Trẻ nhỏ dưới 01 tuổi cần phải được quan sát, chăm sóc thật chu đáo. Giai đoạn này bé chỉ uống sữa, ăn dặm, biết trườn, biết bò và dần tập đi. Đối với trẻ nhỏ giai đoạn này mọi thứ đều mới mẻ, bé có thể cầm nắm và cho vào miệng bất cứ thứ gì vớ được, nếu cha me lơ là một chút sẽ để lại hậu quả khôn lường. Dưới đây Bluecare xin chia sẻ “Những lưu ý quan trọng mẹ cần biết khi nhà có trẻ nhỏ” các mẹ cùng tham khảo để giúp con khỏe mạnh hay ăn chóng lớn nhé.
Contents
Dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi
Trong thời gian từ lúc sinh ra cho tới khi bé tròn 1 tuổi, về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, các mẹ nên chia ra thành 2 giai đoạn chính đó là giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi và giai đoạn trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi để có cách điều chỉnh lượng dinh dưỡng cho hợp lý nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng và trẻ phát triển khỏe mạnh.
- Dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Giai đoạn này dinh dưỡng cung cấp cho trẻ nhỏ chủ yếu là sữa mẹ, tuyệt đối không cho ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu, các mẹ có thể cho trẻ bú 6-8 lần trong ngày.
- Dinh dưỡng đối với trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi: Đây là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm vì giai đoạn này sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng để cung cấp cho trẻ, các mẹ nên cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, ưu tiên các nhóm thức ăn chứa đường bột như gạo, mì, ngô, khoai; thức ăn giàu đạm như thịt gà, thịt heo, trứng, sữa, cá, tôm, cua; nhóm thức ăn giàu năng lượng như dầu ăn, mỡ, lạc, vừng; nhóm thức ăn giàu muối khoáng và nhóm chất vitamin như hoa quả tươi và rau xanh.
Cách nấu thức ăn dặm cho bé ăn dặm
Khi nấu ăn cho trẻ mẹ có thể nấu bột đặc với các loại thịt gà, lợn, bò, cá, tôm, cua… Sau đó, mẹ cho thêm các loại rau băm nhỏ vào và cho thêm 1 thìa dầu ăn dành cho trẻ để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Với các loại bột ăn dặm hay đồ ăn dặm của trẻ, mẹ không nên nấu quá nhiều và để quá lâu, trẻ ăn bữa nào hãy nấu bữa đó. Vì trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa thực sự hoàn thiện, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm khuẩn, do đó mẹ cần nấu chín kỹ các thức ăn, luôn lưu ý việc thức ăn không được bảo quản kỹ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
- Bệnh cảm cúm: Khi trẻ bị cảm cúm có thể bị sốt kèm theo ho, sổ mũi, nghẹt mũi, quấy khóc,… Các mẹ cần phải: Luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi; hạn chế tiếp xúc với nhiều người nhất là người có biểu hiện cảm cúm; cho bé uống ấm, tránh lấy thức ăn trực tiếp từ tủ lạnh; tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, với bé 6 tháng tuổi tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
- Bệnh sốt phát ban: Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh. Các mẹ cần tiêm phòng cho bé đầy đủ.
- Bệnh viêm đường hô hấp: Đây là một loại bệnh khá phổ biến khi thời tiết chuyển mùa, bệnh lây qua đường miệng, tiếp xúc da, nước bọt; khi nhiễm bệnh bé có thể sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau họng, ho, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ. Các mẹ chú ý thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ; đeo khẩu trang khi ra đường; bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé; tránh cho bé bơi ở những bể bơi công cộng.
- Bệnh sốt xuất huyết: Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa cuối hè, đầu thu, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu… Nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới bệnh viện kịp thời.
Phòng tránh:
Cho bé mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày; không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt; thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé; đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy); dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe…).
Có nên nuôi động vật trong nhà có trẻ nhỏ?
Vật nuôi là những người bạn rất quen thuộc đối với con người. Trong nhiều trường hợp, vật nuôi giúp trẻ em phát triển tâm sinh lý tốt, giúp trẻ em biết yêu thương gia đình, người thân, cộng đồng. Giúp chữa bệnh đối với những trẻ bị khiếm khuyết tâm lý (ví dụ như bệnh tự kỷ). Đó là những lợi ích nói chung khi cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi.
Tuy nhiên, chó mèo cũng chứa rất nhiều những mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ: virus, vi khuẩn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, giun sán, ký sinh trùng, lông chó mèo có thể khiến bé bị bệnh hen suyễn…
Tóm lại:
Nhà có trẻ nhỏ chúng ta phải cực kỳ thận trọng và lưu ý những điều trên sẽ góp phần phòng ngừa những rủi ro xảy đến cho trẻ. Hy vọng những chia sẻ này giúp ích cho các bạn trong việc bảo vệ con trẻ của mình.
Nguồn: Tạp chí mẹo vặt
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Be the first to comment