BỆNH CHÀM Ở TRẺ SƠ SINH, LÀM SAO ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

Bệnh chàm trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu đời và sẽ giảm dần sau một vài năm. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa sớm tình trạng mãn tính của bệnh.

Theo thống kê có tới 15 đến 20% trẻ mắc bệnh chàm trẻ sơ sinh. Biểu hiện đầu tiên của căn bệnh là trẻ sinh ra có làn da khô. Sau 2 đến 3 tháng sẽ dẫn đến tình trạng da trẻ bị “thô ráp” và không lâu sau, vùng da này sẽ trở nên đỏ, viêm và ngứa.

Contents

1. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm trẻ sơ sinh nhưng chủ yếu xuất phát từ 2 yếu tố do cơ địa của trẻ và do dị ứng da.

🎯#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch, MASSAGE BẦUTẮM BÉTHÔNG TẮC TIA SỮACHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và nhắc & đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XIN🙆‍♀️👉Link cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app  ☎️ Hotline 0985768181.

1.1 Do cơ địa của trẻ

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ tiền sử gia đình
Khi gia đình có người bị dị ứng, trẻ có thể thừa hưởng cơ địa dị ứng này. Trường hợp này gọi là chàm thể tạng.

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ cơ địa của chính trẻ
Trẻ sinh ra có sẵn làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá khít. Với cấu trúc da như trên, trẻ dễ dàng bị tổn thương và tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài thâm nhập dẫn đễn quá trình da bị viêm.

Toàn bộ quá trình phá hủy hàng rào chắn này dẫn tới những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng.

2. Dấu hiện nhận biết bệnh chàm trẻ sơ sinh?

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng má, vùng quanh miệng, vùng sau tai và mu bàn tay, cổ, khủy tay…
Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm đụng vào da trẻ sẽ thấy thô ráp, có những vảy nhỏ li ti. Da rất khô khi bị kéo căng. Da xuất hiện những mảng mẩn đỏ.
Trẻ mắc bệnh chàm có thể xuất hiện triệu chứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi, trằn trọc trong giấc ngủ.

3. Điều trị bệnh chàm trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh chàm trẻ sơ sinh, việc đầu tiên là mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để khám và có cách điều trị sớm nhất. Uống thuốc và bôi thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh.
Đưa trẻ đến bác sĩ khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh chàm trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

Ngoài ra, trong quá trình điều trị cho trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

Quan trọng nhất là không để cho vùng da bị chàm chịu tổn thương nặng hơn.
Giữ da trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, tắm cho trẻ mỗi ngày và bôi kem dưỡng ẩm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể vệ sinh những vùng da bị chàm bằng bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc tím 1%.

4. Cách ngăn ngừa bệnh chàm trẻ sơ sinh

Bệnh chàm trẻ sơ sinh liên quan trực tiếp đến làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ. Do đó, để ngăn ngừa bệnh, mẹ nên áp dụng một số điều sau cho trẻ:

Đối với trẻ có mắc bệnh chàm thể tạng do cơ địa, nếu trẻ đang bú mẹ, nên tránh cho trẻ bú bình. Nếu trẻ đang uống sữa ngoài hoặc bú bình thêm ngoài sữa mẹ, mẹ nên chọn cho trẻ loại sữa đặc biệt ít dị ứng.
Đối với những mẹ đang cho trẻ bú có con mắc bệnh chàm thể tạng, mẹ cũng cần kiêng các loại thức ăn gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, cá, tôm cua, sữa bò, lòng trắng trứng…
Với những trẻ có cơ địa chàm thể tạng, thời gian bắt đầu cho trẻ tập ăn các loại thức ăn khác nhau cũng cần thực hiện trễ hơn so với trẻ bình thường.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thành phần gây kích ứng da. Ảnh: Internet

Giặt giũ, phơi phóng đồ đạt, quần áo, đồ chơi cho trẻ thường xuyên. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có thành phần gây kích ứng da.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại động vật đặc biệt là những loại động vật có lông như chó, mèo, thỏ…
Nên tắm cho trẻ thường xuyên bằng các loại xà phòng có chứa kem làm mềm da, không chứa mùi thơm. Sau khi tắm dùng thêm các loại kem làm mềm da dành cho trẻ em. Luôn cắt móng chân móng tay cho trẻ sạch sẽ.
Dọn dẹp, trang trí phòng óc, giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát. Ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm xung quanh trẻ.
Bệnh chàm trẻ sơ sinh là một căn bệnh trẻ dễ mắc phải khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và cần thời gian dài để điều trị. Do đó, mẹ cần có kiến thức về căn bệnh này để kịp thời nhận biết và điều trị cho trẻ trước khi bệnh chuyển biến thành mãn tính.

Xem thêm:

7 vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử trí

Điều trị hăm tã do nhiễm nấm

Cách chữa hăm tã hiệu quả cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian đơn giản

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*