1. Phân của trẻ sơ sinh bình thường sẽ như thế nào?
Trẻ sơ sinh khi mới chào đời trong khoảng 1 – 2 ngày đầu sẽ thải ra một loại phân có màu đen hoặc màu xanh lá cây, đặc biệt kết dính. Đây được gọi là phân su. Phân su bao gồm các chất dịch nhầy, dịch màng ối và những chất em bé hấp thụ trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ. Thải ra phân su chứng tỏ hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt.
Sau khi thải ra hết phân su, trẻ sẽ thải ra phân bình thường. Phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào những gì mà trẻ hấp thụ. Ở giai đoạn này là sữa mẹ và sữa công thức. Đặc điểm phân của trẻ đối với 2 loại sữa này như sau:
1.1. Phân của trẻ bú mẹ
Những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non. Sữa non rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho ruột của trẻ, giúp nhuận tràng, kích thích đẩy phân su ra ngoài và hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ. Sau khi trẻ bú sữa mẹ khoảng 2- 3 ngày sẽ thải ra phân có những đặc điểm như:
Phân màu vàng sáng, vàng tươi
Phân có kết cấu lỏng. Một số trẻ có thể thải ra phân hơi sần hoặc vón cục
Thời gian này, trẻ đi cầu nhiều lần trong ngày, trung bình khoảng 4 – 6 lần/ngày. Trẻ có thể đi cầu ngay sau khi vừa bú mẹ. Khoảng 1 – 2 tuần sau, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã quen với các hoạt động và nguồn sữa mẹ thì trẻ đi cầu cũng ít hơn.
#𝗕𝗟𝗨𝗘𝗖𝗔𝗥𝗘 – Ứng dụng đặt lịch TẮM BÉ, THÔNG TẮC TIA SỮA, KÍCH SỮA, CHĂM SÓC MẸ SAU SINH tại nhà và đặt lịch TIÊM CHỦNG VẮC XINLink cài đặt ứng dụng: https://bluecare.vn/app Hotline 0985768181
1.2. Phân của trẻ bú sữa công thức
Trẻ khi bú sữa công thức sẽ thải ra phân khác với trẻ bú sữa mẹ. Sữa công thức dù tốt đến đâu đi chăng nữa cũng không thể so sánh được với sữa mẹ. Đó cũng chính là lý do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 24 tháng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, nhiều sản phụ không thể cho con bú mà buộc phải cho trẻ uống sữa công thức, khi đó bố mẹ có thể thấy phân của con có những đặc điểm như:
Kết cấu phân lớn do sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ
Phân có màu vàng nâu hoặc nhạt, không sáng như phân của trẻ bú sữa mẹ
Phân có mùi hơi nồng
Trẻ dễ bị táo bón
2. Sự thay đổi phân trẻ nhỏ thế nào là bình thường?
Trong quá trình phát triển, phân của trẻ có thể có những thay đổi khác thường. Cha mẹ cần nhận biết đâu là những biểu hiện bình thường, đâu là những dấu hiệu cảnh báo bệnh.
2.1. Phân thay đổi khi trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức
Khi mẹ không đủ sữa cho con ăn, hết sữa hay vì một lý do khác phải cho trẻ bú thêm sữa công thức thì phân của trẻ ít nhiều cũng có sự thay đổi. Nhiều trẻ không hợp sữa có thể bị táo bón. Thời gian đầu, bạn nên chuyển đổi hoặc dặm thêm sữa công thức một cách từ từ để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian thích nghi với thức ăn mới.
2.2. Phân của trẻ khi ăn dặm
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nghĩa là đã bước sang một giai đoạn mới. Trẻ bắt đầu làm quen với một loại thức ăn hoàn toàn khác so với sữa mẹ. Đặc biệt là khi trẻ ăn thức ăn dạng đặc, phân của trẻ sẽ thay đổi rõ rệt. Phân đặc hơn, có mùi và sẫm màu.
Bên cạnh đó, thức ăn có thể ảnh hưởng đến những gì mà trẻ thải ra ngoài. Ví dụ khi trẻ ăn cà rốt thì phân có thể có màu cam sáng. Hay khi trẻ ăn rau cải hoặc rau mồng tơi thì phân có thể có màu xanh đậm.
Nhiều món ăn có thể đi thẳng qua ruột và thải ra nguyên vẹn trong phân của trẻ. Bạn có thể thấy lợn cợn thức ăn mà trẻ đã ăn trong phân mà trẻ thải ra. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, vẫn còn non nớt nên chưa tiêu hóa được hết các thực phẩm, nhất là thực phẩm giàu chất xơ. Hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn dần.
3. Dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh qua phân của trẻ
3.1. Trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy khi có các hiện tượng sau:
Đi ngoài nhiều lần hơn so với bình thường
Phân dạng lỏng, đi ngoài ra nước
Phân tràn ra khỏi bỉm hoặc tã lót
Có thể có máu trong phân
Trẻ bú sữa mẹ có nhiều chất đề kháng nên ít gặp hiện tượng tiêu chảy. Trẻ bú sữa công thức có khả năng mắc bệnh cao hơn do dễ lây nhiễm mầm bệnh qua đường tiêu hóa. Trẻ bị tiêu chảy có thể do các nguyên nhân như:
Nhiễm trùng
Ăn quá nhiều hoa quả hoặc uống quá nhiều nước trái cây
Nhạy cảm hoặc dị ứng với một loại thức ăn nào đó
Phản ứng với thuốc
Phản ứng với sữa công thức
Đi phân lỏng trong thời gian mọc răng
Ngoài ra, ở trẻ lớn tháng hơn, tiêu chảy cũng có thể là biểu hiện của tình trạng táo bón nặng. Phân tươi rò rỉ qua phần phân cứng bị mắc kẹt.Triệu chứng tiêu chảy có thể thuyên giảm và biến mất trong 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ đi cầu phân lỏng nhiều hơn 6 lần/ngày thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Tránh tình trạng đi cầu ra nước quá nhiều khiến trẻ bị mất nước.
3.2. Táo bón
Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón có biểu hiện khó đi cầu, rặn đỏ mặt, căng thẳng, toát mồ hôi. Trẻ có thể bị táo bón nếu:
Trẻ khó đi cầu
Phân cứng hơn bình thường, có thể lớn quá mức hoặc rất nhỏ
Bụng căng, chướng bụng, đầy bụng
Có máu trong phân
Trẻ có thể bị nứt hậu môn, chảy máu hậu môn khi cố gắng rặn phân ra ngoài
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường ít bị táo bón hơn so với trẻ uống sữa công thức. Điều này là do sữa mẹ được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp cho phân mềm, tốt cho hệ tiêu hóa. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ có thể là do:
Trẻ bị sốt
Trẻ bị mất nước
Thay đổi thức ăn của trẻ
Lượng chất lỏng hàng ngày mà trẻ hấp thụ thay đổi
Do tác dụng của một số loại thuốc
Nhiều trẻ bị đau, nứt hậu môn khiến trẻ sợ đi cầu và nhịn để không bị đau, lâu ngày dẫn đến táo bón. Tình trạng luẩn quẩn này có thể khiến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Khi trẻ bị táo bón, cần cho trẻ uống nhiều nước, tăng cữ bú của trẻ. Nếu trẻ đã ăn dặm thì tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn của trẻ. Kết hợp massage bụng và tập thể dục cho trẻ với tư thế hai chân co duỗi lên xuống giống như đang đạp xe. Điều này sẽ giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Nếu tình trạng táo bón của trẻ ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là thấy trong phân có máu thì nên đưa trẻ đi khám.
3.3. Phân có màu xanh lá
Thông thường, phân có màu vàng sáng hoặc vàng nâu. Nếu phân của trẻ chuyển sang màu xanh lá chứng tỏ trẻ đang hấp thụ quá nhiều đường lactose. Đường lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa. Trẻ bú mẹ có thể gặp hiện tượng này nếu trẻ chỉ bú lượng sữa đầu mà không bú lượng sữa cuối. Mẹ nên cho bé bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại. Ngoài ra, trẻ đi phân có màu xanh lá có thể do một số nguyên nhân khác như:
Ảnh hưởng của một số loại sữa công thức
Phản ứng với một số loại thức ăn
Tác dụng phụ của thuốc, thường gặp nhất là do sắt
Dạ dày của trẻ có vấn đề
Nếu trẻ đi phân xanh không giảm trong khoảng 1 ngày thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân
3.4. Phân có màu nhạt
Phân có màu nhạt là biểu hiện của hiện tượng vàng da. Bệnh vàng da biểu hiện ở da và tròng mắt. Vàng da là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể tự biến mất sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, nếu gần 1 tháng trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì chứng tỏ trẻ đã mắc vàng da bệnh lý, nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Ngoài ra, phân có màu nhợt nhạt cũng có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hoặc gan có vấn đề.
3.5. Phân có lẫn máu
Phân có lẫn máu có thể do các nguyên nhân như:
Trẻ bị táo bón
Ruột bị kích thích
Nhiễm trùng ruột
Dị ứng
Tốt nhất khi thấy trong phân trẻ có máu tươi thì nên đưa trẻ đi khám để phát hiện vấn đề có thể có ở trẻ và xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Contents
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có bọt
Nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ
MEN TIÊU HÓA DÙNG KHI NÀO?
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment