Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Vưu Khánh Linh – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Khi bé sơ sinh vừa chào đời, bé sẽ được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng sức khỏe bình thường. Các nữ hộ sinh sẽ sử dụng bảng điểm Apgar để đánh giá trẻ sau 1 phút và 5 phút đầu đời. Các điểm số này sẽ được ghi chép vào bệnh án.
Ngoài ra, bé sẽ được kiểm tra các chỉ số sức khỏe khác, bao gồm:
Contents
1. Cân nặng của bé
Sau khi được đánh giá Apgar, bé được cân trọng lượng. Đây là chỉ số bạn thường được hỏi khi kể với gia đình và bạn bè về bé. Trẻ sơ sinh thông thường từ 2.5 – 4.5 kg. Bé sơ sinh cũng được đo chiều dài (khoảng 50cm) và vòng đầu.
Click vào ảnh để xem chi tiết
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦU, TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.
2. Kiểm tra đặc điểm bên ngoài
Sau khi cân bé, nữ hộ sinh sẽ đánh giá thêm một số đặc điểm bên ngoài. Kiểm tra đầu bé xem có bướu huyết thanh, kiểm tra môi và hầu (tật sứt môi – chẻ vòm hầu), đếm ngón tay, ngón chân, kiểm tra tật dính ngón, cột sống của bé (tật chẻ đôi đốt sống), thân nhiệt của bé, bé có đi phân su hay có tiểu chưa, cơ quan sinh dục ngoài cũng như một vài bất thường khác.
3. Các kiểm tra khác
Em bé sẽ được kiểm tra lần kế tiếp sau vài ngày như mắt, tai, tim, hông, các phản xạ nguyên phát và các cơ quan bên trong cơ thể. Trước khi bạn xuất viện về nhà, các nữ hộ sinh và bác sĩ nhi khoa sẽ tiến hành thăm khám đầy đủ cho bé.
4. Sàng lọc sơ sinh
Hiện nay bệnh tại một số bệnh viện có triển khai sàng lọc sơ sinh các bệnh chuyển hóa bẩm sinh (Thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh và một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác) qua giọt máu gót chân, kiểm tra thính lực…
5. Tiêm Vitamin K
Vitamin K deficiency Bleeding (VKDB) – Chảy máu do thiếu Vitamin K.
Có 2 loại VKDB: Xuất huyết sớm trong tuần lễ đầu tiên và xuất huyết muộn khi bé từ 1-12 tuần tuổi. Các triệu chứng có thể xuất hiện như các vết bầm không rõ nguyên nhân, chảy máu mũi, chảy máu quanh chân rốn, nặng hơn là xuất huyết não. Vàng da tồn tại trên 2-3 tuần có thể là dấu hiệu của bệnh lý gan, hoặc cũng có thể do xuất huyết nội tạng.
Vitamin K có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp tạo thành phức hợp Prothrombin cần cho tạo cục máu đông, tránh xuất hiện chảy máu. Trẻ sinh ra được nuôi bằng sữa mẹ, một chất dinh dưỡng quý giá nhưng hàm lượng vitamin K ở sữa mẹ thấp (2-5mcg/lít). Lượng dự trữ vitamin K ở trẻ mới sinh cũng rất thấp vì vitamin K tự nhiên khó qua nhau thai. Hệ vi khuẩn ở ruột của trẻ chưa phát triển nên chưa tổng hợp được vitamin K dẫn đến việc thiếu vitamin K ở trẻ. Vì thế trẻ dễ bị xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não – màng não thường để lại những di chứng nặng nề.
Tiêm vitamin K cho trẻ mới sinh là một biện pháp dự phòng chủ động, tránh hiện tượng xuất huyết não – màng não hay gặp ở trẻ lúc khoảng 1 tháng tuổi. Vitamin K chỉ cần một liều nhỏ cũng giúp cho quá trình đông cầm máu của bé hiệu quả.
6. Tiêm phòng sau sinh
Trẻ sẽ được kiểm tra và tư vấn về tiêm ngừa các bệnh thường gặp:
Vắc-xin BCG: Đây là vắc-xin phòng bệnh lao và cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi trẻ được sinh ra.
Vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh: Vắc-xin viêm gan B được sử dụng để phòng bệnh viêm gan B và cũng cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh.
Sau khi xuất viện, trẻ sẽ được phát sổ tiêm ngừa và hướng dẫn chủng ngừa theo lịch.
Bs. Anh Nguyen
Xem thêm:
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment