Bé sơ sinh nguy kịch vì mắc uốn ván do mẹ không tiêm vắc xin uốn ván bầu

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị cho bé sơ sinh người dân tộc thiểu số (trú tại Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An) vào viện với chẩn đoán uốn ván rốn sơ sinh. Theo chia sẻ từ người nhà, bé là con thứ 3 trong gia đình, được sinh tại nhà, sau sinh được cắt rốn bằng kéo, trong thời kỳ mang thai mẹ không tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu. Sau 6 ngày, bé xuất hiện tình trạng bú kém, co giật, gồng cứng toàn thân, được chuyển vào bệnh viện huyện và sau đó được chuyển ngay xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị tiếp.

Tại Khoa Hồi sức sơ sinh, các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc chống giật đối với bệnh nhi. Sau gần 2 tuần điều trị, hiện tại bệnh nhi bớt co giật nhưng vẫn còn các cơn gồng cứng khi kích thích và phải tiếp tục thở máy.

Theo các bác sĩ, uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng do hệ thần kinh trung ương của trẻ bị nhiễm độc bởi ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Vì vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ qua rốn nên còn gọi là uốn ván rốn. Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng tránh uốn ván rốn

  1. Phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ, tiêm vaccine uốn ván cho mẹ bầu đầy đủ, đúng lịch và đi sinh tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chăm sóc tốt nhất.
  2. Trước và sau khi chăm sóc rốn cho trẻ cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm, lau khô người cho trẻ, dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm tẩm cồn 70 độ, hoặc gạc cồn 70 độ, lau kĩ chân rốn từ trong ra ngoài, từ gốc chân rốn đến vị trí cắt rốn, lau bề mặt cắt của rốn và da xung quanh chân rốn khoảng 1cm. Nên sử dụng dịch vụ tắm bé tại nhà do các điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh đã được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm thực hiện, để đảm bảo rốn của bé cũng như vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn của mẹ được chăm sóc đúng cách và an toàn.

Click vào ảnh để xem chi tiết

  1. Mặc quần áo sạch cho trẻ và tã thường phải được gấp dưới rốn. Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt trùng thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.
  2. Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.
  3. Khi trẻ bị đẻ rơi, hoặc sử dụng dụng cụ cắt rốn không sạch, có thể dự phòng uốn ván rốn sơ sinh bằng tiêm huyết thanh chống uốn ván cho trẻ.

Bé sơ sinh nguy kịch vì bà tự cắt rốn tại nhà

Click vào ảnh để xem chi tiết

Khi nghi ngờ trẻ bị uốn ván rốn phải đưa trẻ đi bệnh viện chuyên khoa cho trẻ sơ sinh để được chẩn đoán và điều trị, vì có thể trẻ sẽ ngừng thở khi co giật và đa số trẻ đều phải sử dụng thuốc an thần và giãn cơ để tránh cơn co giật và co cứng.

XEM THÊM:

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn chuẩn y khoa

Bé sơ sinh bị nhiễm trùng rốn do mẹ tắm và vệ sinh cho bé không đúng cách

Các vấn đề về rốn ở trẻ sơ sinh

MẸ BẦU KHÔNG TIÊM VACCINE UỐN VÁN CÓ SAO KHÔNG?

Những Điều Mẹ Cần Ghi Nhớ Khi Chăm Sóc Rốn Cho Bé Sơ Sinh Sau Khi Rụng

Nụ hạt rốn ở trẻ sơ sinh – cách xử lý

bluecare https://bluecare.vn/app

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*