15 câu hỏi thường gặp khi tắm cho trẻ sơ sinh

Cách-tắm-cho-trẻ-sơ-sinh–15-câu-hỏi-thường-gặp


Cách tắm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng. Đòi hỏi bạn phải có những hiểu biết đầy đủ về vệ sinh cho bé đúng cách. Đảm bảo các nguyên tắc an toàn, kỹ thuật tắm đầy đủ các bước, trình tự tắm gội khoa học, hợp lý.

Bluecare xin giới thiệu với ba mẹ bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Việt Cường – Nguyên Phó Phòng Đào Tạo và công nghệ Bộ Y Tế. Trong bài viết này, Ths, Bs Cường sẽ giải đáp 15 câu hỏi về cách tắm cho trẻ sơ sinh mà nhiều ba mẹ quan tâm nhất.

Contents

Ba mẹ nên tắm cho bé bao nhiêu lần trong tuần?

Suốt 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ, bé được bơi trong túi ối. Chính vì vậy, thường thì các bé sơ sinh rất thích tắm và thư giãn trong chậu bơi. Tuy trẻ sơ sinh khá sạch sẽ, ít mồ hôi nhưng mẹ vẫn nên tắm hàng ngày cho con. Việc tắm rửa hàng ngày sẽ giúp bé ăn ngon, ngủ sâu hơn. Giúp bé có được cảm giác thân thuộc như khi ở trong bụng mẹ. Rất tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé.

Giờ tắm cho trẻ sơ sinh trong ngày tốt nhất khi nào?

Việc lựa chọn thời điểm tắm thích hợp cho con trong ngày phụ thuộc vào thời tiết, mùa, sức khoẻ và tình trạng của bé, phương pháp nuôi dạy con…. Tuy vậy, ba mẹ nên tắm cho con vào thời gian ấm áp nhất trong ngày. Thường là khoảng từ 10 -11 giờ sáng hoặc từ 3-4 giờ chiều. Đối với các mẹ theo phương pháp EASY. Ba mẹ nên căn cứ vào lịch sinh hoạt thực tế của bé để đưa ra thời gian tắm phù hợp. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tắm vào cuối giờ chiều, ba mẹ cũng cần linh hoạt khi áp dụng. Chúng ta vẫn phải dựa trên tình hình sức khoẻ của bé để điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tắm cho bé những lúc quá đói hoặc vừa ăn xong. Nếu tắm lúc này những cử động dễ làm trẻ bị trớ sữa và khó chịu.

Tham khảo thêm: Giờ tắm cho trẻ sơ sinh theo từng mùa tốt nhất

Tại sao nhiều trẻ sơ sinh quấy khóc khi tắm?

Trẻ sơ sinh thường rất thích hoạt động tắm gội. Nếu bé bỗng dưng có biểu hiện quấy khóc khi tắm, chứng tỏ bạn đã mắc sai lầm nào đó trong cách tắm cho em bé sơ sinh nhà mình.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chẳng hạn như :

  • Bé có bị quá mệt không
  • Nhiệt độ của nước/ phòng tắm quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không gian tắm có tạo cảm giác an toàn cho bé,
  • Thao tác của ba mẹ có khiến bé thấy bất an
  • v.v

Bạn cần phải dùng phương pháp loại trừ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng sợ tắm ở bé.

Đọc ngay: Trẻ sơ sinh quấy khóc sợ tắm – Nguyên nhân và cách khắc phục  

Tắm cho bé trong bao lâu?

Ba mẹ không nên cho bé tắm quá lâu. Thời gian phù hợp chỉ nên cho bé tắm trong vòng 10 phút. Đối với các em bé dưới 3 tháng tuổi, không nên tắm quá 4-5 phút. Việc tắm quá lâu sẽ làm bé dễ bị khô da, bong tróc. Ảnh hưởng đến tự tiết bã nhờn ở trẻ.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn ?

Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, ba mẹ cần hết sức thận trọng khi tắm cũng như vệ sinh rốn cho bé. Bởi đây là bộ phận khá nhạy cảm, dễ nhiễm trùng và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, ba mẹ có thể ngâm cả người bé trong chậu tắm. Tuy nhiên sau khi tắm, ba mẹ cần phải dùng bông sạch hút khô phần nước bám trên rốn con. Bôi dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ hoặc betadine bằng bông y tế hoặc gạc sạch. Đảm bảo rốn con đã khô, thoáng, và vệ sinh sạch sẽ trước khi mặc quần áo.

Ba mẹ lưu ý không tự ý bôi bất kỳ loại kem dưỡng da, các loại thuốc dân gian lên rốn trẻ mà không có sự tham vấn của bác sĩ.

Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn chuẩn y khoa

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn?

Gốc rốn của trẻ sơ sinh sẽ khô, chuyển thành màu đen và rụng đi từ 5-15 ngày sau khi em bé được sinh ra. Rốn của bé thường mất khoảng 7-10 ngày để lành lại hoàn toàn kể từ ngày dây rốn rụng. Khi bé đã rụng rốn, ba mẹ vẫn cần giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô ráo. Chính vì vậy, sau khi tắm cho bé, ba mẹ vẫn cần phải dùng khăn hoặc bông hút khô phần nước bám trên rốn con.

Tham khảo: Bé sơ sinh bị nhiễm trùng rốn do mẹ tắm và vệ sinh cho bé không đúng cách

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào là phù hợp?

Da là bộ phận quan trọng, có vai trò bảo vệ cơ thể, trao đổi nhiệt và là cơ quan xúc giác của con người. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu. Chính vì vậy, làn da của bé vô cùng mỏng manh và dễ tổn thương. Nếu tiếp xúc với nước quá nóng, hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Cụ thể, nếu nước tắm quá nóng, sẽ khiến cấu trúc da của bé thay đổi, gây khô da hoặc nghiêm trọng hơn có thể khiến da bị tổn thương. Nếu tiếp xúc với nước quá lạnh, trẻ dễ gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp. Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm cho con. 35-37 độ C là nhiệt độ được khuyến nghị phù hợp cho bé.

Ba mẹ nên đọc bài viết Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn để có cái nhìn chi tiết và đầy đủ hơn về vấn đề này nhé!

Có nên kiêng tắm khi trẻ bị mắc các bệnh ngoài da?

Nên hay không nên tắm khi con bị ốm là câu hỏi làm đau đầu rất nhiều bậc phụ huynh. Khi con ốm, đặc biệt là khi mắc các bệnh phát ban trên da như sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng… Cơ thể bé cần nhiều năng lượng để giải phóng, chống lại bệnh tật và các yếu tố nhiễm khuẩn. Ba mẹ kiêng tắm cho trẻ là một quan niệm sai lầm và phản khoa học. Việc kiêng tắm có thể khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng cơ hội. Vì thế, Ba mẹ vẫn nên duy trì việc tắm rửa cho con hàng ngày, ngay cả khi trẻ bị ốm.

Vệ sinh các vùng cơ thể đặc biệt cho trẻ sơ sinh đúng cách?

Các vùng cơ thể của bé cần chăm sóc đặc biệt như: vùng kín, rốn, mắt, mũi, tai, móng tay, lưỡi… Vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh là công việc cần thiết, diễn ra hằng ngày nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết. Một cơ thể sạch sẽ sẽ giúp cho bé tránh xa được các vi khuẩn có hại và tăng cường sức đề kháng. Ba mẹ hãy đọc ngay bài viết Cách vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn để biết chi tiết các bước vệ sinh cho từng bộ phận của bé!

Có nên cho bé ăn ngay sau khi tắm không?

Nhiều bà mẹ có thói quen cho bé ăn ngay sau khi tắm. Đây là một việc làm hoàn toàn không nên. Do sau khi tắm, các mạch máu ngoại biên của con sẽ giãn ra. Việc cung cấp máu trong cơ thể trẻ bị giảm. Nếu cho bé ăn ngay sau khi tắm, máu được chuyển đến dường tiêu hoá của bé. Ngay lập tức, sẽ dẫn đến nhiệt độ trong cơ thể trẻ giảm. Bé sẽ cảm thấy lạnh.

Lợi ích của việc tắm cho bé?

Ngoài tác dụng giúp cơ thể bé sạch sẽ, thơm tho. Việc tắm cho trẻ sơ sinh còn mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp bé thư giãn, và ngủ ngon hơn
  • Duy trì bản năng bơi lội
  • Gắn kết tình cảm cha mẹ và em bé.
  • Phát hiện sớm các bệnh ngoài da.

Có nên tắm khi trẻ sơ sinh đang ngủ say?

Khi mẹ đánh thức bé dậy khi bé đang ngủ say, cơ thể của bé lúc này khá yếu. Đây không phải là khoảng thời gian thích hợp để tắm ngay cho trẻ. Bởi việc tắm rửa ngay sau khi thức dậy sẽ làm giảm thân nhiệt của bé rất nhanh. Cơ thể của trẻ khó có thể thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ, dẫn đến việc trẻ dễ bị ốm.

Sau tiêm phòng bao lâu mới được tắm cho trẻ sơ sinh?

Các vết tiêm trên da bé là vết thương hở, có nguy cơ bị viêm nhiễm. Do đó, ba mẹ nên đợi ít nhất 24 tiếng rồi mới tắm cho con.

Xem thêm: Những tác dụng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa tắm cho trẻ sơ sinh nên chọn loại nào?

Ba mẹ nên lựa chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh theo 4 tiêu chí sau:

  • Sữa tắm cho bé sơ sinh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Nên lựa chọn sữa tắm không màu
  • Tránh xa các sản phẩm sữa tắm có chứa nhiều chất tạo bọt
  • Lưu ý lựa chọn các loại sữa tắm gội không chứa chất paraben

Có thể mẹ quan tâm: Sữa tắm cho trẻ sơ sinh – Top 10 loại bác sĩ da liễu khuyên dùng

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Việt Cường

Nguyên Phó Phòng Đào Tạo và Công Nghệ – Bộ Y Tế

Ba mẹ có nên sử dụng dịch vụ tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà?

Câu trả lời ra nên, đặc biệt là 1 tháng đầu sau sinh. Lúc này, cơ thể người mẹ chưa phục hồi hoàn toàn. Đặc biệt là đối với các mẹ sinh mổ hoặc mất máu nhiều trong quá trình sinh nở. Mẹ cần ít nhất 1 tháng để phục hồi lượng máu đã mất. Vì vậy, để tránh các rủi ro choáng, ngất khi bế con, mẹ nên lựa chọn các hình thức thuê tắm bé tại nhà.

Với sự phát triển của công nghệ, Bluecare đã phát triển ứng dụng đặt lịch cung cấp dịch vụ tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà. Giúp cha mẹ giải toả những mối lo lắng về việc chăm sóc mẹ sau sinh và bé yêu.

Tải-ứng-dụng-đặt-lịch-tắm-bé-tại-nhà-bluecare

Mẹ chỉ cần lên App Store hoặc Google Play tải ứng dụng đặt lịch chăm sóc sức khỏe mẹ và bé Bluecare. 

  • Mẹ thích đặt bao nhiêu buổi cũng được, vào bất kỳ thời gian nào mẹ muốn.
  • Hợp đồng điện tử ngay trên app
  • Mẹ được xem chi tiết hồ sơ, bằng cấp của các cô tắm bé.
  • Mẹ có thể đọc feedback, xem đánh giá của những mẹ đi trước về điều dưỡng chăm sóc bé nhà mình.
  • Mẹ có thể lựa chọn bất cứ hình thức thanh toán nào. Bluecare rất linh hoạt khi cho phép mẹ có thể thanh toán từng buổi, hay cho đến khi kết thúc liệu trình bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Tại sao ba mẹ nên chọn dịch vụ tắm bé của Bluecare thay vì các trung tâm truyền thống?

Về đội ngũ chuyên môn:

  • Đội ngũ của Bluecare đều tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh được đào tạo bài bản chính quy. Đã và đang làm việc tại các bệnh viện lớn, đầu ngành.
  • Các cô tắm bé đều là những người yêu trẻ, giàu y đức, giàu kinh nghiệm.
  • Quy trình tắm cho bé chuẩn y khoa.

Quy-trình-tắm-và-massage-bé-sơ-sinh-tại-nhà-ứng-dụng-đặt-lịch-tắm-bé-Bluecare

Về dịch vụ cung cấp:

Bluecare là đơn vị DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM cung cấp 3 dịch vụ sau:

Dải dịch vụ đa dạng cho cả gia đình lựa chọn:

5+star

Thạc-sĩ-bác-sĩ-Nguyễn-Việt-Cường-Nguyên-Phó-Phòng-Đào-Tạo-và-Công-nghệ-bộ-y-tế
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Việt Cường – Nguyên Phó Phòng Đào Tạo và Công Nghệ – Bộ Y Tế
bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*