điểm khí hậu đa dạng như trên, giao mùa là thời điểm nhiệt độ, độ ẩm thay đổi chênh lệch nhanh, đột ngột,. Nóng – lạnh, nắng – mưa thất thường là điều kiện rất thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan. Thời tiết thay đổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con người, nhất là với các bệnh như cảm, cúm, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu…
Vào thời điểm thời tiết khô hanh, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị khô da, nhất là ở trẻ có cơ địa dị ứng. Nếu không điều trị rất dễ dẫn đến chàm da. Những khi trời se lạnh, trẻ dễ bị cảm, hoặc nhiễm virus hơn. Biểu hiện của tình trạng này là bé hắt hơi, sổ mũi, khò khè, viêm đường hô hấp.
Ba mẹ có nên kiêng tắm cho trẻ khi giao mùa không?
Câu trả lời là không nên. Dù thời tiết thay đổi, việc tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ vẫn nên thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể, ba mẹ có thể dãn cách 2 ngày tắm cho con 1 lần để đảm bảo vệ sinh cho con. Đặc biệt là các vùng nhạy cảm như nách, bẹn, bộ phận sinh dục.
Việc kiêng tắm rửa có thể khiến bé dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng ngoài da, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động. Tắm rửa sạch sẽ giúp bé sạch mồ hôi, thoáng lỗ chân lông, giúp da được thải độc một cách tốt hơn.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh khi giao mùa
Giờ tắm cho trẻ sơ sinh khi giao mùa
Sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày là khá lớn khi giao mùa. Do đó, việc chọn giờ tắm cho con khi thời tiết thay đổi rất quan trọng. Ba mẹ có thể lựa chọn 2 khung giờ sau:
Sáng từ 9h30 đến 10h30
Chiều từ 13h-16h
Ba mẹ tuyệt đối không tắm cho con vào giữa trưa (11h-13h) hoặc tối muộn (sau 18h). Vì thời điểm này có thể làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ốm sốt.
Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh khoảng 2-3 phút và không quá 5-10 phút đối với các bé lớn.
Chuẩn bị trước khi tắm
Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh khi giao mùa
Trước khi tắm cho con, ba mẹ phải đảm bảo phòng tắm kín gió. Nước tắm đảm bảo ấm, khoảng từ 370C-400C. Ba mẹ kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc nhiệt kế để đảm bảo nước không bị lạnh quá, không bị nóng quá.
Dụng cụ phục vụ tắm rửa
Việc chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng phục vụ tắm rửa cho con sẽ giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian. Tránh trường hợp bé bị cảm lạnh do ba mẹ mất thời gian tìm đồ bị thiếu. Các đồ dùng cho bé bao gồm:
Khăn rửa mặt, khăn tắm và khăn bông mềm để lau người cho bé sau khi tắm. Ba mẹ nên lựa chọn các loại khăn bằng vải bông mềm, thấm nước tốt. Đảm bảo cho bé không bị lạnh và thấm sạch nước trên da.
Sữa tắm: Ba mẹ nên chọn loại sữa tắm thảo dược, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Ba mẹ có thể tham khảo bài viết Top 10 loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh bác sĩ da liễu khuyên dùng để có sự lựa chọn tốt nhất cho bé.
Chậu tắm cho bé: 2 cái ( 1 cái to dùng để tắm, 1 chậu nhỏ dùng để tắm tráng lại cho con).
Quần áo, tã, tất tay, tất chân
Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh khi giao mùa:
- Trải khăn bông trên giường. Đặt bé nằm lên. Cởi áo, quần của bé. Lấy khăn chùm giữ ấm cho con.
- Lấy dầu massage, tiến hành massage cho trẻ. Lưu ý, massage đến đâu, tháo khăn để hở phần cơ thể cần massage đến đó. Sau khi massage xong, lấy khăn che phần cơ thể vừa massage để giữ ấm cho con.
- Bế bé đi tắm.
- Trước hết vệ sinh mắt, mặt, tai cho bé bằng khăn xô nhỏ hoặc bông gòn. Đối với mắt, lưu ý vệ sinh từ trong ra ngoài. Bông gòn chỉ sử dụng 1 lần và không sử dụng lại.
- Gội đầu cho bé nhẹ nhàng bằng sữa tắm gội dành cho trẻ sơ sinh. Xả bằng nước ấm sạch và dùng khăn lau khô tóc.
- Tháo tã dán để chuẩn bị tắm cho bé. Lưu ý cần giữ cho bé ở tư thế cao hơn chậu khoảng 20 cm, cao hơn chân khoảng 30 độ. Áp lưng của bé vào tay mẹ. Thả nhẹ nhàng 2 chân của bé xuống trước để con làm quen với nước. Rồi mới thả toàn thân bé ngập nước. Ba mẹ có thể dùng 3 chiếc khăn sữa, thả trên 2 cánh tay và thân trước của con để tạo cảm giác bồng bềnh, thư giãn. Giúp bé không bị chới với khi xuống nước. Dùng sữa tắm cho bé thoa đều lên toàn thân. Tránh để sữa tắm rơi vào mắt trẻ. Vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là các vùng cơ thể có ngấn trên chân, tay, nách, bẹn, bộ phận sinh dục.
- Với những bé chưa rụng rốn, ba mẹ tham khảo cách tắm và chăm sóc bé tại đây.
- Sau khi tắm xong, dùng khăn bông hoặc khăn xô lớn lau khô người cho bé.
- Mặc áo, đeo bỉm, mặc quần, đeo tất tay chân cho bé.
- Ba mẹ có thể thoa tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp lên ngực và lòng bàn chân của con để giữ ấm.
Không nên tắm cho bé vào thời điểm nào?
- Con vừa ăn no: Tắm ngay khi con vừa ăn xong khiến bé dễ bị trào ngược dạ dày. Gội đầu ngay sau khi ăn no dễ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí lên não trẻ.
- Khi bé cảm lạnh, hâm hấp sốt. Tắm sẽ làm lỗ chân lông của bé giãn rộng ra. Không khí lạnh thâm nhập có thể khiến bệnh tình của bé nặng thêm.
- Khi bé có tổn thương da, dễ bị nhiễm trùng và lâu hồi phục.
- Khi bé vừa nôn, trớ. Việc nên làm là lau khô người cho bé, thay quần áo. Đến khi con trở lại bình thường mới cho con đi tắm.
- Khi bé mới đi tiêm phòng về. Đảm bảo tránh cho vết tiêm tiếp xúc với nước. Tốt nhất ba mẹ hãy đợi 1-2 ngày sau mới tắm cho bé.
- Trước giờ đi ngủ ban đêm: Tắm muộn khiến bé dễ bị cảm lạnh. Mặt khác, tắm trước khi đi ngủ khiến bộ não hưng phấn, bé khó đi vào giấc ngủ.
- Bé cáu kỉnh, tâm trạng không tốt. Việc nên làm là ba mẹ hãy giúp bé ổn định tâm lý rồi mới cho bé đi tắm.
- Khi bé vừa ngủ dậy: Thân nhiệt khi ngủ thường hạ thấp hơn bình thường. Tốt nhất ba mẹ hãy đợi đến khi bé tỉnh táo rồi mới cho bé đi tắm.
- Khi bé ra mồ hôi nhiều. Khi bé đang toát mồ hôi, các lỗ chân lông đều mở. Nếu tắm ngay bé rất dễ bị ốm.
Bài viết liên quan:
Tìm hiểu ứng dụng đặt lịch dịch vụ tắm bé tại nhà Bluecare
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Tắm cho trẻ sơ sinh bên cạnh việc cần thực hiện đúng cách, khoa học thì thao tác, kỹ năng rất quan trọng. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến bé bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, viêm da và thậm chí là nhiễm trùng máu.
Vì vậy, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đơn giản là muốn lựa chọn những người có chuyên môn chăm sóc bé. Dịch vụ tắm bé tại nhà là lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của mẹ.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, Bluecare đã xây dựng và phát triển app đặt lịch chăm sóc mẹ và bé nói riêng và chăm sóc sức khỏe y tế cho cả gia đình nói chung đầu tiên tại Việt Nam. Quy trình tắm chuyên nghiệp, chuẩn y khoa. Cán bộ điều dưỡng với trình độ chuyên môn cao, đang công tác tại rất nhiều viện lớn trên cả nước. Bluecare chắc chắn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ.
Chi tiết dịch vụ tắm bé và chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà
Để được tư vấn, biết thêm thông tin, hay các chương trình cũng như mã khuyến mại gần nhất, ba mẹ vui lòng liên hệ số hotline 24/7 0985.76.8181
Để được tư vấn, biết thêm thông tin, hay các chương trình cũng như mã khuyến mại gần nhất, ba mẹ vui lòng liên hệ số hotline 24/7 0985.76.8181
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment