Dự phòng và chăm sóc loét ép

Loét ép là loại loét gây hoại tử do kém dinh dưỡng ở một vùng cơ thể bị tì đè kéo dài. Khi một vùng da nào đó của cơ thể bị tì đè vào vật cứng kéo dài làm tuần hoàn khó lưu thông. Máu động mạch không đến được gây thiếu dinh dưỡng, máu tĩnh mạch ứ lại gây xưng huyết, phù nề, da tại chỗ bầm tím và sau cùng gây nên hoại tử. Người bệnh nằm lâu, mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, vải trải giường không phẳng, giường cũng không có đệm…tạo điều kiện gây nên loét ép.

Contents

Mục đích của dự phòng và chăm soc loét.

  • Phát hiện sớm các dấu hiệu của loét ép.
  • Theo dõi, chăm sóc và điều trị loét ép.

Nguyên nhân và các vị trí dễ bị loét ép.

Người bệnh bị các bệnh lý sau đây dễ bị loét ép do tì đè kéo dài ở một tư thế:

  • Người bệnh bị liệt hoặc hôn mê, nằm tại chô lâu.
  • Sau những phẫu thuật lớn.
  • Đang trong giai đoạn cố định bột.
  • Người bệnh gầy yếu, thiếu dinh dưỡng, người béo phì gãy cổ xương đùi.

Các vị trí dễ loét

Trường hợp người bệnh nằm ngửa kéo dài:

Chăm sóc loét do tì đè
Hình 1: Các vị trí ở người nằm ngửa kéo dài

Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhàchăm sóc người cao tuổi tại nhà,  chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện  tập phục hồi chức năng vật lý trị liệuchâm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sốngthay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãiđặt sonde dạ dàysonde tiểutắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181.

  • Vùng xương cùng dễ bị gây loét éo sớm nhất
  • Vùng chẩm
  • Vùng xương bả vai
  • Khuỷu tay
  • Gót chân

Trường hợp người bệnh nằm sắp kéo dài:

nằm sấp kéo dài
Hình 2: Các vị trí loét ép ở người nằm sấp kéo dài
  • Vùng xương ức
  • Vùng xương sườn
  • Vùng hông
  • Đầu gối( xương bánh chè)
  • Mu chân

Trường hợp người bệnh nằm nghiêng kéo dài:

nằm nghiêng kéo dài
Hình 3: Người bệnh nằm nghiêng kéo dài
  • Mắt cá chân ngoài, một bên ngoài lồng ngực
  • Phía ngoài đầu gối bên nghiêng, và mặt trong đầu gối bên kia
  • Vùng mấu chuyển lơn xương đùi
  • Vùng xương bả vai bên nghiêng

Trường hợp người bệnh bị suy hô hấp phải nằm tư thế Fowler kéo dài

tư thế Fowler
Hình 4: Người bệnh bị suy hô hấp phải nằm tư thế Fowler kéo dài
  • Vùng xương bả vai
  • Vùng thắt lưng
  • Vùng gót chân

Nguyên tắc dự phòng và dấu hiệu triệu chứng loét ép.

Nguyên tắc dự phòng

  • Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh
  • Giữ gìn da khô sạch tốt nhất là nên sử dụng găng tay tắm khô để vệ sinh cho người bệnh vì trong loại găng tay này có thành phần chống nhiễm khuẩn rất tốt cho dự phòng loét ép, xoa bóp vùng tỳ đè và dinh dưỡng tốt
  • Sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng loét: đệm nước, đệm mút, vòng cao su,…

Dấu hiệu, triệu chứng của loét.

Các giai đoạn loét ép
Hình 5: Các giai đoạn loét ép
  •  Những vị trí tì đè người bệnh có cảm giác đau hoặc mất cảm giác.
  • Lúc đầu có một vùng da đỏ lên do xung huyết
  • Da vùng tì đè có nốt phỏng.
  • Nốt phỏng vỡ thành vết trợt biểu bì
  • Dưới vết trợt có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt thâm rồi đen lại.
  • Cảm giác tại chỗ giảm
  • Sờ vào thấy lạnh
  • Cuối cùng để lại một vết loét sâu bờ nham nhở màu đen rất khó điều trị
  • Có thể bị bội nhiễm.

Những điểm chú ý:

  • Nên phòng loét ép hơn là điều trị loét ép. Đối với người bệnh được tiên lượng nằm tại chỗ lâu, điều dưỡng chủ động cho người bệnh nằm đệm nước.
  • Những người bệnh dễ bị loét ép phải được nằm trên mặt phẳng êm và thay đổi tư thế, xoa bóp thường xuyên.
  • Đặc biệt theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu loét ép.
  • giữ cho người bệnh được sạch sẽ và khô ráo ngay mỗi khi bẩn, ẩm ướt.
  • Dinh dưỡng người bệnh: Khẩu phần ăn cần nhiều chất đạm và vitamin.
  • Nên thay đổi vị trí các vùng, để lâu cũng gây loét ép.

Xem thêm:

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*