Mẹ cần biết những gì về vàng da sơ sinh? Việc nắm được những thông tin, kiến thức căn bản sẽ giúp mẹ và con sớm đẩy lùi được vàng da ở trẻ.
Contents
20-25% trẻ sinh đủ tháng bị mắc vàng da
Trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh vẫn có thể bị vàng da. Đây được coi là một hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ, và thường tự hết trong vòng 7 ngày.
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị vàng da sơ sinh
Có tới 75-80% trẻ sinh thiếu tháng bị vàng da. Nếu bé sinh non chỉ bị vàng da sinh lý, hiện tượng này sẽ tự hết trong vòng 15 ngày mà không để lại di chứng nào.
Sẽ rất nguy hiểm nếu vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời
Vàng da được coi là sinh lý khi xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Mức độ vàng da nhẹ, chỉ vàng ở vùng mặt, cổ, ngực và bụng phía trên rốn. Mặt khác, trẻ không có các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, lừ đừ, bỏ bú v.v
Trẻ bị vàng da nặng là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Vàng da bệnh lý ở trẻ thường xuất hiện ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Biến chứng nguy hiểm nhất của vàng da bệnh lý nếu không được can thiệp kịp thời là vàng da nhân não. Biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấp vào não làm cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời.
Để có thể biết được liệu con bạn có bị vàng da bệnh lý hay không? Bạn có thể tìm đọc bài viết Bluecare đã giúp ba mẹ phân biệt rất rõ giữa 2 loại vàng da này tại đây
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da
Khi trẻ được sinh ra các tế bào hồng cầu cũ dần dần bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Bilirubin được hình thành do quá trình phá vỡ hồng cầu cũ. Ở điều kiện bình thường gan sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa Bilirubin và bài tiết ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Ở trẻ sơ sinh tốc độ phá hủy hồng cầu và giải phóng ra Bilirubin lớn hơn người lớn, trong khi khả năng chuyển hóa của gan chưa hoàn thiện nên Bilirubin bị tích tụ trong máu và trong mô tế bào làm cho da và mắt của trẻ có màu vàng.
Các yếu tố nguy cơ gây vàng da có thể kể đến như:
- Trẻ sinh non, thiếu tháng
- Trẻ không bú sữa mẹ hoặc bú sữa mẹ không đủ no
- Trẻ sơ sinh có nhóm máu không tương thích với nhóm máu của mẹ
- Trẻ thiếu men G6DP
- Trẻ bị ứ tắc mật
Để có thể tìm hiểu rõ những nguyên nhân trên gây ra vàng da cho bé như thế nào. Ba mẹ có thể xem thêm bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm : Tổng hợp chi tiết các nguyên nhân vàng da sơ sinh
Da con đỏ hồng vẫn có thể bị vàng da sơ sinh
Da của trẻ mới sinh thường có màu đỏ hồng. Điều này khiến việc xác định con có bị vàng da hay không trở nên khó khăn nếu cha mẹ không biết cách.
Các xác định xem con có bị vàng da hay như sau:
- Dùng ngón tay ấn nhẹ lên phần da của bé khoảng 5 giây rồi nhấc lên.
- Quan sát màu da chỗ có dấu ngón tay. Nếu trẻ bị vàng da, vùng da ở dấu ngón tay sẽ có màu vàng rất rõ.
- Mẹ nên quan sát con dưới ánh sáng ban ngày.
Thông thường, vàng da bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau sinh, ban đâu xuất hiện ở vùng mặt và mắt của bé trước sau đó sẽ lan xuống phần ức, bụng, cẳng chân và cánh tay.
Có 2 phương pháp đánh giá mức độ vàng da ở trẻ
Hiện nay khi trẻ bị vàng da có thể thực hiện đo lồng độ bilirubin bằng 1 trong 2 phương pháp sau để đánh giá mức độ vàng da của bé:
- Xét nghiệm máu để định lượng bilirubin.
- Xét nghiệm định lượng bilirubin trong máu bằng máy đo bilirubin qua da (Bili check).
Phương pháp hiệu quả nhất để chữa vàng da sơ sinh là chiếu đèn
Nếu bé sơ sinh bị vàng da ở mức độ nhẹ thường sẽ tự hết trong vòng 7 ngày đối với trẻ sinh đủ tháng và 14 ngày đối với trẻ sinh non mà không cần can thiệp ngoại trừ việc tích cực cho bé bú để tăng tốc độ đào thải bilirubin.
Chiếu đèn: Là phương pháp điều trị vàng da đơn giản, an toàn, hiệu quả và kính tế nhất. Bạn có thể thuê dịch vụ chiếu đèn điều trị vàng da tại nhà. Bé được gần mẹ, được ăn khi đói. Hiệu quả điều trị cao.
Xem thêm về Phương pháp chiếu đèn điều trị vàng da
Tại sao phương pháp chiếu đèn giúp điều trị vàng da? Khi nào có chỉ định chiếu đèn?
Khi bilirubin tăng đến ngưỡng phải điều trị (ngưỡng này thay đổi theo ngày tuổi, cân nặng và tình trạng của bé), bác sĩ sẽ cho bé chiếu đèn đặc biệt để điều trị vàng da. Dưới tác dụng của ánh sáng đèn, bilirubin sẽ chuyển dạng, từ dạng không hòa tan trong nước thành dạng có thể hòa tan trong nước và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu). Để chiếu đèn hiệu quả, ánh đèn cần chiếu trực tiếp trên da: trẻ được cởi hết quần áo, chỉ mặc tã và che mắt.
Chiếu đèn điều trị vàng da có hại không?
Cho đến nay, chiếu đèn vẫn là biện pháp khá an toàn chấp nhận được so với nguy cơ tổn thương não và để lại di chứng não suốt đời nếu không điều trị vàng da, vì không còn biện pháp nào hiệu quả mà an toàn hơn. Chiếu đèn có thể có một số tác dụng phụ thoáng qua như: mất nước, tiêu lỏng, tăng hoặc hạ thân nhiệt, sạm da (da đồng), tổn thương võng mạc nếu không che mắt, tăng nhẹ nguy cơ một số co giật ở trẻ em.
Tuy nhiên, có thể hạn chế những tác dụng phụ này bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc truyền dịch khi bé ăn không đủ để tránh mất nước, che mắt cẩn thận khi chiếu đèn, lựa chọn đèn có ánh sáng và cường độ phù hợp như nguồn đèn LED ánh sáng xanh vốn ít tạo ra oxy hóa quang học.
Tắm nắng không giúp điều trị vàng da bệnh lý
Hiện có rất nhiều tranh cãi về vấn đề tắm nắng có giúp điều trị vàng da hay không. Có rất nhiều bác sĩ khuyên mẹ nên cho con tắm nắng khi vàng da. Điều này chỉ áp dụng đối với các em bé bị vàng da sinh lý. Ngay cả khi bé không bị vàng da, việc tắm nắng thường xuyên rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời không thể điều trị các trường hợp vàng da bệnh lý. Do đó, khi thấy trẻ vàng da thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị. Đây là một điều rất quan trọng mà mẹ cần biết về vàng da sơ sinh.
Đọc thêm: Tắm nắng chữa vàng da cho trẻ: Sai lầm nguy hiểm
Chắc hẳn 8 điều mẹ cần biết về vàng da sơ sinh trên đây hữu ích với mẹ. Mẹ nhớ tham gia cộng đồng facebook chăm sóc bé sơ sinh và trẻ nhỏ của chúng mình tại đây nhé!
Có thể mẹ quan tâm:
Tất tần tật về vàng da ở trẻ sơ sinh (bài đầy đủ nhất)
Chữa vàng da sơ sinh – mẹ hỏi bác sĩ trả lời
Bệnh vàng da sơ sinh – mẹ hỏi bác sĩ trả lời
Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài – điều trị thế nào?
Trẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không?
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment