Chảy máu kéo dài sau đẻ: Những điều cần biết

Băng huyết sau sinh là một tai biến sản khoa thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở sản phụ sau sinh. Đây là hiện tượng chảy máu kéo dài sau sinh cần được xem xét cẩn trọng và xử trí kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

1. Định nghĩa chảy máu sau sinh đẻ
Hiện tượng chảy máu (băng huyết sau sinh) qua ngã âm đạo với lượng máu vượt quá 500ml sau khi sản phụ sinh con được gọi là chảy máu sau sinh đẻ. Đây là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cho người mẹ.

Theo đó, cần phân biệt hiện tượng chảy máu kéo dài sau sinh với sản dịch vì thông thường sau khi sinh, sản phụ sẽ có hiện tượng mất máu nhưng với lượng ít và sau đó ngưng hẳn, chỉ còn lại sản dịch chảy ra ngoài âm đạo với lượng ngày càng ít lại. Bác sĩ cần đánh giá lượng máu sản phụ mất sau sinh, nếu mất máu trên 300ml thì bắt đầu gây nguy hiểm cho sản phụ.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️ 👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

2. Nguyên nhân gây chảy máu kéo dài sau đẻ và dấu hiệu nhận biết

2.1 Chảy máu sau sinh do bệnh lý đờ tử cung
Tử cung của sản phụ không co lại sau khi thai nhi và nhau thai đã được tống ra. Đờ tử cung gây chảy máu sau khi sổ nhau thai, tử cung giãn to, mềm nhão, co hồi kém hoặc không co hồi, không có khối an toàn.

2.2. Chấn thương đường sinh dục
Người mẹ bị chấn thương ở đường sinh dục, đặc biệt là vỡ tử cung, rách âm hộ, âm đạo, rách tầng sinh môn, cổ tử cung… Thăm khám thấy tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy ra ngoài âm hộ, máu có màu đỏ tươi, chảy rỉ rả hay chảy liên tục thành dòng, phát hiện thấy vết rách và máu tụ lại ở đường sinh dục.

2.3. Bất thường trong quá trình bong nhau, sổ nhau
Sản phụ có sự bất thường về quá trình bong nhau thai, sổ nhau thai: Sót nhau thai, sót màng nhau thai. Triệu chứng nhận biết là chảy máu âm đạo sau khi sổ nhau thai, tử cung có thể co hồi kém, máu chảy rỉ rả, có thể ít hoặc nhiều, máu có màu đỏ tươi lẫn máu cục. Có thể phát hiện sớm tình trạng sót nhau thai khi kiểm tra bánh nhau và màng nhau. Nếu phát hiện muộn, sản phụ bị mất máu nhiều có thể qua sốc.

2.4. Nhau không bong
Nhau không bong xảy ra trong vòng 30 phút sau khi sổ thai nhi. Trường hợp nhau thai cài răng lược bán phần: Sau khi thai nhi sổ 30 phút, nhau thai không bong và chảy máu nhiều/ít tùy theo diện tích nhau thai bong rộng hay hẹp. Trường hợp nhau cài răng lược toàn phần khá ít gặp và không gây chảy máu.

2.5. Sản phụ bị rối loạn đông máu
Ngoài dấu hiệu chảy máu kéo dài sau sinh và các chỉ số đông máu bất thường, sản phụ còn có thể có biểu hiện vật vã, hốt hoảng hoặc lơ mơ, da niêm mạc nhợt nhạt, chân tay lạnh. Khi sản phụ bị mất nhiều máu sẽ dẫn đến mạch nhanh, huyết áp giảm. Để ngăn ngừa băng huyết sau sinh, trước khi chuyển dạ sản phụ phải được đánh giá tình trạng đông máu một cách cẩn thận.

2.6. Sản phụ nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh
Sinh đôi
Thai to
Đa ối
Sinh đẻ nhiều lần
Chuyển dạ kéo dài
Tiền sử băng huyết lần sinh trước

3. Xử trí chảy máu kéo dài sau sinh
Mỗi nguyên nhân gây băng huyết sau sinh sẽ có cách xử trí khác nhau:

3.1. Đờ tử cung
Áp dụng các biện pháp cầm máu như: Xoa bóp tử cung, chẹn động mạch chủ bụng, chẹn tử cung qua thành bụng, ép ngoài tử cung bằng 2 tay hoặc ép trong và ngoài tử cung.
Đặt thông tiểu.
Kiểm soát tử cung để lấy hết nhau thai còn sót và máu cục.
Tiêm bắp thuốc oxytocin (5 – 10 đơn vị), có thể tiêm nhắc lại 2 lần.
Nếu tử cung không co, tiêm Ergometrin 0,2mg 1 ống vào bắp hoặc sử dụng thuốc Misoprostol 200mcg 1-4 viên ngậm dưới lưỡi.
Truyền dịch chống sốc.
Kháng sinh toàn thân.
Nếu xử trí chảy máu kéo dài sau sinh không hiệu quả phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung bán phần (sản phụ đã có đủ số con). Kết hợp vừa phẫu thuật vừa hồi sức, truyền máu.

3.2. Chấn thương đường sinh dục
Cầm máu tạm thời bằng kẹp mạch nơi chảy máu hoặc chèn chặt trong âm đạo.
Cho kháng sinh ngừa nhiễm khuẩn.
May lại tầng sinh môn hoặc các vết rách ở đường sinh dục bằng chỉ tự tiêu, mũi rời ở cổ tử cung, túi cùng, âm đạo âm hộ. Đặc biệt, cần may nhiều lớp ở vị trí rách tầng sinh môn.
Tùy theo vị trí, kích thước và sự tiến triển của khối máu tụ để xử trí thích hợp.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

3.3. Bất thường trong quá trình bong nhau, sổ nhau
Truyền dịch bằng đường tĩnh mạch.
Dùng thuốc giảm đau (có thể dung morphin 10mg với 1 ống tiêm bắp) và tiến hành kiểm soát tử cung.
Tiêm bắp 5-10 đơn vị Oxytocin hoặc Ergometrin 0,2mg.
Sử dụng kháng sinh toàn thân.
Theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu và sự co hồi tử cung.
Nếu còn ra máu cho thêm Oxytocin tiêm bắp/truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 ống Carbetocin 100mcg hoặc Prostodin.

Không có mô tả ảnh.

3.4. Nhau không bong
Tiến hành bóc nhau thai và kiểm soát tử cung
Tiêm bắp Oxytocin 10 đơn vị.
Xoa bóp tử cung, hồi sức chống sốc, truyền máu, phẫu thuật và cho kháng sinh.
Nếu nhau cài răng lược bán phần chảy máu hoặc nhau cài răng lược toàn phần thì phải cắt bỏ tử cung.

3.5. Rối loạn đông máu
Điều trị nội khoa chủ yếu bằng cách truyền máu tươi và điều trị nguyên nhân. Theo dõi sát sao sinh hiệu để cấp cứu kịp thời.

4.Phòng ngừa xuất huyết sau khi sinh
Để phòng ngừa sản phụ bị băng huyết sau sinh, nhân viên y tế phải đỡ đẻ đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng, tránh gây chấn thương đường sinh dục, đồng thời thực hiện các phương pháp sau đây:

Khi có tổn thương đường sinh dục, cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Theo dõi sản phụ 6 giờ đầu sau khi sinh đẻ, đặc biệt 2 giờ đầu để phát hiện sớm tình trạng chảy máu kéo dài sau đẻ hoặc xuất huyết bất thường.
Tất cả sản phụ trước khi sinh phải được đánh giá tình trạng đông máu một cách cẩn thận.
Băng huyết sau sinh được xác định là mất máu tích lũy 1.000 mL hoặc mất máu do các dấu hiệu hoặc triệu chứng giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người mẹ trên thế giới. Vì thế, người mẹ sau khi sinh cần được theo dõi và cấp cứu kịp thời khi có hiện tượng băng huyết sau sinh nhằm đảm bảo sự an toàn cho mẹ, tránh biến hậu quả xấu không đáng có.

Vinmec health care system

Xem thêm:

Bí quyết chăm sóc tốt nhất cho sản phụ sau sinh mổ

Chăm sóc vết mổ sau sinh: Có nên dùng thuốc giảm đau?

Những điều cần biết về chăm sóc sản phụ sau sinh

Gây tê tủy sống và tất tần tật tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ sau sinh

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh

Dự phòng sưng núm vú ở các bà mẹ sau sinh

Mẹ bầu có biết sau sinh bao lâu thì hết sản dịch hoàn toàn

Bí Quyết Để Mẹ Có Nhiều Sữa Sau Sinh

3 CÁCH ĐÁNH BAY VẾT RẠN DA CHO MẸ SAU SINH

HẬU QUẢ CỦA VIỆC NẰM THAN KIÊNG TẮM SAU SINH

Hướng dẫn chăm sóc cơ thể mẹ sau sinh

ĐỂ PHỤC HỒI NHANH CHÓNG SAU SINH MỔ

Chăm sóc trẻ khi mẹ đi làm trở lại sau sinh

 

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*